1. Kiến thức là gì? Vai trò của kiến thức

Kiến thức hay còn gọi là tri thức (tiếng Anh: knowledge) là những thông tin, dữ liệu, sự mô tả cùng với những kỹ năng có được qua các trải nghiệm, tích lũy và học tập của bản thân.

Khi chúng ta sinh ra, kiến thức không tự nhiên mà có, để có thể tích lũy kiến thức cho bản thân chúng ta phải trải qua quá trình học tập, lao động, nhận thức và tiếp thu từ sách vở, báo chí cũng nhù từ kinh nghiệm, kiến thức sống.

Kiến thức cũng giống như một tấm giấy thông hành giúp chúng ta bước vào cuộc sống. Ai càng có nhiều sự hiểu biết người ấy càng dễ nắm bắt được nhiều cơ hội trong cuộc sống. Học sinh cần học hỏi những kiến thức trong sách vở để đạt kết quả cao hơn trong học tập. Giáo viên có kiến thức sâu rộng về chuyên môn cũng như kiến thức xã hội sẽ có thể tự tin đứng trên bục giảng truyền đạt cho học sinh. Nắm chắc kiến thức cơ bản giúp mỗi người tự tin hơn trong công việc. Từ đó, có thể sáng tạo và phát triển ra những thành tựu đột phá. 

 

2. Các dạng của kiến thức

Kiến thức bao gồm 02 dạng:

- Kiến thức hiện: là những kiến thức được giải thích và mã hóa dưới dạng văn bản , tài liệu, âm thanh, phim, ảnh,...thông qua ngôn ngữ có lời hoặc không lời, nguyên tắc hệ thống, chương trình máy tính, chuẩn mực hay các phương tiện khác. Đây là những kiến thức đã được thể hiện ra bên ngoài và dễ dàng chuyển giao, thường được tiếp nhận thông qua hệ thống giáo dục và đào tạo chính quy.

Ví dụ: Các tựa sách như "Nhà giả kim", "Đắc nhân tâm", "Mật mã Da Vinci", sách giáo khoa, giáo trình...là một dạng của kiến thức hiện

- Kiến thức ẩn: là những kiến thức thu được từ sự trải nghiệm thức tế, dạng kiến thức này thường ẩn trong mỗi cá nhân và rất khó để mã hóa cũng như chuyển giao. Loại kiến thức ẩn này thường thể hiện dưới dạng niềm tin, giá trị, kinh nghiệm, bí quyết, kỹ năng...

Ví dụ: Trong bóng đá, các cầu thủ chuyên nghiệp có khả năng cảm nhận bống rất tốt. Đây là một dạng kiến thức ẩn, nó nằm trong mỗi cầu thủ, không thể mã hóa thành văn bản, không thể chuyển giao mà người ta chỉ có thể tự mình tập luyện, rèn luyện. 

>> Tham khảo: Kiến thức cơ bản về thuế giá trị gia tăng (VAT)?

 

3. Sự khác nhau giữa Kiến thức và Trí tuệ

Nhiều người nhầm lẫn kiến thức và trí tuệ là một. Nhưng sự thật là chúng khác nhau. Cụ thể:

Tiêu chí Kiến thức Trí tuệ
Định nghĩa Là những thông tin, dữ liệu, sự mô tả cùng với những kỹ năng có được qua các trải nghiệm, tích lũy và học tập của bản thân

Là thuật ngữ rộng hơn kiến thức. Là việc áp dụng ý thức chung, kiến thức và kinh nghiệm vào đúng thời điểm, địa điểm, cách thức và tình huống để đưa ra phán đoán, quyết định có lợi và có ích trong cuộc sống.

 

Sự đúng, sai Cung cấp cho bạn khả năng xác định xem một số thực tế là đúng hay sai Cung cấp cho bạn khả năng nhận ra liệu một số ý tưởng là đúng hay sai
Cách thức rèn luyện Thu thập thông tin và sự thật thông qua giáo dục, học tập thức tế Ứng dụng của kiến thức có được
Ví dụ Khoa học, lịch sử, hóa học, vật lý, địa lý, Toán học, Giáo dục công dân,...đều được coi là kiến thức Một người nào đó có thể chi tiêu vượt quá khả năng của mình và cuối cùng mắc nợ, nhưng nếu không ngoan thì điều này sẽ không xảy ra lần thứ hai, bởi lẽ, ta sẽ học được từ sai lầm trên và trong tương lai sẽ cố gắng tiết kiệm tiền của mình trước khi tiêu xài một cách bất cẩn. 

