Tuy nhiên, thông thường vào cuối tháng, cuối năm hoặc hết mỗi kỳ kế toán, doanh nghiệp nào cũng sẽ tiến hành họp để báo cáo kết quả kinh doanh nội bộ của công ty mình trước các thành viên của công ty. Việc báo cáo kết quả kinh doanh này nhằm giúp cho các thành viên, lãnh đạo trong công ty nắm rõ tình hình hoạt động của đơn vị mình theo từng kỳ cụ thể. Như vậy, việc lập báo cáo kết quả kinh doanh là thực sự cần thiết đối với các doanh nghiệp.

Vậy cụ thể mục đích của việc lập báo cáo kết quả kinh doanh là gì? Báo cáo kết quả kinh doanh nội bộ bao gồm những nội dung như thế nào? Quý khách hàng hãy theo dõi bài viết sau đây để cùng Luật Minh Khuê biết chi tiết hơn về Báo cáo kết quả kinh doanh nội bộ và những vấn đề pháp lý liên quan.

 

1. Mẫu báo cáo kết quả kinh doanh nội bộ là gì?

Hoạt động báo cáo kết quả kinh doanh nội bộ có vai trò giúp cho các thành viên trong công ty có thể kịp thời nắm được các thông tin về tình hình tài chính, kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó có thể vạch ra những định hướng phát triển trong tương lai, đồng thời có biện pháp khắc phục tình trạng khẩn cấp và kịp thời nếu cần thiết. 

Theo đó, báo cáo kết quả kinh doanh nội bộ là văn bản được tổ chức, doanh nghiệp lập ra để báo cáo về tình hình kinh doanh nội bộ của tổ chức, doanh nghiệp, bao gồm các hoạt động thu chi, lợi nhuận, thua lỗ phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh.

Hiện nay, báo cáo kinh doanh nội bộ do doanh nghiệp tự lập ra được dựa trên quy định của pháp luật về mẫu báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, tuy nhiên báo cáo này có thể chứa cả những nội dung, khoản thu chi không có hóa đơn chứng từ. 

 

2. Báo cáo kết quả kinh doanh nội bộ để làm gì?

Một bản báo cáo kết quả kinh doanh nội bộ được lập ra với mục đích giúp cho những người muốn biết về các tình hình ở mức cơ bản trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong khoảng thời gian đó. Từ đó có thể dự đoán trước về lợi nhuận mà doanh nghiệp sẽ có được trong tương lai sắp tới. 

Bên cạnh đó, báo cáo kết quả kinh doanh nội bộ giúp cho các các chủ sở hữu, nhà đầu tư nắm được cụ thể họ kiếm được bao nhiêu lợi nhuận, đánh giá hoạt động kinh doanh có đang đi đúng hướng hay không và mức độ sử dụng hiệu quả những nguồn lực, nguyên liệu đầu vào mà bản thân công ty đã đầu tư.

Như vậy nhìn chung, một bản báo cáo kết quả kinh doanh nội bộ nhằm giúp cho công ty đưa ra những định hướng phát triển cụ thể, có những quyết định mới về việc cải thiện, phát triển hoặc xử lý các yếu tố trong hoạt động sản xuất, kinh doanh giúp cho kết quả của công ty ngày một tốt hơn.

 

3. Ai là người báo cáo kết quả kinh doanh nội bộ?

Tùy thuộc vào cơ cấu tổ chức của một doanh nghiệp mà người đứng ra lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh nội bộ có thể khác nhau. Nhưng thông thường, người báo cáo kết quả kinh doanh nội bộ sẽ là những đối tượng sau:

- Trưởng phòng tài chính kế toán;

- Trưởng phòng sản xuất;

- Trưởng phòng kinh doanh.

Vậy có thể thấy được rằng, người báo cáo kết quả kinh doanh nội bộ chính là người đứng đầu một bộ phận trong công ty, báo cáo kết quả kinh doanh trong hoạt động của bộ phận mình, hoặc của toàn bộ doanh nghiệp, tùy thuộc vào sự phân công của cấp trên.

Trưởng bộ phận chính là người trực tiếp chịu sự quản lý của những người đứng đầu tổ chức, doanh nghiệp, cũng là người được phân công quản lý cấp dưới trong bộ phận của mình. Do đó, đây sẽ là người nắm được các thông tin một cách cụ thể nhất về hoạt động thuộc phạm vi quản lý của mình. Từ đó có thể lập báo cáo kinh doanh nội bộ cho công ty một cách đầy đủ và chính xác nhất. 

 

4. Mẫu báo cáo kết quả kinh doanh nội bộ mới nhất

Quý khách có thể tải ngay: Mẫu báo cáo kết quả kinh doanh nội bộ mới nhất.

Hiện nay, mẫu báo cáo kết quả kinh doanh nội bộ có thể được lập dựa vào mẫu báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo quy định tại Thông tư 200/2014/TT-BTC như sau:

Tải về
 

Đơn v báo cáo: .................

 

                                Mu s B 02  DN

Đa ch:………...............

 

      (Ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC

          Ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính)

 

BÁO CÁO KT QU HOT ĐNG KINH DOANH

            Năm………

                                                                                                         Đơn v tính:............

