Mục lục bài viết
1.Khẩu khí vô nguyên nhân
Trong cuộc sống, giữa những người có quen biết nhau thường chào hỏi và hỏi thăm nhau để bày tỏ tình cảm thân thiện. Khẩu khí dạng này thường thể hiện khí sắc trung hòa của người đối thoại và các bên không cân quan sát nhau kỹ và cũng không để lại những ám ảnh khác thường thông qua đối thoại và cử chỉ thân thiện.
Khẩu khí có tần số âm trung bình, đôi khi dưới mức trung bình và khí sắc của hai chủ thể đối thoại cũng dừng ở mức bình thường. Có thể các bên chủ thể đối thoại đều có tình cảm chân thành với nhau, có thể chỉ là câu hỏi thăm nhau theo tính xã giao mà không có mục đích gì. Những ấn tượng về nhau có thể tồn tại trong tâm khảm mỗi người, nhưng cũng có thể thoảng qua. Nhưng vê' mặt biểu lộ cảm xúc của chủ thể, người thứ ba cũng thấy vui lây. Dạng khẩu khí này là dạng vô nguyên nhân, nhưng rất cẩn trong cuộc sống. Nó được sử dụng rất tự nhiên và thể hiện văn hóa xử sự giữa người với người trong cuộc sống.
2. Khẩu khí hữu duyên
Trong giao tiếp hay đối thoại, khẩu khí của một người dù muốn hay không muốn vẫn bộc lộ bản chất ra bên ngoài để người khác nhận biết. Có những người khi cất tiếng nói đã làm cho người khác khó chịu mà đê' phòng hoặc không muốn đối thoại nữa. Nhưng có những người chưa nói thì người khác đã mong được nghe, và khi nói rồi thì muốn nghe nữa và mong muốn kết bạn. Đó là những người nói có “hổn”, cái “hồn” thể hiện cái “tầm” lành thì ai cũng thích nghe và thích học.
3.Khẩu khí ghi nhận
Khẩu khí ghi nhận là sự biểu lộ ý thức tự chủ, ghi nhận một sự kiện khách quan phát sinh trong quan hệ xã hội. Khẩu khí ghi nhận được hiểu theo nghĩa tích cực, hàm chứa tính nhân văn và khách quan, răn dạy người khác hoặc tự rèn luyện, theo logic thì dạy người cũng là để răn mình, tránh những sai lầm đáng tiếc mà có hại cho mình hoặc cho người.
Khẩu khí ghi nhận thể hiện tính chí khí của người hiểu thời cuộc, thể hiện rõ quan niệm về đạo đức của con người.
Vê' khẩu khí ghi nhận, nhà thơ, nhà văn hóa Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 - 1585) đã thể hiện thật tinh tế quan niệm vê' đạo đức vào thời của ông qua bài bia khuyên làm thiện.
"Thờ cha hết đạo làm con
Thờ vua phải giữ cho tròn đạo tôi.
Anh phải thuận, em thời phải kính, Chổng bàn ra, vợ thính tòng ngay.
Bạn bè giao kết xưa nay, Lòng tin chớ có đổi thay tấm lòng.
Chớ thấy thiện nhỏ mà khinh bỏ, Cũng đừng coi ác nhỏ, mà làm."
Thực quả là không sai. Con sinh ra làm người, Sao chẳng lo nghiệp nhà. Ham mê cuộc chọi gà, Thích rong chơi đây đó. Ngày mê chơi cầu đá, Tối tìm thú trâng hoa. Thầy bạn không chịu gần, Sách vở coi như thù.
"Sinh phải con như vậy, Mong cậy gì tuổi già!
Áu là mượn chén rượu, Khuây khỏa nỗi sầu xa."
