Mục lục bài viết
1. Cảm xúc tiêu cực là gì?
Cảm xúc tiêu cực là gì? Cảm xúc tiêu cực là bất kỳ cảm giác nào gây ra đau khổ và buồn bã. Những cảm xúc này có thể khiến bạn không thích bản thân hoặc người khác, làm giảm sự tự tin, lòng tự trọng và giảm nhiệt huyết đối với cuộc sống.
Cảm xúc tiêu cực xảy đến rất đa dạng, có thể là ghét, tức giận, ghen tị và buồn bã. Trong bối cảnh phù hợp, những cảm giác này là hoàn toàn tự nhiên. Nếu nó ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, hãy thực hiện các biện pháp làm chủ cảm xúc tiêu cực hoặc đến gặp chuyên gia tâm lý để được tư vấn.
2. Kỹ năng kiểm soát cảm xúc
Mặc dù những cảm xúc tiêu cực này là hoàn toàn tự nhiên, nhưng chúng lại vô tình tạo thêm căng thẳng cho cả thể chất và tinh thần của bạn.
Kiểm soát cảm xúc không đồng nghĩa với việc bạn phải tìm mọi cách kìm nén không cho bản thân bộc lộ cảm xúc.
Kỹ năng kiểm soát cảm xúc là việc bạn có thể tự nhận thức cũng như kiểm soát cảm xúc của mình trong mọi trường hợp dù nó có tiêu cực đến đâu. Kiểm soát cảm xúc bao gồm cả cảm xúc tiêu cực và tích cực, vì thế nó yêu cầu bản thân cá nhân phải biết điều khiển và hòa quyện nó một cách hợp lý trước khi bạn thể hiện cảm xúc.
Mỗi ngày chúng ta đều phải tiếp xúc với những tình huống mang lại nhiều cảm xúc. Nếu bạn phản ứng không thích hợp hoặc không biết cách kiềm chế cảm xúc với những vấn đề tiêu cực thì nó sẽ mang lại những hậu quả đáng tiếc trong cuộc sống cũng như công việc.
- Tầm quan trọng của kỹ năng kiểm soát cảm xúc Trong cuộc sống, cảm xúc là thứ có thể chi phối suy nghĩ lẫn hành vi. Chính vì thế, việc có kỹ năng kiểm soát cảm xúc sẽ giúp bạn có những suy nghĩ khách quan hơn từ đó sẽ giúp bạn đưa ra những quyết định sáng suốt và có hành động đúng đắn, có thể kể đến như:
+ Giảm thiểu xung đột và mâu thuẫn không đáng có.
+ Mở rộng và duy trì các mối quan hệ.
+ Gây ấn tượng tốt trong công việc cũng như cuộc sống.
+ Ít bị lợi dụng và thao túng tâm lý.
+ Giúp giảm nguy cơ gặp phải các vấn đề tâm lý.
+ Kiểm soát cảm xúc giúp bạn làm việc hiệu quả hơn.
+ Gặp nhiều thuận lợi hơn trong công việc, cuộc sống.
+ Cách để rèn luyện kỹ năng kiểm soát cảm xúc
3. Làm thế nào để kiểm soát cảm xúc tiêu cực
Việc kiểm soát cảm xúc là một điều không hề đơn giản, nó đòi hỏi bạn khá nhiều công sức và thời gian để rèn luyện một cách hiệu quả. Dưới đây là những cách giúp bạn tham khảo để cải thiện nó. Dưới đây là một số cách kiểm soát cảm xúc hiệu quả dựa trên các nghiên cứu khoa học
+ Kiểm soát cảm xúc bằng cách lắng nghe bản thân trước khi thể hiện cảm xúc: Nếu bạn không nhận thức hành vi trước khi thể hiện cảm xúc, bạn sẽ khiến mọi chuyện càng trở nên tồi tệ. Vì thế bạn cần có cho mình một kỹ năng kiểm soát cảm xúc thật tốt, lắng nghe, hiểu và đưa mình về trạng thái thoải mái trước khi bạn thể hiện cảm xúc.
+ Kiểm soát cảm xúc bằng cách nhận sự việc theo hướng tích cực: Kỹ năng kiểm soát cảm xúc tốt luôn bao gồm cách bạn nhìn nhận mọi thứ xung quanh theo một hướng tích cực. Điều đó sẽ giúp bạn luôn tránh khỏi những điều tiêu cực mà bạn gặp phải trong cuộc sống. Chẳng hạn như trong công việc bạn thường bị khối lượng lớn công việc đè nặng và bị sếp la mắng. Bạn thường có xu hướng cáu gắt và khiến bản thân rơi vào tiêu cực. Điều đó là không nên mà thay vào đó bạn có thể hướng tới những điều mới mẻ, biến áp lực ấy thành thử thách giúp bạn dần nâng cao giá trị bản thân.
+ Rèn luyện sự tự tin: Sự tự tin là kỹ năng cơ bản khi kiểm soát cảm xúc, nhưng không phải ai cũng có đủ sự tự tin khi đứng trước mọi tình huống. Bạn cũng có thể đứng trước gương hoặc cố gắng giao tiếp với những người xung quanh để tăng độ tự tin. Sự tự tin luôn khởi đầu dẫn tới thành công.
