Mục lục bài viết
- 1. Sự tiến bộ đối với Bộ luật hình sự đầu tiên của Việt Nam (năm 1985)
- 2. Khái quát chế định Bộ luật hình sự đầu tiên (năm 1985) so với hai Bộ luật còn lại (năm 1991 và năm 2015)
- 3. Khái quát về các chế định của Phần chung pháp luật hình sự nói chung
- 4. Các chế định lớn trong Phần chung Bộ luật Hình sự đầu tiên của Việt Nam (năm 1985)
- 5. Chế định đạo luật hình sự của Bộ luật hình sự đầu tiên của Việt Nam (năm 1985)
1. Sự tiến bộ đối với Bộ luật hình sự đầu tiên của Việt Nam (năm 1985)
Vào năm 1985 Bộ luật hình sự đầu tiên của nước ta ra đời trên cơ sở của nền kinh tế bao cấp và thực tiễn của tình hình tội phạm thời kỳ đó. Bộ luật hình sự đầu tiên (năm 1985) này với ý nghĩa là nguồn duy nhất trong đó quy định tội phạm và hình phạt. Để đáp ứng và phục vụ công cuộc đổi mới của đất nước, luật hình sự buộc phải có những thay đổi mang tính phát triển. Sự phát triển này được thể hiện trước hết và chủ yếu trong những sửa đổi, bổ sung của Bộ luật hình sự.
Trước khi chúng ta phân tích hệ thống các chế định (quy phạm) thuộc Phần chung Bộ luật Hình sự đầu tiên của Việt Nam (năm 1985), chúng ta cần lưu ý rằng, trong số các chế định nhỏ (đã được điều chỉnh ở các mức độ khác nhau bằng các quy phạm Phần chung pháp luật hình sự Việt Nam trong thời kỳ 40 năm trước khi pháp điển hóa (chính là giai đoạn 1945-1985), thì chỉ có duy nhất một chế định nhỏ về đại xá là chưa được ghi nhận chính thức trong pháp luật hình sự; còn lại các khái niệm (phạm trù) và các quy phạm được coi là thuộc Phần chung pháp luật hình sự của 04 chế định nhỏ khác (như là: án treo, tái phạm, lỗi, các tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ trách nhiệm hình sự) đã được Bộ luật Hình sự của năm 1985 phát triển, hoàn thiện hơn và điều chỉnh về mặt lập pháp cùng một loạt chế định (quy phạm) khác và mới mà pháp luật hình sự thực định Việt Nam thời kỳ 40 năm trước pháp điển hóa lần thứ nhất (giai đoạn 1945-1985) chưa hề chính thức ghi nhận về mặt lập pháp, cụ thể như đối với các chế định sau:
- Đạo luật hình sự;
- Tội phạm;
- Trách nhiệm hình sự đối với hoạt động phạm tội sơ bộ;
- Tự nguyện đình chỉ tội phạm;
- Những trường hợp loại trừ tính tội phạm của hành vi;
- Quyết định hình phạt nhẹ hơn luật định;
- Tổng hợp hình phạt và;
- Các biện pháp tha miễn trách nhiệm hình sự.
2. Khái quát chế định Bộ luật hình sự đầu tiên (năm 1985) so với hai Bộ luật còn lại (năm 1991 và năm 2015)
Dưới khía cạnh lập pháp hình sự thì việc phân tích những vấn đề tương ứng với các điều khoản thuộc 09 chế định lớn trong hệ thống pháp luật hình sự thực định thuộc Phần chung Bộ luật Hình sự đầu tiên của Việt Nam (năm 1985) sẽ cho chúng ta thấy nội hàm của nó bao gồm những thuộc tính chung với các đặc điểm cơ bản tương ứng với 09 chế định lớn phù hợp với 09 nhóm quy phạm.
Và đây cũng sẽ chính là các mục nhỏ tương ứng trong hai Bộ luật Hình sự tiếp theo là Bộ luật Hình sự của năm 1999 và Bộ luật Hình sự năm 2015; ngoại trừ chế định lớn cuối cùng. “Trách nhiệm hình sự của quân nhân phạm tội” chỉ có trong Bộ luật Hình sự Việt Nam của năm 1985 (trong hai Bộ luật Hình sự tiếp theo không có chế định này), nhưng đối với Bộ luật Hình sự năm 2015 thì Mục “Trách nhiệm hình sự của quân nhân phạm tội” sẽ quy định về “Trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại phạm tội”, đây cũng là điểm khác biệt mà hai Bộ luật trước đó chưa đề cập tới.
