Mục lục bài viết
Luật sư tư vấn:
Đồ nhựa là một vật dụng khá phổ biến trong xã hội hiện nay và được xem là một trong những ngành nghề kinh doanh mang lại tiềm năng lớn cho các doanh nhân. Và kinh doanh sản phẩm được làm từ chất liệu nhựa không thuộc danh mục các ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Do vậy các doanh nhân có thể tiến hành hoạt động kinh doanh của mình sau khi đã đăng ký kinh doanh (thành lập doanh nghiệp) thành công. Sau đây sẽ là một số lưu ý chi tiết về mã ngành kinh doanh sản phẩm bồn nhựa mà Luật Minh Khuê muốn gửi đến quý khách mang tính chất tham khảo:
1. Hệ thống các ngành kinh tế Việt Nam hiện nay
Ban hành kèm theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg là Danh mục và Nội dung hệ thống ngành nghề kinh tế mới nhất tại Việt Nam. Theo đó, danh mục hệ thống ngành kinh tế Việt Nam sẽ gồm 5 cấp:
- Ngành cấp 1 gồm 21 ngành được mã hóa theo bảng chữ cái lần lượt từ A đến U
- Ngành cấp 2 gồm 88 ngành, mỗi ngàng được mã hóa bằng hai số theo ngành cấp 1 tương ứng
- Ngành cấp 3 gồm 242 ngành, mỗi ngành được mã hóa bằng ba số theo ngành cấp 2 tương ứng
- Ngành cấp 4 gồm 486 ngành, mỗi ngành được mã hóa bằng bốn số theo ngành cấp 3 tương ứng
- Ngành cấp 5 gồm 734 ngành, mỗi ngành được mã hóa bằng năm số theo ngành cấp 4 tương ứng
Nội dung Hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam giải thích rõ những hoạt động kinh tế gồm các yếu tố được xếp vào từng bộ phận đó. Trong đó bao gồm những hoạt động kinh tế được xác định trong ngành kinh tế. Loại trừ những hoạt động kinh tế không được xác định trong ngành kinh tế nhưng thuộc các ngành kinh tế khác.
2. Mã ngành kinh doanh sản phẩm bồn nhựa
Căn cứ Phụ lục I Ban hành kèm theo Quyết định số 27/2018/QD-TTG ngày 06 tháng 7 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ thì sản phẩm bồn nhựa được chế biến từ nguyên liệu chính là nhựa nên mã ngành của sản phẩm này có thể tham khảo như sau:
222 - 2220: Sản xuất sản phẩm từ plastic:
22201: Sản xuất bao bì từ plastic
Nhóm này gồm: Sản xuất đồ nhựa dùng để gói hàng như: Túi, bao tải, hộp, thùng, hòm, bình lớn, chai lọ bằng nhựa
22209: Sản xuất sản phẩm khác từ plastic:
Nhóm này gồm: Chế biến dẻo mới hoặc nhựa đã dùng thành các sản phẩm trung gian hoặc sản phẩm cuối cùng sử dụng các hoạt động như khuôn nén; đẩy nén, thổi nén, phun nén và cắt. Đối với tất cả các quá trình trên, quá trình sản xuất là quá trình tạo ra nhiều loại sản phẩm. Cụ thể:
- Sản xuất các sản phẩm plastic bán chế biến như: Đĩa, tấm, khối, mảnh nhựa (bất kể tự dính hay không)
- Sản xuất các sản phẩm nhựa hoàn thiện như: Ống, vòi nhựa, thiết bị lắp đặt bằng nhựa
- Sản xuất đồ nhựa cho xây dựng như: Cửa nhựa, cửa sổ, khung, mảnh, rèm, ván chân tường, bể hồ chứa nhân tạo, sàn tường hoặc tấm phủ trần dạng cuộn hoặc dạng tấm, đồ thiết bị vệ sinh bằng nhựa như bể bơi plastic, vòi tắm, chậu tắm, chậu rửa mặt
