Mục lục bài viết
1.Khái quát về khẩu khí trong quan hệ xã hội
Khẩu khí trong quan hệ xã hội của các chủ thể rất đa dạng, phong phú và nhân cách của mỗi người đều có khẩu khí nhất định. Khẩu khí của con người phản ánh khách quan sự tự rèn luyện, tu thân của người đó. Khổng Tử đã chỉ ra: “Tự thiên tử dĩ chí ư thứ nhân, nhất thị giai dĩ tu thàn vi bản” (Từ vua cho đến dân, ai cũng phải lấy sự sửa minh, làm gốc). Muốn sửa mình phải giữ cái tâm cho chính mình, cái ý của mình cho thành, qua đó mới có thể hiểu biết được nhiều điều trong cuộc sống xã hội. Giữ cái tâm là giữ sự cân bằng vê' tính và khí, không để cho sự tức giận, sợ hãi, vui say dẫn đến cái tâm bị lệch chuẩn. Ý chí và lý chí của mình phải vững vàng và không sa ngã, đổi thay trong hoàn cảnh có lợi cho mình mà bất lợi cho người khác. Người có tâm là người biết giữ, quyết tâm giữ mình và không để cho người khác phiền lòng. Tâm có chính thì ý mới thành. Khổng Tử đã dạy, trong tu thân phải lấy thành ý làm trọng yếu. Tăng Tử hiểu được ý của Khổng Tử nên đã nói: “Phú nhuận ốc, đức nhuận thân, tâm quảng thể bàn, cố quân tử tất thành kỳ ý” (Giàu thì thể hiện ra ở nhà, có đức tốt thì hiển hiện ra ở người, trong bụng quang đãng thì thân thể có vẻ ung dung thư thái). Bởi thế cho nên người quân tử phải giữ lấy cái ý của mình cho thành thực. Thật đúng lắm thay. Việc tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ đều bởi đó mà ra cả!
Cái tâm tính của con người thể hiện ra bên ngoài ở khẩu khí. Trong cuốn sách Nho Giáo của Trẫn Trọng Kim có viết: “Người ở đời không nên dùng lời nói khéo mà làm hại đạo đức, không nên nóng nảy làm bậy, không nên bo bo tính lấy lợi riêng của mình”. Khổng Tử nói: “Xảo ngôn loạn đức, tiểu bất nhẫn, tắc loạn đại mưu” (Nói khéo làm loạn cái đức, điều nhỏ mọn mà không nhịn thì hỏng việc lớn. Con người nếu nương tựa vào điều lợi mà làm là hay sinh ra điểu oán).
Trong quan hệ xã hội, người thành thực là người luôn luôn coi trọng sự thành thực của mình để đối xử với người khác, nhưng phải biết phân biệt điều mà người khác đang lừa dối mình, để tránh được gian kế, đó là người “biết ta và biết mình”. Khổng Tử đã nói: “Phú dữ quý thị nhân chỉ sở dục giã, bất dĩ kỳ đạo đắc chi, bất xử giã; bần dữ tiện thị nhân chi sở ố giã, bất kỳ đạo đắc, bất khữ giã” (Phú quý thì ai cũng muốn, nhưng không lấy đạo mà được, thì không nhận; bần tiện thì ai cũng ghét, nhưng không lấy làm đạo mà làm cho khỏi, thì không bỏ). Vì vậy, người có tâm thì không bao giờ thấy điều lợi trước mắt mà phản bội bạn bè, bất nhân, bất nghĩa, vô thủy, vô trung. Nếu làm việc phi nghĩa, bất nhân, bất nghĩa với người thân, bạn bè thì thà rằng nghèo một chút là hơn: “Phạn sơ tự, ẩm thủy, khúc quăng nhi trẩm chỉ, lạc tại kỳ trung hỹ. Bất nghĩa nhi phú thả quý, ư ngã như phù vân” (Án gạo xấu, uống nước lã, gấp cánh tay mà gối đầu, tuy thế cũng có cái vui ở trong đó. Làm điều bất nghĩa mà giàu sang, thì ta coi như đám mây nổi.