Như vậy, khẩu khí ghi nhận thể hiện tính ôn hòa, hiểu thời cuộc và làm chủ những sự kiện khách quan phát sinh trong cuộc sống, biết mặt mạnh, mặt yếu của mình để thể hiện ngôn ngữ thông qua hùng biện. Tuy nhiên, khẩu khí ghi nhận được thể hiện tự tin, chủ thể làm chủ ngôn ngữ khi hiện tư tưởng, quan niệm của mình mà không xu thời, không phải là trường hợp “gió chiều nào che chiểu ấy”, càng không phải là người “tát nước theo mưa”. Trong cuộc sống, mỗi cá nhân nói chung và luật sư nói riêng, cần thiết phải hiểu rõ những sự kiện phát sinh trong đời sống xã hội, trong quan hệ pháp luật nhất định để thể hiện khẩu khí ghi nhận cho phù hợp.
Trong giai đoạn đẩu của xã hội phong kiến ở Trung Quốc, một vương triều mới được thành lập, đất nước chưa ổn định. Vì vậy phải dựa vào sự ủng hộ của một số chư hầu cùng họ được nhà vua phong vương, tránh tình trạng quyển lực tối cao rơi vào tay dòng họ khác. Khi đã có chính quyền trong tay, nhà vua ngay lập tức tiến hành những biện pháp cứng rắn nhằm làm suy yếu lực lượng của các chư hầu và củng cố quyền lực của mình. Nhất là vào triều đại nhà Hán, những điểu này gần như là một quy luật. Vì vậy, những vấn đề có tương quan đến sự tồn vong của triều đình nhà Ngụy, Tào Thực đã chỉ ra:
"Ôi! Người có thể làm tất cả mọi người trong nước cần nghiêng tai chú ý lắng nghe, chính là người đang nắm quyền. Một vị đại thần lên nắm quyền tất sẽ có ầm mưu thay thế chúa mình và dùng quyển lực để trấn áp cấp dưới. Một hòa tộc lớn khi chấp chính, tất nhiên bà con đồng tông đều không ai có quyền. Do vậy, muốn củng cố quyển lực thì người khác họ cũng phải trọng dụng. Khi củng cố thế lực, tuy bà con củng xem khinh. Trong lịch sử, người cướp lấy chính quyển của nước Tề chính là vị đại thần họ Điền, chứ không phải là người đồng tông họ Lữ. Việc chia ra làm ba nước Tấn, Triệu, Ngụy cũng không phải là người đồng tông họ Cơ. Vậy, xin bệ hạ thực tâm suy xét! Khi có lợi thì củng cố địa vị quyển lực của mình, gặp lúc nguy hiểm thì trốn tránh tai họa, đó là cách làm của các đại thần khác họ. Trái lại, sẵn sàng gắn bó vôi sự an nguy của quốc gia, mong đất nước và gia tộc đều được hiển vinh, mong gia đình và đất nước đêu sống trong hạnh phúc, khi lâm nguy thì sẵn sàng chia sẻ tai họa. Đó chỉ có các vị đại thần đồng tông làm được như vậy mà thôi.Những lời nói trên, nếu liên hệ với tình hình phát triển của chính quyền Tào Ngụy sau này, sẽ là những lời tiên đoán thật tài tình."
4.Khẩu khí tự vệ
Theo Hán - Việt Từ điển, tự vệ được hiểu là “tự bảo vệ cho mình” theo nghĩa thông thường và “tự vệ quyền”, được dùng sức để bảo vệ lấy mình khi bị kẻ khác xâm hại.
Khẩu khí được thể hiện có hiệu quả, chủ thể phải nắm vững, hiểu và làm chủ được các sự kiện, các yếu tố liên quan đến nội dung của vấn để, để chủ động sắp xếp ý tứ, thứ tự và những điểm nào cần phải nhấn mạnh không chỉ một lẳn để tạo ra sức mạnh của khẩu khí tác động đến tâm lý của đối phương, nhằm tự bảo vệ mình một cách tốt nhất.
Hiệu quả của khẩu khí tự vệ là sự chủ động nhằm ngăn chặn các hành vi, yếu tố bất lợi cho mình, có thể còn tạo ra một hướng giải quyết vấn đê' một cách đơn giản có hiệu quả cao nhất.
