Nhưng đến nay đã quá thời gian vẫn chưa xong, mà người chủ bán thì bị chết, chỉ còn người con trai. Người con trai này, trong hợp đồng đặt cọc, anh này nhận dùm cho mẹ anh (chủ bán).

Vậy tôi lấy lại tiền đặt cọc được không ?

Mong nhận được câu trả lời của Luật sư! Người gửi: HTKP

>> Luật sư tư vấn pháp luật Dân sự, gọi:1900.6162

 

Trả lời:

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Đối với vấn đề này chúng tôi giải đáp như sau:

Theo quy định tại Điều 637 Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 của Quốc hội thì:

"1. Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

2. Trong trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thoả thuận của những người thừa kế.

3. Trong trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

4. Trong trường hợp Nhà nước, cơ quan, tổ chức hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân."

Theo quy định của điều luật trên, thì khi người để lại di sản chết mà có khoản nợ phải trả thì người được hưởng tài sản thừa kế có trách nhiệm phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho người này.

Theo như bạn trình bày, hết thời hạn đặt cọc mà người chủ bán chết. Lúc này, khoản tiền đặt cọc khi đã đến hạn trả nợ được xác định là một khoản nợ để lại của người chết. Trường hợp này, người con trai nếu nhận được thừa kế quyền sử dụng mảnh đất 150m2 đó, hoặc có nhận được tài sản thừa kế khác từ mẹ anh ta mà có giá trị lớn hơn hoặc bằng khoản tiền đặt cọc, thì anh con trai này có nghĩa vụ phải trả khoản tiền đặt cọc đó cho bạn.

Hơn nữa, khi bạn và chủ bán giao kết hợp đồng đặt cọc, anh con trai còn "nhận dùm" cho mẹ anh ta, trường hợp này theo chúng tôi hiểu là anh ta nhận đại diện theo ủy quyền cho mẹ anh khi mẹ anh ta chết. Như vậy, trường hợp này anh ta cũng có nghĩa vụ phải trả khoản tiền đặt cọc cho bạn.

Vì vậy, lúc này bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu anh con trai trả khoản tiền đặt cọc trên cho bạn với các căn cứ nêu trên. Nếu người này nhất quyết không trả thì bạn có quyền làm đơn khởi kiện lên Tòa án có thẩm quyền để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình, trường hợp này Tòa án có thẩm quyền là Tòa án nhân dân cấp huyện nơi anh con trai này cư trú. Kèm theo đơn gửi kiện, bạn nên gửi hợp đồng đặt cọc trước đây để làm chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của mình để Tòa án có cơ sở giải quyết vụ việc.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề của bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng!

 

1. Huỷ bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết ?

Thưa luật sư, Tôi muốn hỏi: Ông C bị TAND tuyên bố là đã chết; đã được gia đình đăng ký khai tử tại UBND xã. Nay đột nhiên ông trở về. Họ hàng, gia đình, vợ con vô cùng vui mừng. Họ tính chuyện đến TAND và UBND để làm các thủ tục huỷ bỏ các quyết định đã tuyên bố về ông nhưng không biết có được không ?
Cảm ơn!

>> Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua điện thoại gọi:  1900.6162

 

Trả lời:

Khoản 1 Điều 83 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về việc huỷ bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết, như sau:

 “Khi một người bị tuyên bố là đã chết trở về hoặc có tin tức xác thực là người đó còn sống thì theo yêu cầu của người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan, Toà án ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố người đó là đã chết”.

 Khoản 2 Điều 24 Nghị định 158/2005/NĐ-CP Về đăng ký và quản lý hộ tịch cũng quy định:

“Trong trường hợp một người bị Toà án tuyên bố là đã chết, đã đăng ký khai tử, nhưng sau đó còn sống trở về, được Toà án huỷ bỏ quyết định tuyên bố chết, thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đã đăng ký khai tử căn cứ vào quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật, xoá tên người đó trong Sổ đăng ký khai tử và thu hồi lại Giấy chứng tử đã cấp”.

 Đối chiếu với các quy định trên thì ông C và gia đình có quyền yêu cầu Toà án nhân dân ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố ông đã chết; yêu cầu UBND cấp xã nơi đã đăng ký khai tử xoá tên ông trong sổ đăng ký khai tử và thu hồi lại Giấy chứng tử đã cấp cho gia đình ông.

 

2. Thủ tục tuyên bố một người đã chết ?

Thưa luật sư, Tôi muốn hỏi: Gia đình tôi có người chú bỏ đi đã 8 năm. Chúng tôi đăng tin tìm kiếm nhưng không thấy. Giờ, gia đình muốn làm giấy chứng tử, liệu có được không? Trường hợp mất tích bao nhiêu năm thì được tòa án ra quyết định tuyên bố coi là đã chết?. (Thu Liễu, TP HCM)

>> Luật sư tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến (24/7) gọi số: 1900.6162

 

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 78 và Điều 81 Bộ luật Dân sự, việc tuyên bố một người mất tích hoặc đã chết được tiến hành như sau:

- Khi một người biệt tích hai năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, tòa án có thể tuyên bố người đó mất tích.

Thời hạn hai năm được tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng về người đó. Nếu không xác định được ngày có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng. Trong trường hợp, không xác định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng.

- Sau ba năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của tòa án có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức xác thực là người mất tích còn sống, người có quyền, lợi ích liên quan có thể yêu cầu tòa án ra quyết định tuyên bố một người là đã chết

Bản án của tòa án tuyên bố một người là đã chết thay thế giấy chứng tử nên gia đình có người mất tích không phải làm thủ tục xin cấp giấy chứng tử.