+ Sử dụng ngôn từ khéo léo: "Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau" cũng cùng một nội dung, nhưng cách sử dụng ngôn từ để nói sẽ quyết định chất lượng cuộc trò chuyện đó. Để sử dụng ngôn từ phù hợp, bạn cần làm chủ được cảm xúc, kiểm soát cảm xúc thật tốt. Không dùng những từ tiêu cực và thay vào đó sử dụng những từ động viên, khích lệ.
Bên cạnh đó, việc làm này giúp cho mọi người hiểu nhau tốt hơn và tránh gây ra những hiểu lầm không đáng có. Chắc hẳn chính bạn sẽ cảm thấy tức giận khi bị ai đó chê thẳng mặt hoặc dùng lời lẽ xúc phạm đúng không nào? Nếu bạn không muốn đón nhận cảm xúc tiêu cực như vậy thì bạn cũng không nên đối xử với người khác theo cách tương tự. Khi đó cả bạn và người đối diện đều có thể gia tăng trạng thái cảm xúc tích cực. Ví dụ: Thay vì nói “Đây là ý tưởng điên rồ gì vậy? Tôi phản đối ý kiến này bởi vì…”, bạn có thể chuyển sang cách nói tích cực hơn mà vẫn giữ nguyên nội dung chính trong câu đó, chẳng hạn như “Tôi thấy ý tưởng này có rất nhiều điểm mới lạ, tuy nhiên tôi nhận thấy còn một vài nội dung chưa thực sự phù hợp, đó là…”. Ngoài ra, nếu bạn là người hay kể khổ với người khác về những khó khăn, căng thẳng mà bạn đang gặp phải, hãy bỏ thói quen xấu này ngay hôm nay. Khi bạn kể cho người này người kia, họ chỉ ngồi nghe chứ chẳng giúp được gì cho bạn đâu, tức là cho dù bạn kể hay không kể thì vấn đề cũng chẳng có gì thay đổi. Chưa hết, nếu đối phương là người bận rộn, họ sẽ đánh giá bạn là người phiền toái nữa đấy. Thay vì dành thời gian cho việc vô bổ, tại sao lại không tự động viên, thúc đẩy tinh thần của mình thông qua các dạng ngôn từ tích cực?.
+ Làm chủ suy nghĩ: Làm chủ suy nghĩ thông qua quá trình rèn luyện tư duy sẽ giúp bạn có những góc nhìn tích cực với mọi điều trong cuộc sống và với cả người khác. Mỗi người chúng ta sinh ra đều có bản năng tự vệ trong suy nghĩ, đấy là chức năng bảo toàn lợi ích của cá nhân, nhưng khi suy nghĩ đấy bị định hướng theo chiều hướng xấu, nó sẽ ảnh hưởng tới trí tuệ và các mối quan hệ của bạn.
+ Kiểm soát cảm xúc tiêu cực: Có thể nói tiêu cực là thứ khiến bạn dần đưa mình tới những thất bại, vậy phải làm sao để có kỹ năng kiểm soát cảm xúc tiêu cực tốt hơn. Để làm được như vậy, bạn cần: Không tự luôn cho mình là đúng. Biết lắng nghe và đưa ra giải pháp hợp lý. Không ăn thua trong lời nói. Không nên phàn nàn hay đổ lỗi; Luôn giữ tâm trạng tốt; Luôn cải thiện bản thân từng ngày; Suy nghĩ về mọi thứ theo hướng tích cực;.....
+ Nghe nhạc: Âm nhạc có thể tiến vào tầng nhận thức của chúng ta, là một công cụ tuyệt vời có thể giúp chúng ta thay đổi khí sắc, tâm trí và hành vi. Những giai điệu của bài hát có thể gợi những phản ứng không chỉ ở những vùng não có liên quan đến hệ thống thưởng (reward system) mà còn cả những vùng điều chỉnh cảm xúc. Hãy chọn những bài bạn thích, truyền cảm hứng và giải phóng cảm xúc của bạn.
+ Kiểm soát cảm xúc bằng cách thả lỏng cơ thể: Ngay khi nhận thấy cảm xúc của bạn có dấu hiệu tiêu cực, chẳng hạn như mặt nóng bừng, người bồn chồn, tim đập nhanh, hơi thở loạn nhịp,...Hãy thực hiện ngay phương pháp thả lỏng cơ thể dưới đây để kiểm soát cảm xúc về lại trạng thái cân bằng một cách tức thời: Nhắm mắt, mở lòng bàn tay và giãn cơ bả vai; Hít một hơi thật sâu, đầu ngửa lên trên một góc 30-45° để tiếp nhận ánh sáng. Khi bạn nhận được năng lượng chữa lành, bạn sẽ cảm thấy bản thân trở nên tươi sáng hơn; Thở ra hoàn toàn để giải phóng mọi trạng thái hoặc cảm giác tiêu cực.
Trên đây là một số vấn đề liên quan đến nội dung được trình bày theo chủ đề cách kiểm soát cảm xúc. Để hiểu rõ hơn một số vấn đề có liên quan đến nội dung bài viết trên, tham khảo bài viết: Tâm lý pháp luật là gì? Cách hiểu khái niệm tâm lý pháp luật.
Trân trọng