Khẩu khí phản ánh tâm địa của con người, cho dù người thể hiện khẩu khí có khéo léo, cố ý che đậy đến mức nào chăng nữa thì tâm địa vẫn lộ ra. Trong xã hội, có những người khi nói chuyện hay đối thoại thì sắc mặt cho đến ngôn ngữ rất cẩn trọng, nhưng có người nói ra là có dụng ý xấu hay là châm chọc người đối thoại hay người thứ ba; có người thì thể hiện ngôn ngữ “thẳng như ruột ngựa”, thấy sao, nghĩ sao thì nói thẳng ra (dốc óc)... Vì vậy, có câu ngạn ngữ: “Sông sâu còn có thể dò/ Lòng người nham hiểm ai đo cho tường”. Tuy nhiên, người hành nghề luật sư hay thẩm phán xét xử cũng cần biết được những biểu hiện cơ bản của con người, để có thể chủ động trong quan hệ, giao tiếp, đối thoại. Cẩn quan sát bê' ngoài vê' thần sắc của người đối thoại để đoán biết được nhiều điều.
2.Hành vi ứng xử
Người nói năng có thứ tự, có ý tứ ôn hòa; có kẻ nói năng thì không đầu không đuôi, mà khi nói ra là khoe mẽ, kẻ đó không thể tin cậy. Khẩu khí phản ánh khách quan tư tưởng, nhân cách, hiểu biết, trải nghiệm văn hóa của người thể hiện. Vì vậy, trong hành nghề luật cũng cần phải biết căn bản những hành vi sau để có thể phần nào hiểu hơn về từng người:
- Người đối diện với ta mà khi đối thoại có cử chỉ xoa xoa tay vào nhau hoặc khóa tay thường là người có thê’ chưa thật thành tâm và còn thận trọng trước người đổi thoại;
- Người đối thoại mà cứ ngước mắt lên hoặc là tự cao hoặc là tư lự hoặc là tự kỷ hoặc là có một mưu mô gì đó còn chưa bộc lộ;
- Người đối thoại mà đôi mắt đảo với tần suất lớn thì thường là người có tâm tính khó lường;
- Người đối thoại mà cứ lim dim đôi mắt hoặc lơ đãng hoặc nhắm mắt nhiều lần ra vẻ từ tốn thường là người đang cố gắng che giấu một điều gì đó không thực;
- Người đối thoại mà cứ nhìn xiên, nhìn xéo không dám nhìn thẳng vào người đối diện thường là kẻ gian trá, đa đoán, tâm tính thường bất an, dễ thay đổi và thiếu thủy chung;
- Người đối thoại mà cúi đầu, tia mắt phát ra ánh lạnh thường là kẻ đẩy tham lam, hay khoa trương cái tôi, yêu cẩu người khác quá cao và bản thân chưa bao giờ vì người khác.
Qua các hình thức biểu hiện trên, tuy rằng hình thức không hoàn toàn phản ánh bản chất của mỗi con người, nhưng trong nhiều việc cụ thể chúng ta cũng cần tham khảo để có thêm những trải nghiệm, qua đó có thể “ngộ” ra nhiều điểu.
Luật sư và người hành nghề luật cũng cần quan sát hình thức bên ngoài của người đối thoại, người tranh luận với mình để thể hiện khẩu khí có hiệu quả theo mục đích. Ý kiến này tuyệt đối không phải là đoán tướng số, mà là dựa vào kinh nghiệm sống ngàn đời của nhân dân đúc kết lại mà thôi.
Khi bàn vê khẩu khí, cần quan tâm đến âm thanh của khẩu khí đó. Khí trong cơ thể con người thể hiện ra bên ngoài dưới hình thức khách quan, thể hiện ở nhiều mức độ khác nhau, nhưng âm thanh của khẩu khí phản ánh bản chất của tâm tính con người. Âm thanh của một cá nhân thoát ra bên ngoài dù to hay nhỏ, rõ ràng hay không rõ ràng, trong trẻo hay khan đục, cao vót hay nặng nề chìm xuống, có sinh lực hay thiếu sinh lực thì người nghe vẫn có thể nhận biết sắc thái của âm thanh. Người có khẩu khí mạnh hay nhẹ, dữ dội hay dung hòa, trung tính hay thách thức không phụ thuộc vào lồng ngực to hay nhỏ, thân thể béo hay gầy, cao hay thấp, mà do cấu tạo tự nhiên tạo nên thanh âm và khí âm của người đó. Tuy nhiên, có thể trong quá trình sống người đó mắc bệnh cấp tính vê' hô hấp hoặc do môi trường sống, môi trường lao động, ăn uống... mà tạo thành âm sắc đó. Về khí âm, căn cứ vào thanh sắc thể hiện ra khẩu khí có thể xác định gồm khí tự nhiên, khí hàm dưỡng và khí sở tập.
