Mục lục bài viết
- 1. Lý do nào khiến bạn bị đau họng sau khi ngủ dậy?
- 1.1 Đau họng buổi sáng do nhiễm lạnh
- 1.2 Đau họng buổi sáng do nhiễm virus
- 1.3 Đau họng vào buổi sáng do mất nước
- 1.4 Đau họng buổi sáng do trào ngược a xít dạ dày
- 1.5 Đau họng vào buổi sáng do vệ sinh răng miệng kém
- 2. Làm gì để phòng ngừa đau rát cổ họng sau khi ngủ dậy?
- 3. Đau họng buổi sáng có cần uống thuốc ngay không?
1. Lý do nào khiến bạn bị đau họng sau khi ngủ dậy?
1.1 Đau họng buổi sáng do nhiễm lạnh
Đêm và sáng là khoảng thời gian dễ nhiễm lạnh. Đau họng khi nhiễm lạnh là tình trạng dễ đoán biết nguyên nhân. Nhiễm lạnh do gió trời hoặc do gió điều hoà thực chất khiến niêm mạch mũi, miệng, họng bị khô, niêm mạc dễ sưng viêm gây đau rát cổ họng.
Nhiễm lạnh thường gặp ở những người có hệ miễn dịch kém, dễ nhiễm virus, vi khuẩn gây viêm và gây ra tình trạng rát khổ họng, đau họng. Đau họng do nhiễm lạnh nên điều trị ngay trước khi bội nhiễm gây viêm nặng, tạo đờm đặc.
Để giảm thiểu nguy cơ nhiễm lạnh, bạn cần chú ý:
Không sử dụng điều hoá thấp dưới 27 độ khi ngủ
Không để quạt gió, gió cửa số thuốc thẳng vào đầu, cổ.
Bổ sung vitamin C giúp tăng cường miễn dịch toàn thân
Súc miệng họng ngày 2 lần để bảo vệ miệng họng.
1.2 Đau họng buổi sáng do nhiễm virus
Đau họng, viêm họng buổi sáng là tình trạng nhiễm trùng tại hầu họng có thể do virus gây nên. Tình trạng này thường bùng phát mạnh khi thay đổi thời tiết, giao mùa và trong mùa lạnh. Bệnh có thể khởi phát đơn độc nhưng cũng có thể xuất hiện cùng lúc với các bệnh lý như sốt phát ban, ho gà, bạch hầu, sởi, cúm, viêm amidan và viêm VA.
Nhiều loại virus lưu hành trong máu hoặc trong không khí có thể tấn công khi môi trường thuận lợi hoặc hệ miễn dịch của người suy giảm. Virus cúm là virus phổ biến nhất gây đau họng và các vấn đề tại đường hô hấp. Ngoài cúm, các virus khác có thể gây đau họng vào buổi sáng như: adenovirus, coronavirus, virus sởi,… Loại viêm họng này thường bùng phát mạnh vào mùa lạnh hoặc khi thời tiết thay đổi.
Đau họng vào buổi sáng do nhiễm virus có thể tự thuyên giảm, không gây biến chứng nguy hiểm nếu biết các vệ sinh mũi, miệng họng, cụ thể:
Giữ ấm cơ thể, bổ sung vitamin C tăng cường miễn dịch
Rửa mũi bằng nước muối sinh lý
Súc miệng họng bằng nước súc miệng kháng khuẩn để loại bỏ virus gây viêm và khi khuẩn gây bội nhiễm.
1.3 Đau họng vào buổi sáng do mất nước
Mất nước là nguyên nhân hàng đầu gây đau họng buổi sáng nhưng lại không nhiều người biết. Mất nước gặp nhiều nhất ở những người ngủ mở miệng, ngủ ngáy hoặc khi điều kiện không khí khô (bật điều hoà, mùa hanh khô).
Miệng, họng mất nước tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn ở miệng phát triển và gây viêm nhiễm. Vi khuẩn phát triển từ miệng, lan xuống họng và gây phản ứng viêm tại họng, gây đau họng. Đặc biệt ban đêm, vi khuẩn khoang miệng càng phát triển mạnh gây mùi hôi khó chịu và gây đau họng nhiều vào buổi sáng.
