>> Luật sư tư vấn pháp luật Doanh nghiệp, gọi:  1900 6162

 

Luật sư tư vấn:

1. Cơ sở pháp lý về kiểm định an toàn thang máy

- Luật an toàn, vệ sinh lao động năm 2015

- Nghị định 44/2016/NĐ-CP

- Thông tư 12/2021/TT-BLĐTBXH

 

2. Kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy khi nào ?

Thang máy là thiết bị nâng phục vụ những tầng dừng xác định, có cabin với kích thước và kết cấu thích hợp để chở người và chở hàng, di chuyển theo các ray dẫn hướng thẳng đứng hoặc nghiêng không quá 15° so với phương thẳng đứng.

Sử dụng thang máy trở nên quen thuộc tại các khu vực đô thị vì sự thuận tiện của thiết bị này, tuy vậy quá tình sử dụng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn, do đó, pháp luật yêu cầu phải kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy. Việc kiểm định được tiến hành trong những trường hợp sau:

Kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn thang máy theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn sau khi thang máy lắp đặt, trước khi đưa vào sử dụng.

Kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của thang máy theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn khi hết thời hạn của lần kiểm định trước.

Kiểm định kỹ thuật an toàn bất thường là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn thang máy theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật khi:

Một là, sau khi sửa chữa, nâng cấp, cải tạo quan trọng có ảnh hưởng tới tình trạng kỹ thuật an toàn của thang máy. Các vấn đề sau được xem là sửa chữa quan trọng:

- Sửa chữa làm thay đổi so với thiết kế của nhà sản xuất liên quan đến:

+ Tốc độ định mức;

+ Tải trọng định mức;

+ Kích thước cabin;

+ Hành trình.

- Thay đổi hoặc thay thế:

+ Loại thiết bị khóa (việc thay thế một thiết bị khóa bằng một thiết bị cùng loại không được xem là sự thay đổi quan trọng);

+ Hệ thống điều khiển;

+ Cáp dẫn động thang máy;

+ Ray dẫn hướng;

+ Loại cửa (hoặc thêm một hay nhiều cửa cabin hoặc cửa tầng);

+ Máy dẫn động hoặc puli máy dẫn động;

+ Bộ khống chế vượt tốc;

+ Bộ giảm chấn;

+ Bộ hãm an toàn;

+ Thiết bị bảo vệ cabin di chuyển không định trước;

+ Thiết bị hãm;

+ Kích, Xi lanh - pittông;

+ Van giảm áp;

+ Van ngắt;

+ Van hạn áp/van một chiều;

+ Thiết bị cơ khí ngăn cabin di chuyển;

+ Thiết bị cơ khí làm dừng cabin;

+ Bệ làm việc;

+ Thiết bị cơ khí để chặn cabin hoặc các chốt chặn di động;

+ Các thiết bị cho hoạt động khẩn cấp và cứu hộ.

Lưu ý: Các hạng mục, thiết bị thay đổi hoặc thay thế phải có đặc tính, thông số kỹ thuật tương đương với thiết kế của nhà sản xuất thang máy.

Hai là, khi có yêu cầu của cơ sở hoặc cơ quan có thẩm quyền.

 

3. Điều kiện thực hiện kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy

Khi tiến hành kiểm định phải đảm bảo các điều kiện sau đây:

- Thang máy phải ở trạng thái sẵn sàng đưa vào kiểm định;

- Hồ sơ kỹ thuật của thang máy phải đầy đủ;

- Các yếu tố môi trường, thời tiết đủ điều kiện không làm ảnh hưởng tới kết quả kiểm định;

- Các điều kiện về an toàn vệ sinh lao động phải đáp ứng để vận hành thang máy.

 

4. Thời hạn kiểm định kỹ thuật an toàn

Theo quy định tại Điều 9 Thông tư 12/2021/TT-BLĐTBXH:

- Thời hạn kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ đối với thang máy lắp đặt tại các tòa nhà chung cư, văn phòng, trung tâm thương mại, bệnh viện, khách sạn, nhà máy sản xuất hay tại khu vực công cộng là hai (02) năm một lần.

- Thời hạn kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ đối với thang máy lắp đặt tại các công trình khác với công trình nêu trên là ba (03) năm một lần.

- Thời hạn kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ đối với các thang máy đã có thời hạn sử dụng trên 15 năm là một (01) năm một lần.

Dựa trên tình trạng của thiết bị, thời hạn kiểm định kỹ thuật an toàn có thể được rút ngắn do kiểm định viên quyết định trên cơ sở thống nhất với tổ chức, cá nhân sở hữu hoặc quản lý thang máy. Trong trường hợp rút ngắn thời hạn kiểm định kỹ thuật an toàn, kiểm định viên thực hiện kiểm định phải ghi rõ lý do rút ngắn vào biên bản kiểm định.