3. Liên hệ văn học
Trong cuốn “Nhân tướng học” của tác giả Hy Trương, khi đề cập đến khí đã phân biệt như sau:
(i) Khí tự nhiên (chân nguyên): Được hiểu như một lực (năng lượng) vô hình, là một thứ “nhựa sống” tiềm ẩn trong con người mang tính thiên bẩm. Khí tự nhiên có tính chất thiên tùy tù lúc bẩm sinh, thanh trọc hay cường nhược mà nó có thể mạnh hay yếu theo nội tạng của mỗi con người.
Khí hàm dưỡng (khí do tu dưỡng): Khí đã được gọt dũa theo chiều hướng tích cực, có cải thiện. Khí hàm dưỡng được gọi là khí “tiên thiên” không bất di bầt dịch, có thể biến đổi phần nào. Nếu con người có ý chí mạnh mẽ, tự ý thức được những hạn chế của thanh ầm khi nói, thì quyết tâm tu dưỡng làm hạn chế sự thô trọc của nó. Khí cải tiến rõ rệt do con người rèn luyện. Các ca sỹ thường luyện thanh theo phương thức này. Trong trường hợp hơi không được mạnh, có thể luyện tập hàng ngày cho mạnh. Tiếng nói nhanh và hay vấp có thể tập luyện để nói thong thả. Luyện tập thể dục, dưỡng sinh để thần thái an hòa, tự tin, nội tâm không bị dao động mạnh. Kết quả do rèn luyện thì được ầm thanh bình ổn, từ tốn hơn.
(ii)Khí sở tập: Là khí được bảo trì mà lại buông thả khiến phần hùng biện, cao khiết bị triệt tiêu, phần thô trọc được dịp tăng trưởng. Trên thực tế, có người ban đầu giọng nói trong trẻo, nhưng không biết giữ gìn (vì nghiện các chầt kích thích như: thuốc lá, rượu, bia, ma túy...) dẫn đến hỏng khí sở tập.
Với cách phân loại trên, luật sư hay người hành nghề trong lĩnh vực pháp luật cần biết để tự rèn luyện mình, giữ được âm thanh của khẩu khí, là phương tiện giao tiếp và chiếm được cảm tình của người khác. Đặc biệt, những nhà giáo càng cần thiết hiểu biết vê' các loại khí này để có chủ đích rèn luyện thanh khí cho đẹp hơn.
Khi thể hiện khẩu khí, việc kết hợp giữa khí và sắc thật sự cần thiết. Như trên đã để cập, khí là nhựa sống và kết hợp với sắc sẽ tạo nên thần thái của người hùng biện. Vì vậy, người hùng biện luôn luôn phải tĩnh tâm, chủ động và làm chủ hơi thở của mình khi phát ngôn. Nếu không chú ý để những tạp âm trong ngôn ngữ thể hiện thì sẽ làm hạn chế hiệu quả của bài nói chuyện, bài giảng, bài phát biểu, đối thoại trước người khác và trước cộng đồng.
4.Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng mềm trong nghề luật
Giao tiếp là quá trình tiếp xúc giữa con người với con người, thông qua đó con người trao đổi với nhau về thông tin, cảm xúc và ảnh hưởng qua lại lẫn nhau bằng cách tạo ấn tượng ban đầu, lắng nghe đối tượng tạo giao tiếp, tự chủ cảm xúc và sử dụng các phương tiện giao tiếp của chủ thể với chủ thể giao tiếp khác nhằm thực hiện những mục đích nhất định. Giao tiếp trong nghề luật là cách thức giao tiếp, ứng xử của người hành nghề dưới sự điều chỉnh, tác động của “quy phạm xã hội”, vốn dĩ là những quy tắc xử sự chung, nhằm điều chỉnh mối quan hệ giữa con người với nhau trong phạm vi cộng đồng nghề luật và trong xã hội. Những ứng xử và xử sự đó không chỉ làm nên giá trị cá nhân của người hành nghề luật trong lăng kính đánh giá của xã hội theo quy phạm xã hội mà còn chứng tỏ giá trị nhân cách, bản lĩnh, đạo đức nghề nghiệp của người hành nghề luật dựa trên chuẩn mực đạo đức và ứng xử nghề nghiệp, phù hợp với từng vị trí công việc và chức danh tư pháp/bổ trợ tư pháp. Đó là kết quả của sự nhận thức, tư duy, lãnh đạo bản thân khi đưa ra những sự lựa chọn phù hợp trong cách hành xử và thực hiện hành vi hành nghề đối với từng bối cảnh, sự kiện hay tình huống cụ thể.