Hạt nhân của khẩu khí tự vệ chính là sự tự ý thức của chủ thể. Việc nhận thức sự kiện và đánh giá sự kiện phục vụ cho khẩu khí tự vệ thể hiện sự chủ động, sáng tạo từ những sự kiện khách quan qua đó chủ thể bộc lộ rõ sự hiểu biết, làm chủ ngôn ngữ để bảo vệ phẩm giá, mục đích của mình. Sự chủ động trong ngôn ngữ thể hiện làm toát ra khẩu khí có sức nặng của nội dung ngôn ngữ thể hiện, có trí tuệ vê' vấn đê' tranh luận. Hiểu rõ vị trí, vai trò của bản thân thông qua cuộc đối thoại, tranh luận cụ thể.
Khẩu khí tự vệ thể hiện những đặc tính cơ bản về ngôn ngữ chủ động, khẳng định, có viện dẫn căn cứ, có lập luận chứng minh, có viện dẫn đến chủ thể và sự kiện khác có liên quan đến lập luận. Đối phương có thể bối rối, có thể chần chừ, giảm ý chí ban đầu và có thể thỏa hiệp hoặc xem xét lại lập luận của mình hoặc tự chấm dứt hành vi gây phiền hà cho chủ thể có khẩu khí tự vệ.
Muốn thể hiện tốt khẩu khí tự vệ trong lĩnh vực pháp luật, chủ thể phải có được những chứng cứ có giá trị chứng minh nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Trong quá trình tố tụng, chủ thể còn có quyền yêu cầu Tòa án xác minh, thu thập chứng cứ của vụ án.
Tài hùng biện và khả năng diễn thuyết tuyệt vời của cố Chủ tịch Cuba Fidel Castro được biết đến lần đầu tiên vào năm 1953. Fidel Castro bị đưa ra tòa vì đã tổ chức tấn công trại lính Moncada, ông đã tự bào chữa cho mình và các đồng chí của mình. Lời phát biểu của ông kéo dài suốt hơn 4 giờ. Ông tuyên bố hành động của mình nhằm chống lại sự vi hiến của chính quyền độc tài Batista.
Những lời bào chữa của Castro và đồng đội thành công tới mức chỉ có 31 người bị kết tội, hầu hết chỉ nhận các án phạt nhẹ. 19 lính du kích được miễn tội cùng với 65 dân thường. 4 người dẫn đầu cuộc tấn công, bao gồm cả em trai Raul của Fidel Castro, bị kết án 13 năm tù.
5.Khẩu khí tuyên thệ
Theo Hán - Việt Từ điển, tuyên thệ là “thề hứa giữ đúng giới ước, trung thành với nhiệm vụ”. Theo Từ điển tiếng Việt, tuyên thệ là “trịnh trọng đọc lời thề [trong buổi lễ]: lễ tuyên thệ nhậm chức tổng thống, tuyên thệ trước quân kỳ”.
Khẩu khí tuyên thệ thường được dùng các từ ngữ có chọn lọc, long trọng, gây sự chú ý cho người nghe hiểu về một sự kiện, một vấn đề lớn hoặc quan trọng đối với bổn phận của chủ thể quyết tâm thực hiện có kết quả.
