Mục lục bài viết
1. Cho kim loại Na vào dung dịch CuSO4 thì xảy ra hiện tượng gì?
Cho kim loại Na vào dung dịch CuSO4 hiện tượng xảy ra là:
Cho kim loại Na vào dung dịch CuSO4 hiện tượng xảy ra là:
A. sủi bọt khí không màu và có kết tủa nâu đỏ
B. có kết tủa màu đỏ
C. sủi bọt khí không màu và có kết tủa màu trắng.
D. sủi bọt khí không màu và có kết tủa màu xanh.
2. Lý thuyết về Na
Lịch sử nguyên tố natri:
Natri đã tồn tại trong các hợp chất từ thời điểm xa xưa, đó là một khoáng chất phổ biến và đã được sử dụng trong các ứng dụng khác nhau. Tuy nhiên, cho đến năm 1807 mới thành lập trong việc cô lập nguyên tố này. Phát hiện của ông là kết quả của quá trình điện phân xút ăn da, mở ra một cánh cửa mới cho việc nghiên cứu và ứng dụng của natri. Từ khi Humphry Davy phát hiện ra natri và tiến hành các nghiên cứu sâu hơn về tính chất của nguyên tố này, natri đã dần trở thành một thành phần quan trọng trong ngành công nghiệp và khoa học. Ứng dụng của nó lan rộng từ sản xuất xi măng, thuốc nổ, làm sạch kim loại cho đến các ứng dụng trong y học và công nghệ sinh học.
Tính chất vật lý
- Kim loại kiềm: trắng - bạc ( lớp mỏng có sắc tím) , nhẹ, rất mềm, dễ nóng chảy. Hơi natri màu đỏ thẫm bao gồm những nguyên tử natri nhiều và phân tử Na2. Ở những điều kiện đặc biệt, tạo nên dung dịch keo màu chàm - tím của natri trong ete.
- Có khối lượng riêng là 0.968 g/ cm3 ; có nhiệt độ nóng chảy là 97,83 o và sôi ở 886 oC.
Tính chất hóa học
- Na có tính khử rất mạnh
a. tác dụng với phi kim: khi đốt cháy trong không khí hay trong oxi, na cháy tạo thành các oxit (oxit thường, peoxit và supeoxit) và cho ngọn lửa có màu vàng đặc trưng.
b. Tác dụng với axit: natri dễ dàng khử ion H+ (hay H3O+) trong dung dịch axit loãng ( HCl, H2SO4 loãng) thành hidro tự do
Thí dụ: 2 HCl → 2 NaCl + H2
2Na+
H2SO4 → Na2SO4 + H2
- Natri nổ khi tiếp xúc với axit.
c. Tác dụng với nước: Natri đều tác dụng mãnh liệt với nước tạo thành dung dịch kiềm và giải phóng khí hidro
2H2O→ 2 NaOH + H2
Các kim loại kiềm được bảo quản bằng dầu hỏa.
d. Tác dụng với hidro
- natri tác dụng với hidro ở áp suất khá lớn và nhiệt độ khoảng 350 - 400 oC tạo thành natri hidrua.
(khí) → 2NaH rắn
Trạng thái tự nhiên
Trong tự nhiên, natri là một nguyên tố hóa học có nhiều đặc điểm thú vị. Nó hiện có 13 đồng vị được biết đến, tuy nhiên chỉ có duy nhất đồng vị ổn định là 23 na.
Với sự phong phú về đồng vị và sự tồn tại rộng rãi trong tự nhiên, natri trở thành một trong những nguyên tố quan trọng và phổ biến trong vỏ trái đất. Natri chiếm khoảng 2,6% theo khối lượng của vỏ Trái Đất, làm cho nó trở thành nguyên tố phổ biến thứ tám nói chung và là kim loại kiềm phổ biến nhất trong bảng tuần hoàn. Khả năng tương tác và hợp nhất với nhiều phân tử khác đã đưa natri trở thành thành phần cần thiết trong nhiều quá trình hóa học và sinh học.
Điều này góp phần làm cho natri trở thành một yếu tố thiết yếu trong nhiều môi trường tự nhiên đồng thời cũng giúp nó đóng vai trò quan trọng trong nhiều ứng dụng công nghiệp và công nghệ. Khả năng giúp điều chỉnh lượng nước và điện giữa các tế bảo cũng là một trong những tính chất quan trọng của natri trong hệ sinh học. Sự đa dạng của các đồng vị của natri cũng đã thu hút sự quan tâm của nhà khoa học trong việc nghiên cứu và áp dụng nhiều lĩnh vực, từ y học hạt nhân cho đến ngành công nghiệp hạt nhân và kiểm tra phóng xạ.
Với những đặc tính đáng kinh ngạc và vai trò quan trọng mà nó đóng trong tự nhiên và công nghiệp, natri vẫn tiếp tục là một trong những yếu tố không thể thiếu và hấp dẫn trong nghiên cứu khoa học và ứng dụng của con người.