Tình trạng đau họng này thực chất là do vi khuẩn gây ra, nếu không điều trị ngay sẽ gây viêm đường hô hấp cấp và cần sử dụng kháng sinh, chống viêm trong điều trị.
1.4 Đau họng buổi sáng do trào ngược a xít dạ dày
Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng bệnh lý phổ biến tại Việt Nam. Trào ngược dạ dày thực quản thường diễn ra vào ban đêm hơn do ngủ sai tư thế và sử dụng sai loại gối.
Gối cho người trào ngược cần có độ nghiêng từ 20-30 độ so với mặt phẳng. Nếu sử dụng các loại gối thường, dịch dạ dày có nguy cơ cao trào ngược và gây tổn thương niêm mạc họng và gây viêm tại họng, thực quản. Chính vì lí do này, hầu hết người bị trào ngược a xít dạ dày thường xuyên bị viêm họng, đau họng khi thức giấc vào buổi sáng.
1.5 Đau họng vào buổi sáng do vệ sinh răng miệng kém
4 nguyên nhân trên gây đau họng vào buổi sáng thường không nghiêm trọng nếu vệ sinh răng miệng sạch sẽ trước khi đi ngủ. Vệ sinh răng miệng chưa sạch là nguyên nhân gây 90% trường hợp đau họng vào buổi sáng. Vệ sinh răng miệng đúng chuẩn cần thực hiện đủ các bước sau:
Chỉ nha khoa. Nhiều người có thói quen dùng tăm thay và chỉ nha khoa. Tuy nhiên, thói quen này không thực sự tốt vì chúng có thể gây thưa răng và gây tổn thương nướu. Dùng chỉ nha khoa giúp vệ sinh sạch các kẽ răng, hốc sâu trong răng hiệu quả mà không ảnh hưởng tới nướu.
Đánh răng 2 lần/ngày: Đánh răng đầy đủ 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và tối giúp răng miệng sạch sẽ, loại bỏ bựa răng, và giảm tình trạng cao răng. Tuy nhiên, đánh răng chỉ làm sạch 25% khoang miệng do bàn chải không tiếp xúc được với hầu hết niêm mạc miệng, bề mặt lưỡi, nưới và các hốc sâu trong răng.
Súc miệng kháng khuẩn hàng ngày: Để thực sự làm sạch đến 99,9% khoang miệng, chắc chắn bạn cần súc miệng kháng khuẩn hàng ngày. Các loại nước súc miệng kháng khuẩn giúp loại bỏ vi khuẩn gây viêm nhiễm trong khoang miệng, làm sạch các bề mặt niêm mạc, lưỡi, nướu. Đồng thời, dòng nước súc miệng giúp loại bỏ thức ăn thừa và các chất cặn bẩn trong các hốc sâu trong răng
2. Làm gì để phòng ngừa đau rát cổ họng sau khi ngủ dậy?
Để phòng ngừa đau rát cổ họng sau khi ngủ dậy, bạn cần chú ý đến môi trường lúc ngủ và các vấn đề về sức khỏe, cụ thể:
Nếu sử dụng điều hòa hoặc khi thời tiết khô, thiếu độ ẩm, hãy sử dụng thêm máy phun sương để đảm bảo phòng ngủ có độ ẩm phù hợp.
Vào mùa đông, đặc biệt là thời tiết giao mùa, chú ý mặc ấm hoặc đắp chăn kín. Phòng ngủ nên tránh có gió lùa vào, tuy nhiên cũng không nên đóng kín cửa gây thiếu oxy. Dù là lúc ngủ hay mới thức dậy đều chú ý giữ ấm cơ thể.
Hãy uống một ly nước ấm trước khi đi ngủ hoặc sau khi thức dậy, hoặc có thể pha thêm chút mật ong, sẽ làm cổ họng dễ chịu hơn.