3. Khái quát về các chế định của Phần chung pháp luật hình sự nói chung
Nhìn chung, khi nghiên cứu hệ thống những vấn đề thuộc Phần chung pháp luật hình sự thực định Việt Nam đã được pháp điển hóa cần được triển khai theo một quy trình chặt chẽ của các bước trong việc áp dụng các quy phạm pháp luật hình sự để giải quyết một vụ án hình sự nhằm đạt được sự thống nhất tương ứng với lần lượt 08 chế định lớn của Phần chung pháp luật hình sự trên cơ sở thứ tự trước đến sau và điều này đều giống nhau đối với trong cả ba Bộ luật Hình sự (các năm 1985, năm 1999 và 2015) đó là:
- Đạo luật hình sự
- Tội phạm
- Những trường hợp loại trừ tính tội phạm của hành vi
- Trách nhiệm hình sự
- Các biện pháp cưỡng chế hình sự
- Quyêt định hình phạt
- Các biện pháp tha miễn
- Chế định trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên phạm tội.
Ngoài ra, tùy thuộc sự phát triển của các quan hệ xã hội trong từng giai đoạn phát triển của đất nước mà hệ thống và cấu trúc các chế định lớn thuộc Phần chung của ba Bộ luật Hình sự có sự khác nhau không đáng kể vì ngoài 08 chế định lớn thuộc Phần chung pháp luật hình sự thực định giống nhau ra, trong hai Bộ luật Hình sự (thứ nhất và thứ ba) mỗi Bộ luật đều có bổ sung thêm một chế định lớn khác nữa, mà cụ thể như:
a. Bộ luật Hình sự đầu tiên là năm 1985, bộ luật này đã được bổ sung thêm một chế định lớn thứ 09 về trách nhiệm hình sự của quân nhân phạm tội (mà kể từ Bộ luật Hình sự của năm 1999 trở đi thì không còn chế định này nữa); và;
b. Bộ luật Hình sự năm 2015 đã thêm một chế định lớn thứ 09 về trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại phạm tội.
4. Các chế định lớn trong Phần chung Bộ luật Hình sự đầu tiên của Việt Nam (năm 1985)
Theo logic của việc nghiên cứu Phần chung pháp luật hình sự thì sau khi xem xét những vấn đề liên quan đến hệ thống và cơ cấu (về mặt hình thức) sẽ phân tích đến hệ thống những vấn đề về Phần chung pháp luật hình sự thực định nước nhà đã được pháp điển hóa lần thứ nhất tương ứng với các quy phạm thuộc 09 chế định lớn trong Bộ luật Hình sự đầu tiên năm 1985 của nước Việt Nam thống nhất. Dó đó, hệ thống những vấn đề thuộc Phần chung Bộ luật Hình sự đầu tiên của Việt Nam (năm 1985) sẽ được xem xét tương ứng với các chế định lớn trong 09 phần mà chúng ta sẽ phải nghiên cứu, đó là:
- Về đạo luật hình sự.
- Về tội phạm.
- Về những trường hợp loại trừ tính tội phạm của hành vi.
- Trách nhiệm hình sự.
- Về các biện pháp cưỡng chế hình sự (với hai nhóm quy phạm tương ứng theo hai chế định nhỏ, đó là: Hình phạt và biện pháp tư pháp (biện pháp tư pháp).
- Về quyết định hình phạt.
- Về các biện pháp tha miễn (ỗ đây gồm rất nhiều nhóm quy phạm của các chế định nhân đạo nhỏ thuộc nó).
- Về trách nhiệm hình sự của ngưòi chưa thành niên phạm tội.
- Và cuối cùng, về trách nhiệm hình sự của quân nhân phạm tội.
Dưới đây chúng ta sẽ nghiên cứu chế định đầu tiên của Bộ luật hình sự đầu tiên của Việt Nam, đó là chế định: “đạo luật hình sự”.