Lời hứa được thể hiện theo nghi thức long trọng, trang nghiêm và thể hiện rõ bổn phận, trách nhiệm, tình cảm, lương tầm của người tuyên thệ. Lời tuyên thệ còn thể hiện rõ ý chí của chủ thể. Lời tuyên thệ khác về tính chất so với phát biểu cảm tưởng. Phát biểu cảm tưởng của chủ thể bộc lộ rõ những yếu tố tình cảm, mang dấu ấn cá nhân, chủ quan, muốn thể hiện một vấn đê' cụ thể trong một không gian và môi trường nhất định. Còn khẩu khí tuyên thệ thể hiện trách nhiệm, địa vị và bổn phận của người tuyên thệ trong thời điểm trọng đại nào đó. Vì vậy, ngôn ngữ của khẩu khí tuyên thệ thường được lựa chọn kỹ lưỡng, đúng và phù hợp với mục đích tuyên thệ. Khẩu khí tuyên thệ như một nguyện vọng, một ước nguyện mà chủ thể có bổn phận thực hiện. Khẩu khí tuyên thệ được thể hiện ở những mức độ khác nhau, tùy thuộc vào vai trò, vị trí và chức phận của chủ thể.Những cung bậc và cảm xúc tình cảm, yếu tố tâm lý của chủ thể tác động đến khẩu khí tuyên thệ cũng rẫt khác nhau. Khẩu khí tuyên thệ được thể hiện ở cung bậc âm thanh cao, trầm, trong trẻo... phản ánh rất rõ tâm trạng của chủ thể tuyên thệ và được thể hiện ở những khía cạnh cơ bản như:
- Khẩu khí tuyên thệ hùng hồn;
- Khẩu khí tuyên thệ như một lời hứa hẹn;
Khẩu khí tuyên thệ như một động lực thúc đẩy sự thành công tất yếu để thực hiện một việc đầy khó khăn;- Khẩu khí tuyên thệ như một khát vọng, một ước nguyện cho sự thành công;
- Khẩu khí tuyên thệ còn đóng vai trò là lời động viên, khích lệ cho bản thân chủ thể và cho người nghe;
- Khẩu khí tuyên thệ còn thể hiện rõ trình tự hành động, mục đích đạt được trong một phạm vi không gian, thời gian nhất định;
- Khẩu khí tuyên thệ không những phản ánh khát vọng của chủ thể tuyên thệ, mà còn thể hiện rõ khát vọng của một tập thể, một cộng đồng, một thế hệ, một tổ chức, một dân tộc.
Với những yếu tố cấu thành khẩu khí tuyên thệ, có thể khái niệm về khẩu khí tuyên thệ như sau:
Khẩu khí tuyên thệ được hiểu là ngôn ngữ nói hoặc viết của chủ thể có vai trò, có trách nhiệm đối với một nhiệm vụ hay một một chuỗi các nhiệm vụ thuộc nhiêu lĩnh vực khác nhau trong khoảng không gian và thời gian nhất định, thể hiện rõ bản lĩnh, mong muốn, khát vọng của chủ thể tuyên thệ, của cộng đồng, của toàn xã hội và sự quyết tâm thực hiện được trọn vẹn lời tuyên thệ đó.
Nhằm làm rõ khẩu khí tuyên thệ, bạn đọc có thể tham khảo lời tuyên thệ và bài phát biểu nhậm chức của một số nguyên thủ quốc gia, trong đó khẳng định cương vị và trách nhiệm đối vớiSự phát triển của đất nước, dân tộc trong bối cảnh đất nước và thế giới có mối liên hệ và ảnh hưởng lẫn nhau, cùng vận động sáng tạo để phát triển.
6.Khẩu khí chuyên ngành
Khẩu khí còn thể hiện về tính chất chuyên môn của chủ thể biểu hiện. Trong các cuộc tranh luận theo chủ đề, các chủ thể tham gia tranh luận, đối thoại thể hiện khẩu khí theo tính chuyên môn.
