Trong khoảng thời gian đó bên lái xe giao cát có gợi ý cho tôi là ký khống số lượng xe cát cho họ và đổi lại họ trả cho tôi 1 triệu đồng 1 xe. Từ đó tới nay tôi đã ký khống cho họ khoảng 40 xe cát với số lượng cát khoảng 400 khối làm thiệt hại của công ty khoảng 160 triệu đồng thì bị phát hiện. Hiện tại phòng an ninh của công ty đang điều tra và tôi cũng không biết đã trình báo công an chưa. Luật sư có thể tư vấn cho tôi là tôi phạm tội gì và xử lý sự việc của tôi như thế nào?
Trân trọng cảm ơn.
Người gửi: PXH
Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật hình sự của công ty Luật Minh Khuê.
>> Luật sư tư vấn pháp luật hình sự qua điện thoại gọi: 1900.6162
Trả lời:
Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Cơ sở pháp lý:
- Bộ luật hình sự số 2015
Nội dung phân tích:
Căn cứ vào Điều 221_Bộ luật hình sự 2015 về tội vi phạm quy định của Nhà nước về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng.
" Điều 221. Tội vi phạm quy định của Nhà nước về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng
1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một trong những hành vi sau đây, gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
a) Giả mạo, khai man, thỏa thuận hoặc ép buộc người khác giả mạo, khai man, tẩy xóa tài liệu kế toán;
b) Dụ dỗ, thỏa thuận hoặc ép buộc người khác cung cấp, xác nhận thông tin, số liệu kế toán sai sự thật;
c) Để ngoài sổ kế toán tài sản của đơn vị kế toán hoặc tài sản liên quan đến đơn vị kế toán;
d) Hủy bỏ hoặc cố ý làm hư hỏng tài liệu kế toán trước thời hạn lưu trữ quy định của Luật kế toán
đ) Lập hai hệ thống sổ kế toán tài chính trở lên nhằm bỏ ngoài sổ kế toán tài sản, nguồn vốn, kinh phí của đơn vị kế toán.
2. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 12 năm:
a) Vì vụ lợi;
b) Có tổ chức;
c) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;
d) Gây thiệt hại từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.
3. Phạm tội gây thiệt hại 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.Bạn làm thủ quỹ mà lại cố ý làm trái quy định của Nhà nước gây thiệt hại 160 triệu đồng là hành vi vi phạm pháp luật. Theo đó bạn sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm, và còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm."
* Vi phạm quy định của nhà nước về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng là hành vi: Giả mạo, khai man, thỏa thuận hoặc ép buộc người khác giả mạo, khai man, tẩy xóa tài liệu kế toán; Dụ dỗ, thỏa thuận hoặc ép buộc người khác cung câp, xác nhận thông tin, số liệu kế toán sai sự thật; Để ngoài sổ kế toán tài sản của đơn vị kế toán hoặc tài sản liên quan đến đơn vị kế toán; Hủy bỏ hoặc cố ý làm hư hỏng tài liệu kế toán trước thời hạn lưu trữ quy định của Luật kế toán; Lập hai hệ thống sổ kế toán tài chính trở lên nhằm bỏ ngoài sổ kế toán tài sản, nguồn vốn, kinh phí của đơn vị kế toán.
* Dấu hiệu pháp lý của tội phạm:
- Khách thể của tội phạm: Xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, cụ thể là trong lĩnh vực kế toán.
- Mặt khách quan của tội phạm:
- Hành vi khách quan: Người nào lợi dụng chức vụ có một trong các hành vi sau đây:
+ Giả mạo, khai man, thỏa thuận hoặc ép buộc người khác giả mạo, khai man, tẩy xóa tài liệu kế toán.
+ Dụ dỗ, thỏa thuận hoặc ép buộc người khác cung cấp, xác nhận thông tin, số liệu kế toán sai sự thật.
+ Để ngoài sổ kế toán tài sản của đơn vị kế toán hoặc tài sản liên quan đến đơn vị kế toán.
+ Hủy bỏ hoặc cố ý làm hư hỏng tài liệu kế toán trước thời hạn lưu trữ quy định của Luật kế toán.
+ Lập hai hệ thống sổ kế toán tài chính trở lên nhằm bỏ ngoài sổ kế toán tài sản, nguồn vốn, kinh phí của đơn vị kế toán.
- Hậu quả của tội phạm: Gây thiệt hại cho tài sản nhà nước, đồng thời ảnh hưởng đến trật tự quản lý kinh tế của nhà nước.
- Mặt chủ quan của tội phạm: Tội phạm thực hiện dưới hình thức lỗi cố ý. Tức là người phạm tội nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả do hành vi đó gây ra nhưng vẫn mong muốn cho hậu quả xảy ra.
- Chủ thể của tội phạm: Chủ thể của tội phạm là người có năng lực trách nhiệm hình sự, đạt độ tuổi do Bộ luật hình sự quy định, đồng thời phải là người chức vụ, quyền hạn liên quan đến lĩnh vực kế toán.*
- Điều kiện truy cứu trách nhiệm hình sự:
Chỉ có thể khởi tố vụ án khi có đủ các điều kiện sau:
Có hành vi vi phạm quy định của nhà nước về kế toán gây thiệt hại từ 100.000.000 đến dưới 300.000.000 hoặc dưới 100.000.000 nhưng đã bị xử lý kỉ luật về hành vi này mà còn vi phạm.
Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.
Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng qua email Tư vấn pháp luật hình sự miễn phí qua Email hoặc qua tổng đài 1900.6162. Chúng tôi sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng./.
Bộ phận Tư vấn Pháp luật hình sự.