Mục lục bài viết
1. Khái quát chung về lịch sử nhà nước và pháp luật
Lịch sử nhà nước và pháp luật là hệ thống tri thức về bối cảnh lịch sử, quá trình ra đời, hình thành, phát triển hoạt động, phát huy hiệu lực của nhà nước và những đặc trưng, quy luật ra đời, hình thành, phát triển của các nhà nước và pháp luật trong lịch sử.
Lịch sử nhà nước và pháp luật là khái niệm chỉ quá trình hình thành và phát triển của bộ máy cưỡng chế của giai cấp thống trị trong xã hội và hệ thống các quy phạm có tính chất bắt buộc chung đối với tất cả các thành viên trong xã hội, do Nhà nước ban hành và được đảm bảo thi hành bằng sức mạnh của giai cấp đó.
Nhà nước và pháp luật là những hiện tượng xã hội, lịch sử của xã hội có giai cấp, tương thích với từng giai đoạn phát triển của xã hội loài người, tồn tại, hoạt động, phát huy hiệu quả một kiểu nhà nước nhất định với một bản chất giai cấp, vai trò, sứ mệnh lịch sử nhất định. Lịch sử nhà nước và pháp luật có thể nghiên cứu trong những quy mô, phạm vi khác nhau. Lịch sử nhà nước và pháp luật của toàn thế giới qua bốn kiểu nhà nước và pháp luật của lịch sử các nước: nhà nước và pháp luật chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư sản và xã hội chủ nghĩa; lịch sử nhà nước và pháp luật qua từng kiểu nhất định; lịch sử nhà nước và pháp luật của từng quốc gia, dân tộc trong suốt chiều dài lịch sử: cổ, trung, cận và hiện đại qua từng kiểu phát triển nhất định...
Các tri thức về lịch sử nhà nước và pháp luật được xác định dựa trên việc nghiên cứu các sự kiện, các tư liệu lịch sử liên quan đến nhà nước và pháp luật, các văn bản pháp luật về tổ chức và hoạt động của nhà nước, về hệ thống pháp luật của nhà nước đó.
2. Các kiểu nhà nước
Kiểu nhà nước là một trong những khái niệm cơ sở có ý nghĩa rất quan trọng của lý luận về nhà nước và pháp luật. Nhờ khái niệm kiểu nhà nước chúng ta có thể nhận thức được một cách cụ thể và logic về bản chất và ý nghĩa xã hội của các nhà nước được xếp vào cùng một loại, về những điều kiện tồn tại và phát triển của nhà nước đó. Ví dụ: khi xác định một nhà nước đã tồn tại trong một thời điểm lịch sử nhất định thuộc kiểu nhà nước chủ nô, chúng ta sẽ có ngay những thông tin cơ bản về bản chất và những dấu hiệu đặc trưng của nhà nước đó.
Lý luận Mác - Leenin về nhà nước và pháp luật đã đưa ra khái niệm kiểu nhà nước trong lịch sử: Kiểu nhà nước là tổng thể những dấu hiệu (đặc điểm) cơ bản, đặc thù của nhà nước, thể hiện bản chất giai cấp và những điều kiện tồn tại và phát triển của nhà nước trong một hình thái kinh tế xã hội nhất định. Cơ sở để xác định kiểu nhà nước là học thuyết Mác _ Leenin về các hình thái kinh tế xã hội. Mỗi kiểu nhà nước phù hợp với một chế độ kinh tế nhất định của một xã hội có giai cấp. Đặc điểm chung của mỗi hình thái kinh tế xã hội sẽ quyết định những dấu hiệu cơ bản, đặc thù của một kiểu nhà nước tương ứng.