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi: Điện thoại yêu cầu dịch vụ hoặc tư vấn luật: 1900.6162 hoặc gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email:  Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email

 

3. Giải quyết quan hệ hôn nhân trong trường hợp người bị tuyên bố đã chết trở về?

Thưa luật sư, Mong tư vấn sớm giúp mình: Bố bạn mình mất tích nhiều năm và bị Tòa tuyên bố đã chết, mẹ bạn mình cũng đã đi lấy chồng. Đột nhiên ông ấy quay trở về và yêu cầu tòa khôi phục lại toàn bộ tư cách công dân. Vậy cho mình ông ý có được khôi phục lại quan hệ vợ chồng với mẹ bạn mình không? Quan hệ tài sản vợ chồng như thế nào? Và quan hệ giữa ông ý và bạn mình ra làm sao?

>> Tư vấn luật lĩnh vực dân sự, gọi: 1900.6162

 

Trả lời:

Khoản 1 Điều 83, Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về việc huỷ bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết, như sau:

 “1. Khi một người bị tuyên bố là đã chết trở về hoặc có tin tức xác thực là người đó còn sống thì theo yêu cầu của người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan, Toà án ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố người đó là đã chết”.

 2. Quan hệ nhân thân của người bị tuyên bố là đã chết được khôi phục khi Toà án ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố người đó là đã chết, trừ các trường hợp sau đây:

a) Vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố là đã chết đã được Toà án cho ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 78 của Bộ luật này thì quyết định cho ly hôn vẫn có hiệu lực pháp luật;

b) Vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố là đã chết đã kết hôn với người khác thì việc kết hôn đó vẫn có hiệu lực pháp luật.

3. Người bị tuyên bố là đã chết mà còn sống có quyền yêu cầu những người đã nhận tài sản thừa kế trả lại tài sản, giá trị tài sản hiện còn.

Trong trường hợp người thừa kế của người bị tuyên bố là đã chết biết người này còn sống mà cố tình giấu giếm nhằm hưởng thừa kế thì người đó phải hoàn trả toàn bộ tài sản đã nhận, kể cả hoa lợi, lợi tức; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường".

Như bạn trình bày, thì người đó bị tòa tuyên bố đã chết mà nay trở về, khi người đó yêu cầu Tòa án hủy quyết định tuyên bố đã chết thì quan hệ nhân thân và tài sản được khôi phục. Tuy nhiên, vì mẹ của bạn bạn đã đi lấy chồng, nên pháp luật thừa nhận quan hệ với người mới này (Luật hôn nhân và gia đình năm 2014). Còn về tài sản thì người đó được quyền nhận lại phần tài sản mà mẹ của bạn bạn đã thừa kế.

 

4. Tư vấn thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho người đã chết ?

Thưa luật sư, Tháng 1/2015 Bố cháu mất. Đến nay gia đình cháu chuẩn bị nhận tiền trợ cấp tử tuất một lần của Bố cháu. Nhưng ngày 01/09/2015 anh trai của Bố cháu nói là ngày trước Bố cháu có mượn của Bác  100 triệu đồng nhưng không ghi giấy nợ hay bất kỳ giấy tờ gì ? Gia đình cháu có phải trả khoản nợ đó không ạ? Và quy định thế nào ạ?
Cháu xin chân thành cảm ơn ạ!

>> Luật sư tư vấn luật dân sự gọi: 1900.6162

 

Trả lời:

Với tình huống bạn đưa ra trước hết cần phải xác định tính hợp pháp của giao dịch vay tiền mà bố bạn đã thực hiện.

Bác của bạn có nói là bố bạn đã vay 100 triệu đồng và trường hợp này không có giấy vay nợ, theo quy định tại Điều 401 ​Bộ luật dân sự 2005 về hình thức hợp đồng dân sự thì:

"1. Hợp đồng dân sự có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể, khi pháp luật không quy định loại hợp đồng đó phải được giao kết bằng một hình thức nhất định.

2. Trong trường hợp pháp luật có quy định hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo các quy định đó.

Hợp đồng không bị vô hiệu trong trường hợp có vi phạm về hình thức, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác".

Như vậy, theo quy định trên thì hình thức của hợp đồng dân sự có thể thể hiện bằng văn bản, lời nói hoặc hành vi nhất định. 

Thứ hai về nghĩa vụ trả tiền của gia đình bạn :

Nếu trường hợp bác bạn cung cấp được các tài liệu chứng cứ liên quan đến việc xác định đã có quan hệ giao dịch vay tiền trên thực tế, các tài liệu chứng minh có giao dịch vay tiền, nhận tiền giữa bố và bác bạn và các chứng cứ này Theo quy định tại Điều 83 BLTTDS về xác định chứng cứ, "chứng cứ phải là hiện vật gốc liên quan đến vụ việc" đối với "các tài liệu nghe được, nhìn được được coi là chứng cứ nếu xuất trình kèm theo văn bản xác nhận xuất xứ của tài liệu đó” thì gia đình bạn có nghĩa vụ phải chi trả khoản nợ này căn cứ theo Điều 637 Luật dân sự.

"Điều 637. Thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại

1. Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

2. Trong trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thoả thuận của những người thừa kế.

3. Trong trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thoả thuận khác."

Theo đó trong phạm vi di sản của bố bạn để lại gia đình bạn có nghĩa vụ phải thanh toán số nợ này.

Với trường hợp bác bạn không xuất trình được các chứng cứ chứng minh như giấy tờ chuyển tiền người làm chứng ... về việc vay tiền và nhận tiền như đã nêu trên thì gia đình bạn không có nghĩa vụ thanh toán số tiền này khi chưa xác định được khoản nợ có đúng sự thật hay không?

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn luật dân sự - Công ty luật Minh Khuê