>> Luật sư tư vấn pháp luật Lao động, gọi:  1900.6162

 

Trả lời:

Bộ luật lao động năm 2012 (thay thế bởi: Bộ luật lao động năm 2019) có quy định:

Điều 155. Bảo vệ thai sản đối với lao động nữ

1. Người sử dụng lao động không được sử dụng lao động nữ làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong các trường hợp sau đây:

b) Đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi....

3. Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.

4. Trong thời gian mang thai, nghỉ hưởng chế độ khi sinh con theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, lao động nữ không bị xử lý kỷ luật lao động.

5. Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút; trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi, được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động."

"Điều 105. Giờ làm việc ban đêm

Giờ làm việc ban đêm được tính từ 22 giờ đến 6 giờ sáng ngày hôm sau."

Như vậy căn cứ theo quy định của bộ luật lao động, lao động nữ đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi thì người sử dụng lao động không được sử dụng lao động nữ làm việc ban đêm. Do đó trong trường hợp này bạn sẽ chưa phải làm việc vào ban đêm tại bệnh viện , cụ thể bệnh viện sẽ phải xem xét và bố trí ca trực đêm cho hợp lý và đúng pháp luật. Bạn sẽ phải làm việc với những ca làm bình thường khi con bạn đủ 12 tháng tuổi.

Bài viết tham khảo thêm:

Trên đây là tư vấn của Luật Minh Khuê. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.6162  để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.