Ứng dụng của Natri
natri dưới dạng kim loại đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình sản xuất este và các hợp chất hữu cơ. Kim loại kiềm này cũng là thành phần không thể thiếu trong clorua natri NaCl - hay còn gọi là muối ăn, đó là một chất quan trọng cho sự sống. Ngoài ra, natri còn có nhiều ứng dụng khác đáng kể, bao gồm:
- sử dụng trong một số hợp kim để cải thiện tính chất cơ học và cấu trúc của chúng.
- Tham gia vào quá trình tạo xà phòng thông qua hợp chất và các chất axit béo
- được áp dụng để làm trơn bề mặt của các vật chất kim loại.
- thành phần quan trọng để làm tinh khiết các kim loại trong quá trình nóng chảy
- đóng vai trò quan trọng trong các đèn hơi natri, làm cung cấp ánh sáng hiệu quả từ nguồn điện năng
- Được sử dụng như một chất lỏng dẫn nhiệt trong một số loại lò phản ứng nguyên tử.
3. Bài tập vận dụng
1. Lấy một lượng kim loại Na tác dụng vừa đủ với 18,7 gam hỗn hợp X gồm 3 Ancol đơn chức thì thu được 29,7 gam muối. Ancol có phân tử khối nhỏ có cấu tạo phân tử ?
2. Cho 2,84 gam hỗn hợp 2 ancol đơn chức đồng đẳng tác dụng hết với Na thu được 4,6 gam chất rắn và V lít khí H2 ở điều kiện tiêu chuẩn. Vậy giá trị của V là bao nhiêu?
3. Cho 15,6 gam hỗn hợp X gồm hai Ancol đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng phản ứng hết với 9,2 gam Na thu được 24,5 gam chất rắn khan. Tìm hai ancol?
4. Các hiện tượng sau đây thuộc về hiện tườn vật lý hay hóa học?
a, sự tạo thành một lớp mỏng màu xanh trên mâm đồng
b. sự tạo thành chất bột cám khi nung nóng bột sắt với lưu huỳnh
c. một lá đồng bị nung nóng, trên mặt đồng có phủ một lớp màu đen.
5. Một em học sinh làm ba thí nghiệm với chất rắn bicacbonat natri NaHCO3 (thuốc muối trị đầy hơi màu trắng).
- Thí nghiệm thứ nhất: hòa tan một ít huốc muối rắn trên vào nước được dung dịch trong suốt.
- Thí nghiệm thứ hai: hòa tan một ít thuốc muối rắn trên vào nước chanh hoặc giấm thấy sủi bọt mạnh.
- Thí nghiệm thứ 3: đun nóng một ít chất rắn trên trong ống nghiệm, màu trắng không đổi nhưng thoát ra một chất khí làm đục nước vôi trong.
Theo em, những thí nghiệm nêu trên, thí nghiệm nào là sự biến đổi hóa học? Giải thích.
6. Ghi lại phương trình bằng chữ của phản ứng hóa học trong các hiện tượng mô tả sau:
a. Cho một mẩu natri vào nước, tu được sản phẩm natri hidroxit NaOH và khí hidro.
b. Cho dung dịch sắt II clorua FeCl2 tác dụng với dung dịch bạc nitrat AgNO3 thu được bạc clorua kết tủa trắng và dung dịch sắt II nitrat.
7. a.Theo em, muốn phản ứng hóa học xảy ra phải có những điều kiện gì?
b.Em hãy nếu những yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng hóa học?
8. Ghi lại bằng chữ của phương trình phản ứng xảy ra trong hiện tượng mô tả dưới đây? Cho axit nitric loãng tác dụng với đinh sắt tạo muối nitrat và khí nito II oxit không màu, khí này tiếp xúc với không khí trở thành khí nito IV oxit màu nâu đỏ.
9. Cho 11,7 gam natri clorua tác dụng với 34 gam bạc nitrat AgNO3 thu được 17 gam natri nitrat NaNO3 và bạc clorua AgCl. Tính khối lượng AgCl đã tạo thành.
10. Cho các phát biểu sau, phát biểu nào đúng khi nói về định luật bảo toàn khối lượng?
A. Tổng các sản phẩm bằng tổng các chất tham gia
B. Trong một phản ứng, tổng số phân tử chất tham gia bằng tổng số phân tử chất tạo thành.
C. TRong một phản ứng hóa học, tổng khối lượng của các chất sản phẩm bằng tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng.
D. Trong phản ứng hóa học tổng sản phẩm bằng tổng chất tham gia.
Bạn đọc có thể tham khảo bài viết sau: Đề thi giữa học kì 2 môn Hóa học lớp 12 năm 2022- 2023 có đáp án chi tiết.
Bài viết trên Luật Minh Khuê đã gửi tới bạn đọc chi tiết vấn đề khi cho kim loại Na vào dung dịch CuSO4 thì xảy ra hiện tượng gì? Trong bài viết có mục nào không hiểu hay bạn đọc có bất kỳ thắc mắc về vấn đề pháp lý có thể liên hệ qua số tổng đài 19006162 để được tư vấn cụ thể