 

CH TIÊU

s

 

Thuyết minh

Năm

nay

Năm

trưc

1

2

3

4

5

1. Doanh thu bán hàng và cung cp dch v

01

 

 

 

2. Các khon gim tr doanh thu

02

 

 

 

3. Doanh thu thun v bán hàng và cung cp dch v (10= 01-02)

10

 

 

 

4. Giá vn hàng bán

11

 

 

 

5. Li nhun gp v bán hàng và cung cp dch v (20=10 - 11)

20

 

 

 

6. Doanh thu hot đng tài chính

21

 

 

 

7. Chi phí tài chính

22

 

 

 

  - Trong đó: Chi phí lãi vay

23

 

 

 

8. Chi phí bán hàng

25

 

 

 

9. Chi phí qun lý doanh nghip

26

 

 

 

10 Li nhun thun t hot đng kinh doanh

     {30 = 20 + (21 - 22) - (25 + 26)}

30

 

 

 

 

11. Thu nhp khác

31

 

 

 

12. Chi phí khác

32

 

 

 

13. Li nhun khác (40 = 31 - 32)

40

 

 

 

14. Tng li nhun kế toán trưc thuế (50 = 30 + 40)

50

 

 

 

15. Chi phí thuế TNDN hin hành

16. Chi phí thuế TNDN hoãn li

51

52

 

 

 

17. Li nhun sau thuế thu nhp doanh nghip (60=50  51 - 52)

60

 

 

 

18. Lãi cơ bn trên c phiếu (*)

70

 

 

 

19. Lãi suy gim trên c phiếu (*)

71

 

 

 

 

(*) Chỉ áp dụng tại công ty cổ phần                                    Lp, ngày ... tháng ... năm ...

Ngưi lp biu

Kế toán trưng

Giám đc

(Ký, họ tên)

 - Số chứng chỉ hành nghề;

- Đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên, đóng dấu)

Đi vi ngưi lp biu là các đơn v dch v kế toán phi ghi rõ S chng ch hành ngh, tên và đa ch Đơn v cung cp dch v kế toán. Ngưi lp biu là cá nhân ghi rõ S chng ch hành ngh.

 

In / Sửa biểu mẫu

 

5. Hướng dẫn chi tiết soạn báo cáo kết quả kinh doanh nội bộ

Quý khách hàng có thể tham khảo hướng dẫn chi tiết về soạn báo cáo kết quả kinh doanh nội bộ mới nhất sau đây:

CHỈ TIÊU NỘI DUNG
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Bao gồm tất cả doanh thu từ việc bán hàng hóa, thành phẩm, bất động sản đầu tư, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác trong kỳ báo cáo của đơn vị.

2. Các khoản giảm trừ Trong quá trình bán hàng, doanh nghiệp phát sinh các hàng hóa bị trả lại, hoặc giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại trong kỳ báo cáo dẫn đến việc bị giảm doanh thu.
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ   Là khoản chênh lệch giữa Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ với khoản giảm trừ doanh thu.
4. Giá vốn hàng bán Là các loại chi phí cấu thành nên sản phẩm như: chi phí nhân công, chi phí nguyên vật liệu, chi phí khấu hao, các chi phí khác...
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ  Là chênh lệch giữa Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ với Giá vốn bán hàng
6. Doanh thu hoạt động tài chính Doanh thu từ việc thu tiền lãi cho vay, lãi tiền gửi, cổ tức, lợi nhuận được chia,...
7. Chi phí tài chính Chi phí phát sinh như lãi vay phải trả, lãi mua hàng trả chậm, lỗ bán ngoại tệ,...
- Trong đó: Lãi vay phải trả Phản ánh chi phí lãi vay phải trả được tính vào chi phí tài chính trong kỳ báo cáo
8. Chi phí bán hàng

Là toàn bộ các chi phí liên quan đến quá trình bán hàng: như chi phí marketing, thuê mặt bằng, chi phí vận chuyển, bảo quản, đóng gói,...

9. Chi phí quản lý doanh nghiệp Là toàn bộ các chi phí phục vụ hoạt động quản lý của doanh nghiệp: như chi phí khấu hao, chi phí công cụ dụng cụ, chi phí tiền lương nhân viên quản lý, các loại chi phí bằng tiền khác,...
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh Là kết quả hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp mà không bao gồm lợi nhuận khác
11. Thu nhập khác Là các khoản thu nhập thu được không từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của đơn vị như lãi từ thanh lý tài sản cố định, chênh lệch lãi do đánh giá lại giá trị vật tư, hàng hóa,...
12. Chi phí khác Là các khoản chi phí không phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh của đơn vị như lỗ từ thanh lý tài sản cố định, lỗ do đánh giá lại giá trị vật tư, hàng hóa,...
13. Lợi nhuận khác Là chênh lệch giữa thu nhập khác và chi phí khác
14. Tổng lợi nhuận trước thuế Là tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất, kinh doanh và lợi nhuận khác
15. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành Là chi phí thuế TNDN hiện hành phát sinh trong năm báo cáo
16. Chi phí thuế thu nhập DN hoãn lại Là số chênh lệch giữa thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong kỳ báo cáo lớn hơn thuế thu nhập hoãn lại phải trả được hoàn nhập trong kỳ báo cáo
17. Lợi nhuận sau thuế Là kết quả của tổng lợi nhuận trước thuế trừ đi chi phí thuế TNDN
18. Lãi cơ bản/suy giảm trên cổ phiếu (*) Áp dụng tại công ty cổ phần

Tham khảo nội dung liên quan:

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về Mẫu báo cáo kết quả kinh doanh nội bộ cũng như một số các vấn đề có liên quan. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7. Gọi số 1900.6162 hoặc gửi email chi tiết tại: Tư vấn pháp luật qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê. Chúng tôi rất mong nhận được sự hợp tác từ quý khách hàng!