Trong khoa học giáo dục, dạy và học theo phương pháp tương tác, thì các thầy, các cô, các nhà quản lý giáo dục, đào tạo khi thảo luận thường sử dụng các ngôn từ thể hiện đặc điểm, tính chất của phương pháp tương tác trong dạy học, như: “trào lưu sư phạm tự do”; “trào lưu sư phạm đóng”; “trào lưu sư phạm bách khoa”; “trào lưu sư phạm mở”... Khi tranh luận thì các nhà giáo đã viện dẫn, thể hiện nội dung của từng hình thức tương tác. Khẩu khí của các thầy, cô dù trong hoàn cảnh nào cũng rất mô phạm. Người ngoài ngành nghe các cuộc tranh luận về tương tác thì biết được đó là khẩu khí của các nhà sư phạm. Sư phạm tương tác được hiểu là phương thức hoạt động dạy học, quan tâm và chú trọng đến quan hệ giữa ba nhân tố trong giảng dạy là: Nhân tố người học, nhân tố người dạy và nhân tố môi trường trong hoạt động sư phạm. Theo đó, người dạy với phương pháp sư phạm này, được hiểu là đóng vai trò của người hướng dẫn. Nhà khoa học giáo dục C. Margolinas đã nhận định: “Dạy là làm sống lại kiến thức, làm cho kiến thức được tạo bởi chính học sinh như là câu trả lời cho tình huống, giúp đỡ học sinh đạt đến một sự hiểu biết cá nhàn và chính xác hóa hiểu biết cá nhấn thành kiến thức khoa học”. Với phương pháp dạy học tương tác, các nhà giáo dục luôn luôn đặt vấn đề và tranh luận về cơ sở sinh lý học, cơ sở tâm lý học và xác định những đặc trưng của phương pháp sư phạm tương tác; là cách tiếp cận dạy học mang tính khoa học, tính hệ thống, tính năng động, tập trung vào người học, lấy người học làm trung tâm dạy học, thúc đẩy mối quan hệ giữa thầy và trò trong dạy học theo phương pháp tương tác và các yếu tố mối trường dạy học cần phải được quan tâm, coi trọng.
Trong khoa học pháp lý, những chủ thể hành nghề trong lĩnh vực pháp luật, khi tranh luận, hội thảo, đối thoại, tranh tụng tại phiên tòa thì nhiều danh từ pháp lý được vang lên thường xuyên và xuyên suốt cả buổi tranh luận, đối thoại như: Bị can, bị cáo, luật sư, bào chữa viên, thẩm phán, bị đơn, nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người đại diện, quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lý, tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ, bình đẳng giới, bảo vệ người yếu thế, bạo lực gia đình, người chưa thành niên, người thành niên, người không có khả năng nhận thức và làm chủ hành vi của mình, hôn nhân hợp pháp, hôn nhân trái pháp luật, hợp đổng vô hiệu, hợp đồng có hiệu lực, trách nhiệm dân sự, trách nhiệm hình sự, khung hình phạt, lượng hình, tội danh... Vì vậy, khẩu khí mang tính chuyên ngành. Những người hành nghề trong lĩnh vực pháp luật như thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư, người bào chữa khác, người trong cơ quan thi hành án... thường dùng các danh từ mang tính chuyên ngành, thể hiện thuật hùng biện và khẩu khí của mình để bày tỏ thái độ đồng tình hay không đồng tình đối với một cáo trạng, một quyết định của tòa án, của trọng tài hay lời bào chữa của luật sư.7.Khẩu khí nhân xưng
Khẩu khí nhân xưng thể hiện ngôn ngữ của chủ thể nhân danh mình vê' một hay nhiều sự việc nào đó theo ngôn ngữ khẳng định hoặc dự liệu hoặc khoe mẽ hoặc thể hiện cái tôi là quan trọng. Khẩu khí nhân xưng mang tính chất thông báo hoặc đe dọa hoặc chỉ đơn thuần là thông tin...
Loại khẩu khí này thường sử dụng các nhóm từ như một khuôn mẫu.
8. Khẩu khí áp đặt
Khẩu khí áp đặt thường là khẩu khí của người theo quan hệ huyết thống, nuôi dưỡng hay quan hệ phụ thuộc đã thể hiện trong một khoảnh khắc hay trong thời gian có tính liên tiếp để buộc người khác phải thực hiện một việc nào đó hoặc phải xử sự như thế nào đó theo ý của mình.
Ngoài các loại khẩu khí như đã phân tích, trong xã hội còn có nhiểu loại khẩu khí khác như: Khẩu khí môi giới, khẩu khí khẩn cầu, khẩu khí khẳng định, khẩu khí bắc cẩu...
Luật Minh Khuê ( sưu tầm và biên tập)