Ví dụ minh họa: Một Thẩm phán bị một đối tượng xã hội “tấn công” bằng hình thức lăng mạ, xúc phạm danh dục cá nhân một cách vô căn cứ. Trong tình huống đó, người Thẩm phán này sẽ đứng trước ít nhất hai sự lựa chọn trong cách phản ứng và hành xác:
(1) Tấn công lại theo đúng mức độ, cách thức bị xúc phạm;
(2) Bình tĩnh giải quyết tình huống một cách khôn khéo; chấm dứt được sự xúc phạm, tấn công và giữ được hình trong sự kính trọng của dư luận xã hội.
Việc lựa chọn cách thức phản ứng nào phụ thuộc nhiều vào kỹ năng giao tiếp, giải quyết vấn đề của Thẩm phán
5.Kỹ năng thuyết trình, lập luận, tranh luận
Thuyết trình, lập luận, tranh luận là những hoạt động gắn liền với người hành nghề luật, đặc biệt là với những người hành nghề trong môi trường tranh tụng. Trong sự đánh giá của xã hội, hình ảnh của người hành nghề luật cũng thường gắn với hình ảnh người có khả năng thuyết trình, lập luận, tranh luận tốt.
Thuyết trình là trình bày bằng lời trước nhiều người về một vấn đề nào đó nhằm cung cấp thông tin hoặc thuyết phục, gây ảnh hưởng đến người khác. Kỹ năng thuyết trình là tập hợp nhiều yếu tố, kỹ năng khác nhau như sự tự tin, khả năng sử dụng ngôn từ, ngôn ngữ thân thể, khả năng lập luận chặt chẽ, sáng tạo… Đối với những người hành nghề luật, thuyết trình vừa là một kỹ năng thiết yếu, vừa là một trong các tiêu chí để đánh giá về năng lực, trình độ chuyên môn. Nghề nghiệp thuần thục kỹ năng thuyết trình, bởi lẽ thuyết trình trở thành hoạt động thường xuyên, là một phần của công việc.(đọc thêm: hợp đồng đặt cọc mua nhà)
Lập luận là việc đưa ra lý lẽ, bằng chứng nhằm dẫn dắt người đọc (nghe) đến một kết luận nào đó mà người nói, người viết muốn đạt tới. Do đó, lập luận là hoạt động sử dụng ngôn từ, trong đó chủ thể lập luận bằng công cụ ngôn ngữ nói (viết) đưa ra những lý lẽ của mình về một vấn đề nhất định dựa vào các sự thật và lý lẽ xác đáng.
Tranh luận là bàn bạc tìm ra vấn đề đúng đắn. Tranh luận có thể xem là giảnh lấy phần đúng đắn về phía mình bằng các lý lẽ thuyết phục. Tranh luận là “bàn cãi” có phân tích lý lẽ để tìm ra lẽ phải, chân lý về một vấn đề chưa thống nhất, là một chuỗi những câu nói liên hệ chặt chẽ với nhau, nhằm mục đích chứng minh kết luận cuối cùng là đúng. Kỹ năng tranh luận với tư cách là một hình thức giao tiếp ngôn ngữ đặc thù trong đời sống và hoạt xã hội – hình thức giao tiếp mang tính đối kháng cao.
Kỹ năng thuyết trình, tranh luận, lập luận có thể được trau dồi, rèn luyện thông qua nhiều hoạt động, từ quá trình đào tạo nghề đến thực tiễn hành nghề sau này. Trong quá trình học nghề, thông qua các hoạt động đặc trưng của chương trình đào tạo các chức danh tư pháp như thuyết trình kết quả làm việc nhóm, diễn án… học viên sẽ có những cơ hội tốt để rèn luyện các kỹ năng này.
Luật Minh Khuê (sưu tầm và biên tập)