Tăng cường các loại thực phẩm giàu vitamin C vào chế độ ăn hàng ngày để có một hệ miễn dịch mạnh khỏe.
Súc miệng bằng nước muối ấm vào mỗi buổi sáng ngủ dậy cũng là cách làm giảm và phòng ngừa triệu chứng đau rát cổ họng.
Nếu có thói quen ngủ ngáy hoặc mắc phải tình trạng ngủ ngáy mãn tính, cần xem thử nguyên nhân khiến bạn ngủ ngáy là gì. Nếu do hút thuốc lá thì cần bỏ còn nếu do béo phì thì cố gắng giảm cân và duy trì cân nặng vừa phải, ổn định. Hoặc nằm nghiêng cũng có thể giúp giảm tình trạng ngủ ngáy. Nếu không phải các lý do nêu trên, hãy thử tìm đến các cơ sở y tế để được tư vấn và chữa trị.
Hạn chế ăn no trước lúc ngủ tối thiểu 2 giờ.
Có nhiều lý do khiến bạn bị đau họng sau khi ngủ dậy như nhiễm lạnh, nhiễm virus, vi khuẩn, bị trào ngược dạ dày, ... Để phòng ngừa tình trạng này cần chú ý đến môi trường lúc ngủ và một số biện pháp có thể áp dụng hàng ngày như súc miệng bằng nước muối, uống nước ấm trước lúc đi ngủ hoặc buổi sáng khi vừa thức dậy, ...
3. Đau họng buổi sáng có cần uống thuốc ngay không?
Đau họng vào buổi sáng là tình trạng cấp tính có thể gây biến chứng nghiêm trọng là tình trạng viêm đường hô hấp cấp. Tuy nhiên, nếu phát hiện đau họng khi thức dậy và điều trị ngay thì không cần sử dụng đến các loại thuốc uống như kháng sinh, thuốc chống viêm, thuốc tiêu đờm.
Để giải quyết nhanh triệu chứng đau họng vào buổi sáng, hãy áp dụng ngay các mẹo sau đây đảm bảo chỉ sau 1 buổi sáng bạn sẽ khỏi hoàn toàn:
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ: Đánh răng và súc miệng họng ngay lập tức. Việc đầu tiên là cần làm sạch và loại bỏ vi khuẩn, vi rút nhằm ngăn ngừa nguy cơ bội nhiễm. Đối với nước súc miệng nên súc miệng và súc họng 3-4h/lần. Không chỉ giúp giữ miệng luôn sạch sẽ, ức chế hoặc làm giảm bớt các vi khuẩn hoạt động tại họng và miệng, súc miệng họng còn giúp làm dịu niêm mạc, đẩy nhanh quá trình viêm và giúp giảm đau họng hiệu quả.
Uống thật nhiều nước. Mặc dù bạn có thể cảm thấy đau khi nuốt nhưng đừng vì thế mà giảm uống nước. Tích cực uống nước giúp giảm tình trạng khô miệng, loại bỏ bớt vi khuẩn tại miệng họng và làm giảm cọ sát trong niêm mạc họng (có thể gây trầm trọng hơn tình trạng viêm họng).
Ngậm chanh mật ong: Chanh mật ong có tính chất tiêu viêm, làm dịu và sát trùng hiệu quả. Một nghiên cứu mới cho thấy, súc miệng kháng khuẩn trước khi ngậm chanh mật ong giúp làm dịu họng nhanh hơn gấp 3 lần so với việc chỉ dùng chanh mật ong mà không súc miệng.
Ngoài ra, với những người hay bị đau họng vào buổi sáng, đặc biệt vào mùa lạnh hoặc khi giao mùa, nhớ Uống nhiều nước ấm và sử dụng nước súc miệng kháng khuẩn hàng ngày để ngăn ngừa tình trạng này tái phát
Nếu tình trạng bệnh không đỡ mà có diễn biến nặng hơn thì bạn cần đi khám tại các cơ sở y tế, để bác sĩ chuyên khoa chuẩn đoán kê đơn thuốc.