>> Tham khảo: Nghị luận về vai trò của kiến thức và kĩ năng chọn lọc hay nhất

 

4. Cách để bổ sung kiến thức mỗi ngày

- Đọc, nghe sách nói: sách là thứ tốt nhất, rẻ nhất để ta có thể nâng cao kiến thức của mình. Đọc càng nhiều càng tốt, đọc để tiếp thu kiến thức và cập nhật tình hình thế giới xung quanh cũng như rèn luyện trí tưởng tượng. Chúng ta sẽ học được cách phân tích sự việc theo quan điểm cá nhân và xâu chuỗi các sự kiện đó. Chúng ta nên dành 2 giờ mỗi ngày để rèn luyện thói quen đọc. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thời gian để đọc và cũng không phải ai cũng thích làm điều đó, điều này hoàn toàn có thể được thay thế bằng cách nghe sách nói - cách này cực kỳ hiệu quả cho những ai thường xuyên di chuyển, làm việc bận rộn...bạn có thể nghe bất cứ khi nào. 

- Xem video về chủ đề bạn yêu thích, video truyền cảm hứng: Với sự phát triển của công nghệ, thông tin như hiện nay, thay vì xem những clip linh tinh, vô bổ, nhảm nhí tràn lan trên mạng như video về ăn cá sống, thử thách 24h, ngồi trên băng chuyền hành lý ở sân bay, vô tư tạo dáng....bạn có thể dành thời gian đấy để coi những video, clip về chủ đề, kỹ năng mà mình thích, những video truyền cảm hứng của những người đã thành công về một lĩnh vực nào đó, follow các fanpage khoa học, tham gia vào một group khoa học để có thể học thêm các kiến thức mới mà không cần đến sách vở. 

- Học một khóa học online: Chúng ta có thể chọn các khóa học như về ngoại ngữ, kỹ năng mềm, kiến thức chuyên môn...bất kỳ kiến thức nào mà bạn học được cũng là cách để rèn luyện trí não, bổ sung kiến thức mỗi ngày. 

- Quan sát và đặt câu hỏi cho mọi vấn đề: Khi ta đặt nghi vấn đối với một vụ việc, vấn đề nào đó sẽ thúc đẩy trí não của chúng ta hoạt động năng suất hơn để tư duy trả lời các câu hỏi đó. Trước hết bạn hãy tự hỏi bản thân mình về những vấn đề đơn giản như Tại sao người ta lại làm như vậy?, Tại sao bạn nghĩ thông tin này có thể tin cậy được?..... việc đặt ra những câu hỏi có ý nghĩa giúp chúng ta thu thập được nhiều thông tin kiến thức hơn. 

- Chia sẻ những gì bạn biết với người khác: Hãy cứ mạnh dạn, đừng ngại ngần chia sẻ những kiến thức và ý kiến, quan điểm của bạn với những người khác, ngay cả trên internet hay ngoài đời. Nó sẽ giúp bạn củng cố kiến thức mình có được, đồng thời cũng giúp bạn biết được những điểm mà bản thân bạn còn đang thiếu sót nhờ vào sự góp ý của những người khác.

- Học đi đôi với hành, có "hành" thì mới giúp bạn có được những trải nghiệm, những kiến thức quý giá từ việc học lý thuyết. Những trải nghiệm thực tế đó có thể là học cách sửa những đồ vật trong nhà, học các kỹ năng về công nghệ, máy tính, internet, học hỏi những kiến thức, kỹ năng quan trọng của người trưởng thành như cách quản lý tiền bạc, tìm hiểu thuật ngữ quản lý tiền bạn, cách thiết lập ngân sách, tài sản...

- Tập thể dục để não bộ luôn thoải mái: Tập thể dục như chạy bộ, đạp xe, nhảy dây, yoga...không chỉ giúp bạn tăng cường sức khỏe mà theo nghiên cứu thì nó còn giúp não bộ của chúng ta được thoải mái và sáng suốt hơn. Các tế bào thần kinh của não được cung cấp máu tốt và cung cấp nhiều chất dinh dưỡng hơn. Có một sức khỏe tốt là điều cần thiết để bạn theo đuổi những công việc của mình. 

- Chơi các trò chơi trí tuệ: Không hẳn cứ phải đọc, phải học hàng giờ đồng hồ là tốt, bạn hãy nên dành thời gian để giải trí bằng những tựa game liên quan đến trí tuệ như cờ vua, giải ô chữ, sudoku, đuổi hình bắt chữ, đố vui, brain out, ai là triệu phú,... những trò chơi đơn giản này cũng là một cách hữu ích để bổ sung kiến thức, rèn luyện trí thông minh. 

Trên đây là bài viết phân tích về Kiến thức là gì? Cách để bổ sung kiến thức mỗi ngày của Luật Minh Khuê gửi đến bạn đọc mang tính chất tham khảo. Trong trường hợp có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến pháp luật, bạn đọc vui lòng liên hệ trực tiếp đến Tổng đài tư vấn miễn phí trực tuyến theo số hotline 1900.6162 để được đội ngũ Luật sư tư vấn pháp luật hỗ trợ giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác và tin tưởng của quý khách! Luật Minh Khuê xin trân trọng cảm ơn!.