- Sản xuất bàn, đồ bếp và đồ nhà vệ sinh bằng nhựa
- Sản xuất tấm hoặc bản bóng kính
- Sản xuất tấm phủ sàn bằng nhựa cứng hoặc linoleum
- Sản xuất đá nhân tạo
- Sản xuất bằng keo
- Sản xuất sản phẩm nhựa chuyển hóa như: Mũ lưỡi trai, thiết bị ngăn cách, bộ phận của thiết bị chiếu sáng, thiết bị văn phòng hoặc giáo dục, quần áo bằng nhựa (nếu chúng được gắn với nhau không phải là khâu), thiết bị đồ gia dụng, tượng, băng chuyền, giấy dán tường bằng nhựa, đế giày, tẩu xì gà, lược, lô cuộn tóc và các đồ khác
Loại trừ:
- Sản xuất túi nhựa được phân vào nhóm sản xuất vali, túi xách và các loại tương tự, sản phẩm yên đệm
- Sản xuất nhựa dạng nguyên sinh được phân vào nhóm sản xuất plastic và cao su tổng hợp dạng nguyên sinh
- Sản xuất giày dép nhựa được phân vào nhóm sản xuất giày dép
-Sản xuất nội thất nhựa được phân vào nhóm sản xuất giường, tủ, bàn, ghế bằng vật liệu khác
- Sản xuất đồ dụng cụ thể thao nhựa được phân vào nhóm sản xuất dụng cụ thể dục, thể thao
- Sản xuất đồ chơi, chương trình trò chơi nhựa được phân vào nhóm sản xuất đồ chơi, trò chơi
- Sản xuất thiết bị nha khoa và y khoa bằng nhựa được phân vào nhóm sản xuất thiết bị và dụng cụ y tế, nha khoa
- Sản xuất các thiết bị quang học bằng nhựa được phân vào nhóm sản xuất thiết bị và dụng cụ y tế, nha khoa
- Sản xuất mũ nhựa cứng và các thiết bị bảo vệ an toàn cá nhân khác bằng nhựa được phân vào nhóm sản xuất khác chưa được phân vào đâu.
3. Thủ tục thành lập công ty buôn bán sản phẩm bồn nhựa?
Trước khi thành lập công ty để kinh doanh hoạt động buôn bán sản phẩm bồn nhựa thì các doanh nhân cần phải đáp ứng được đầy đủ các điều kiện để được thành lập doanh nghiệp nói chung. Khi xét thấy đã đáp ứng được các điều kiện theo Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định thì các doanh nhân sẽ tiến hành lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp với mục đích kinh doanh của mình. Hiện nay pháp luật Việt Nam công nhận 05 loại hình doanh nghiệp phổ biến sau đây:
+ Công ty cổ phần: đây là loại hình doanh nghiệp khá phổ biến, thường thấy trên thị trường lao động Việt Nam. Đối với công ty cổ phần thì vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau hay còn được gọi là cổ phần. Những người sở hữu chung số cổ phần sẽ được gọi với cái tên là cổ đông (có thể là cá nhân hoặc tổ chức). Số lượng cổ đông tối thiểu của công ty cổ phần là 03 người và không bị hạn chế về số lượng tối đa
+ Doanh nghiệp tư nhân: loại hình này thường thấy ở các hoạt động kinh doanh nhỏ lẻ hoặc cũng có thể là kinh doanh với quy mô lớn nhưng đơn giản, chủ sở hữu đảm bảo được vấn đề tài chính để duy trì hoạt động của doanh nghiệp. Có thể hiểu đơn giản doanh nghiệp tư nhân đúng với cái tên của nó, là loại hình doanh nghiệp chỉ do một cá nhân làm chủ và phải chịu trách nhiệm bằng chính tài sản của mình cho tất cả các hoạt động của doanh nghiệp.
+ Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên: cũng là một loại hình khá phổ biến trong giới kinh doanh ngày nay. Là một loại hình doanh nghiệp do một cá nhân hoặc một tổ chức là chủ sở hữu, góp vốn để thành lập
+ Công ty Trách nhiệm hữu hạn hai thành viên: loại hình doanh nghiệp này có tối thiểu là 02 thành viên trở lên bao gồm cả cá nhân, tổ chức và với số lượng không quá 50 thành viên
+ Công ty Hợp danh: Loại hình doanh nghiệp này đòi hỏi phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty và cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung. Ngoài các thành viên hợp danh nêu trên thì công ty có thể có thêm cả thành viên góp vốn.
Như vậy với mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ có những đặc điểm riêng biệt cũng như ưu nhược điểm của nó để chủ sở hữu doanh nghiệp tương lai cân nhắc lựa chọn sao cho phù hợp với điều kiện kinh doanh của mình. Sau khi đã lựa chọn cho minh được loại hình doanh nghiệp phù hợp thì sau đây, doanh nhân cần phải tiến hành việc đăng ký kinh doanh theo các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký:
Thành phần hồ sơ sẽ bao gồm:
+ Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp: Theo mẫu giấy đề nghị được in sẵn theo Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT về đăng ký doanh nghiệp. Với mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ có mẫu giấy riêng. Quý khách cần lưu ý lựa chọn đúng mẫu văn bản để tránh sai xót không đáng có
+ Dự thảo điều lệ công ty, có đầy đủ chữ ký của người tham gia thành lập công ty
+ Danh sách cổ đông, thành viên sáng lập
+ Bản sao các giấy tờ liên quan đến nhân thân của các thành viên, chủ sở hữu
+ Các giấy tờ liên quan khác cần soạn thảo trong trường hợp cụ thể như văn bản ủy quyền, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài...
Bước 2: Nộp hồ sơ:
Sau khi đã hoàn tất về thành phần hồ sơ nêu trên, quý khách sẽ tiến hành nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết là Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư trên địa bàn tỉnh, thành phố. Quý khách có thể nộp theo hình thức trực tiếp, trực tuyến và qua đường bưu điện.
Bước 3: Nhận kết quả:
Sau khi đã tiến hành nộp hồ sơ xong, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiếp nhận và xử lý hồ sơ trong 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ. Nếu không có sai xót gì thì cơ quan sẽ tiến hành giao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho công ty
Trong trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ có tách nhiệm thông báo bằng văn bản hướng dẫn cho tổ chức, cá nhân kinh doanh bổ sung hồ sơ theo đúng quy định pháp luật. Trường hợp từ chối đăng ký kinh doanh, cơ quan đăng lý kinh doanh sẽ phải gửi văn bản trả lời và có nêu rõ lý do cùng căn cứ pháp luật.
Lệ phí thành lập công ty hiện nay là 100.000 đồng một lần đăng ký
Bước 4: Hoàn tất các thủ tục sau khi thành lập doanh nghiệp
Sau khi đã nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, công ty cần tiếp tục hoàn tất các thủ tục sau:
+ Khắc dấu và thực hiện thông báo mẫu dấu
+ Mở tài khoản ngân hàng cho công ty
+ Mua chữ ký số và đăng ký nộp thuế điện tử khi đã có chữ ký số
+ Đóng thuế môn bài qua mang bằng chữ ký số điện tử
+ Treo biển công ty tại trụ sở chính
Hoàn thành xong các bước nêu trên, công ty hoạt động buôn bán bồn nhựa của quý khách sẽ sẵn sàng đi vào vận hành hoạt động kinh doanh chính thức. Quý khách cần nắm rõ trình tự các bước và hoàn tất đầy đủ để tránh mất thời gian, công sức cũng như đảm bảo chặt chẽ về mặt pháp lý trong thủ tục hành chính.
Nếu quý khách còn vướng mắc về vấn đề trên hoặc mọi vấn đề pháp lý khác, quý khách hãy vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Luật sư tư vấn pháp luật doanh nghiệp trực tuyến theo số điện thoại 19006162 để được Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp qua tổng đài kịp thời hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc. Rất mong nhận được sự hợp tác và tin tưởng của quý khách! Luật Minh Khuê xin trân trọng cảm ơn!