5. Chế định đạo luật hình sự của Bộ luật hình sự đầu tiên của Việt Nam (năm 1985)
Đối với chế định này ta xem xét một số vấn đề sau:
a. Lần đầu tiên trong lịch sử 40 năm pháp luật hình sự Việt Nam (1945-1985) nhà làm luật đã xây dựng một cấu trúc (cơ cấu) riêng biệt các quy phạm trọn vẹn của Phần chung trong một văn bản lập pháp hình sự tổng hợp lớn là Bộ luật Hình sự năm 1985 mà hệ thống các quy phạm Phần chung của nó đã được phân chia thành 08 chương với 71 điều, mà cụ thể là: Chương I “Điều khoản cơ bản” có 04 điều (Điều 1 - Điều 4); Chương II “Phạm vi áp dụng của Bộ luật Hình sự” có 3 điều (Điều 5 - Điều 7); Chương 3 “Tội phạm” có 12 điều (Điều 8 - Điều 19); Chương IV “Hình phạt” có 13 điều (Điều 20 - Điều 32); Chương V “Các biện pháp tư pháp” có 4 điều (Điều 33 - Điều 36); Chương VI ‘Việc Quyết định hình phạt, miễn và giảm hình phạt” có 20 điều (Điều 37 - Điều 56); Chương VII “Những quy định đối vối người chưa thành niên phạm tội” có 11 điều (Điều 57 - Điều 67) và; Chương VIII “Những quy định đối với quân nhân phạm tội” có 4 điều (Điều 68 - Điều 71).
b. Lần đầu tiên trong lịch sử pháp luật hình sự Việt Nam bằng nhiều quy phạm khác nhau thuộc Phần chung, Bộ luật Hình sự đầu tiên của Việt Nam (năm 1985) đã chính thức ghi nhận riêng biệt về mặt lập pháp một loạt vấn đề quan trọng liên quan đến chế định lổn về đạo luật hình sự mà việc phân tích khoa học các quy phạm của chế định lớn này đã cho thấy nội hàm của nó được thể hiện qua những thuộc tính chung vối các đặc điểm cơ bản dưới đây.
- Chế định lớn về đạo luật hình sự này đã được nhà làm luật ghi nhận chính thức bằng các quy phạm riêng biệt trong pháp luật hình sự Việt Nam tại hai chương độc lập đầu tiên (gồm tất cả 7 điều luật) của Bộ luật Hình sự (năm 1985 ), Chương I “Điều khoản cơ bản” với 4 điều (Điều 1 - Điều 4) và Chương II “Phạm vi áp dụng của Bộ luật Hình sự” với 3 điều (Điều 5 - Điều 7) - mà việc phân tích những điều này cho thấy một số nét đặc trưng chính tương ứng dưới đây:
+ Phân tích các quy phạm tại Chương I “Điều khoản cơ bản” đã cho ta thấy rằng nhà làm luật Việt Nam
- Đã chỉ rõ nhiệm vụ của Bộ luật Hình sự là: “bảo vệ chê độ xã hội chủ nghĩa... giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm” (đoạn 1 Điều 1);
- Khẳng định dứt khoát các tư tưởng của nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trong pháp luật hình sự Việt Nam là: “Bộ luật quy định tội phạm và hình phạt đối với người phạm tội” (đoạn 2 Điều 1),
- “Chỉ người nào phạm một tội đã được Luật hình sự quy định mối phải chịu trách nhiệm hình sự” và “Hình phạt phải do Tòa án quyết định” (Điều 2);
- Xác định rõ đường lối xử lý về hình sự đôi vối từng loại người phạm tội khác nhau mà thông qua đó đã thể hiện các tư tưởng của một số nguyên tắc quan trọng của luật hình sự Việt Nam (như: nhân đạo, cá thể hóa và phân hóa trách nhiệm hình sự và hình phạt tại một loạt các quy phạm của Điều 3 “Nguyên tắc xử lý” (gồm 5 khoản);
- Chỉ ra trách nhiệm phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm không chỉ của các cơ quan bảo vệ pháp luật và Tòa án mà cả các cơ quan nhà nước khác, cũng như các tổ chức xã hội và mọi công dân (Điều 4).
c. Phân tích các quy phạm tại Chương II “Phạm vi áp dụng của Bộ luật Hình sự” của Bộ luật hình sự này đã cho ta thấy, lần đầu tiên trong lịch sử pháp luật hình sự Việt Nam bằng các quy phạm thuộc Phần chung, nhà làm luật đã chính thức ghi nhận về mặt lập pháp vấn đề hiệu lực của đạo luật hình sự với ba điều luật để xác định rõ hiệu lực của Bộ luật Hình sự đối với những hành vi phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 5); ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 6); hiệu lực của Bộ luật Hình sự về thời gian (Điều 7).
Trân trọng!