Trong lịch sử xã hội có giai cấp đã tồn tại bốn hình thái kinh tế xã hội: Chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa, Phù hợp với bốn hình thái kinh tế xã hội đó đã có bốn kiểu nhà nước:
- Kiểu nhà nước chủ nô
- Kiểu nhà nước phong kiến
- Kiểu nhà nước tư sản
- Kiểu nhà nước xã hội chủ nghĩa
Các kiểu nhà nước chủ nô, phong kiến, tư sản mặc dù mỗi kiểu có những đặc điểm riêng nhưng chúng đều là những kiểu nhà nước bóc lột được xây dựng trên cơ sở của chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất. Các nhà nước đó đều là "nhà nước theo đúng nghĩa", là công cụ để bảo vệ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, duy trì sự thống trị của giai cấp bóc lột đối với đông đảo quần chúng nhân dân lao động. nhà nước xã hội chủ nghĩa là kiểu nhà nước mới có bản chất khác với các kiểu nhà nước bóc lột. Nhiệm vị của nhà nước xã hội chủ nghĩa là thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, thực hiện công bằng xã hội.
Sự thay thế kiểu nhà nước này bằng một kiểu nhà nước mới tiến bộ hơn là một quy luật tất yêu. Quy luật về sự thay thế các kiểu nhà nước phù hợp với quy luật về sự phát triển và thay thế của các hình thái kinh tế - xã hội. Cách mạng là con đường dẫn đến sự thay thế đó. Một kiểu nhà nước mới xuất hiện trong quá trình cách mạng khi giai cấp cầm quyền cũ bị lật đổ và giai cấp thống trị mới giành được chính quyền. Các cuộc cách mạng khác nhau diễn ra trong lịch sử đều tuân theo quy luật đó: Nhà nước phong kiến thay thế nhà nước chủ nô, nhà nước tư sản thay thế nhà nước phong kiến, nhà nước xã hội chủ nghĩa thay thế nhà nước tư sản.
Nhà nước xã hội chủ nghĩa là một kiểu nhà nước mới tiến bộ nhất nhưng cũng là kiểu nhà nước cuối cùng trong lịch sử. Sau khi hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình, nhà nước xã hội chủ nghĩa sẽ tiêu vong và sau đó sẽ không còn một kiểu nhà nước nào khác nữa.
3. Pháp luật và nhà nước
Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự chung do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội theo mục đích, định hướng của nhà nước.
Pháp luật và nhà nước - hai yếu tố của thượng tầng chính trị - pháp lý, luôn có mối quan hệ khăng khít, không thể tách rời. Cả hai hiện tượng pháp luật và nhà nước đều có chung nguồn gốc cùng phát sinh và phát triển. nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, nhưng quyền lực đó chỉ có thể được triển khai và phát huy có hiệu lực trên cơ sở của pháp luật. Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự do nhà nước ban hành. luôn phản ánh những quan điểm và đường lối chính trị của lực lượng nắm quyền lực nhà nước và bảo đảm cho quyền lực đó được triển khai rộng trên quy mô toàn xã hội. Với ý nghĩa đó, nhà nước không thể tồn tại và phát huy quyền lực thiếu pháp luật; và ngược lại pháp luật chỉ phát sinh, tồn tại và có hiệu lực khi dựa trên cơ sở sức mạnh của quyền lực nhà nước.
Vì vật, không thể nói pháp luật đứng trên nhà nước hay nhà nước đứng trên pháp luật. Đồng thời khi xem xét các vấn đề nhà nước và pháp luật, phải đặt chung chúng trong mối quan hệ qua lại với nhau.
Khi xem xét mối quan hệ giữa pháp luật với nhà nước phải xét đến một khía cạnh thứ hai, đó là cần xuất phát từ tính chất đặc thù cề giá trị xã hội của mỗi hiện tượng để luận giải. Pháp luật mặc dù do nhà nước ban hành, nhưng khi đã được công bố thì nó trở thành một hiện tượng có sức mạnh công khai, bắt buộc đối với mọi chủ thể, trong đó có nhà nước. Nhà nước nói chung và mỗi cơ quan của nó nói riêng đều phải tôn trọng pháp luật, không thể coi nhẹ, càng không thể chà đạp lên nó. Nhà nước có quyền ban hành pháp luật, nhưng pháp luật bên cạnh việc thể hiện bản chất giai cấp. còn phản ánh những nhu cầu khách quan, phổ biến của các mối quan hệ xã hội. Vì vậy. nhà nước cũng không tính đến những nhu cầu và tâm lý xã hội.
4. Các kiểu pháp luật
Kiểu pháp luật là tổng thể những dấu hiệu (đặc điểm) cơ bản, đặc thù của pháp luật, thể hiện bản chất giai cấp và những điều kiện tồn tại và phát triển của pháp luật trong một hình thái kinh tế xã hội nhất định.
Học thuyết Mác - Lenin về các hình thái kinh tế xã hội là cơ sở để phân định kiểu pháp luật. Đặc điểm của mỗi hình thái kinh tế xã hội trong xã hội có giai cấp sẽ quyết định những dấu hiệu cơ bản của pháp luật. Phù hợp với điều đó, trong lịch sử đã tông tại bốn kiểu pháp luật
- Kiểu pháp luật chủ nô
- Kiểu pháp luật phòng kiến
- kiểu pháp luật tư sản
- Kiểu pháp luật xã hội chủ nghĩa
Ba kiểu pháp luật chủ nô, phong kiến và tư sản là những kiểu pháp luật bóc lột được xây dựng trên cơ sở của chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất. Cho nên. mặc dù mỗi kiểu có bản chất và có cách thể hiện riêng ucar mình nhưng chúng đều có một đặc điểm chung là thể hiện ý chí của giai cấp bóc lột trong xã hội. cũng cố và bảo vệ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, bảo đảm về mặt pháp lý sự áp bức bóc lột giai cấp thống trị đối vơi nhân dân lao động, duy trì tình trạng bất bình đẳng trong xã hội.
Khác với các kiểu pháp luật trên, pháp luật xã hội chủ nghĩa được xây dựng trên cơ sở của chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, chiếm tuyệt đại đa số dân cư trong xã hội. Mục đích của pháp luật xã hội chủ nghĩa là thủ tiêu mọi hình thức áp bức bóc lột, xây dựng một xã hội mới trong đó mọi người đều bình đẳng và tự do.
Sự thay thế kiểu pháp luật này bằng một kiểu pháp luật khác tiến bộ hơn là một quy luật tất yếu. Cơ sở khách quan của sự thay thế đó là sự vận động của quy luật kinh tế: Quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Sự thay thế các kiểu pháp luật gắn liền với sự thay thế của các hình thái kinh tế xã hội tương ứng. Cách mạng là con đường dẫn đến những thau thế đó. Các cuộc cách mạng xã hội khác nhau diễn ra trong lịch sử đã đem lại kết quả: Pháp luật phong kiến thay thế pháp luật chủ nô. pháp luật tư sản thay thế pháp luật phong kiến, pháp luật xã hội chủ nghĩa thay thế pháp luật tư sản. Trong tương lai pháp luật xã hội chủ nghĩa sẽ tiêu vong và sau đó sẽ không con fkieeur pháp luật nào thay thế nữa. Nhưng trong giai đoạn hiện nay. pháp luật xã hội chủ nghĩa cần được xây dựng hoàn thiện để phát huy cao độ vai trò là một công cụ sắc bén bảo đảm cho sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội.
Ngày nay, sự giao lưu quốc tế ngày càng mở rộng, sự tác động qua lại, ràng buộc, phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia ngày càng lớn. Đe điều chỉnh mối quan hệ giữa các quốc giá, các tổ chức quốc tế cũng cần có pháp luật, gọi là pháp .luật quốc tế. Pháp luật quốc tế được hiểu là hệ thống quy phạm do các quốc gia, các tổ chức quốc tế thỏa thuận xây dựng nên để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong đời sống quốc tế. Bên cạnh những điểm tương đồng với pháp luật quốc gia, pháp luật quốc tế có những nét đặc thù. Trong phạm vi giáo trình này chủ yếu đề cập đến pháp luật quốc gia.
Luật Minh Khuê (tổng hợp & biên tập)