 

5. Thiết bị, dụng cụ phục vụ kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy

Các thiết bị, dụng cụ phục vụ kiểm định phải được kiểm định, hiệu chuẩn theo quy định. Các thiết bị, dụng cụ phục vụ kiểm định gồm:

a) Tốc độ kế (máy đo tốc độ);

b) Thiết bị đo khoảng cách;

c) Dụng cụ phương tiện kiểm tra kích thước hình học;

d) Thiết bị đo nhiệt độ;

đ) Thiết bị đo cường độ ánh sáng;

e) Thiết bị đo điện trở cách điện;

g) Thiết bị đo điện trở tiếp địa;

h) Thiết bị đo điện vạn năng;

i) Ampe kìm;

k) Máy thủy bình (nếu cần).

 

6. Mẫu biên bản kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy mới nhất

>>> Mẫu biên bản này được ban hành kèm theo Thông tư 12/2021/TT-BLĐTBXH

(Tên tổ chức KĐ)
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

…………….., ngày... tháng ... năm 20...

 

BIÊN BẢN KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN
(THANG MÁY ĐIỆN/THANG MÁY KHÔNG BUNG MÁY/THANG MÁY GIA ĐÌNH/THANG MÁY THỦY LC)[1]

Số: …………………..

 

Căn cứ vào Quy trình kim định kỹ thuật an toàn thang máy s QTKĐ: 02-2021/BLĐTBXH ban hành kèm theo Thông tư số 12/2021/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 9 năm 2021 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Chúng tôi gồm:

Đại diện tổ chức kiểm định:

1………………………………… Số hiệu kiểm định viên:………………………………………

2………………………………… Số hiệu kiểm định viên: ………………………………………

Thuộc tổ chức kiểm định: …………………………………………………………………………

Số đăng ký chứng nhận của tổ chức kiểm định: ………………………………………………

Thành phần chứng kiến kiểm định và thông qua biên bản kiểm định:

1………………………………………………. Chức vụ:…………………………………………

2………………………………………………. Chức vụ:…………………………………………

Đã tiến hành kiểm định đối với (Tên thiết bị): ………………………………………………….

Thuộc sở hữu/ quản lý của (Tên tổ chức, cá nhân sở hữu/quản lý thang máy):

………………………………………………………………………………………………………

Địa chỉ (Trụ sở chính của cơ sở):……………………………………………………………….

Địa chỉ (Vị trí) lắp đặt: ……………………………………………………………………………

I - THÔNG SỐ CỦA THANG MÁY

- Thông số cơ bản:

Mã hiệu:

Năm chế tạo:

Vận tốc định mức (m/ph):

Nhà chế tạo:

Số chế tạo:

Tải trọng định mức (Kg):

Nơi chế tạo:

Số điểm dừng:

Diện tích hữu ích tối đa của cabin:

Kiểu máy dẫn động:

Mục đích sử dụng:

 

- Thông số động cơ:

Công suất

 

Năm chế tạo:

 

Dòng điện định mức:

 

Mã hiệu:

 

Số seri:

 

Điện áp:

 

Hãng chế tạo:

 

Tốc độ vòng quay:

 

 

 

- Biên bản kiểm định lần trước số (nếu có):................. ngày: ……………………….. do (tên tổ chức kiểm định): ……………………………………………………………… thực hiện:

II- HÌNH THỨC KIỂM ĐỊNH

Lần đầu □             Định kỳ □             Bất thường □

- Lý do kiểm định bất thường (nếu có): …………………………………………………………

III- NỘI DUNG KIỂM ĐỊNH

1. KIỂM TRA HỒ SƠ, LÝ LỊCH

STT

Tên hồ sơ, tài liệu

Đánh giá

Không có

1

Lý lịch thang máy

 

 

2

Giấy chứng nhận hợp quy

(Áp dụng đối với trường hợp kim định lần đầu)

 

 

3

Hồ sơ kiểm định của lần trước

(Không áp dụng đối với trường hợp kim định lầđầu)

 

 

4

Hồ sơ bảo trì của lần trước

 

 

5

Hồ sơ bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế (nếu có)

 

 

Đánh giá kết qu:

- Nhận xét: …………………………………………………………………………………….

- Đánh giá kết quả: Đầy đủ □             Không đầy đủ □

2. KIỂM TRA BÊN NGOÀI

- Nhận xét: …………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………….

- Tính đầy đủ - đồng bộ của thang: ……………………………………………………………..

- Các khuyết tật - biến dạng: …………………………………………………………………….

- Đánh giá kết quả:       Đạt □       Không đạt □

3. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG KỸ THUẬT, CHI TIẾT CỦA THANG MÁY

Nhận xét: …………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………….

STT

HẠNG MỤC KIỂM TRA

QUY ĐỊNH

PHẦN DÀNH CHO KIM ĐỊNH VIÊN

Kết quả thtế[2]

Đạt

Không đạt

1.

Giếng thang

 

 

 

 

-

Kiểm tra các thiết bị phải có trong giếng thang

- Thiết bị dừng thang

- Ổ cắm

- Thiết bị để điều khiển đèn

Đầy đủ/ không đầy đủ

 

 

-

Kiểm tra môi trường hố thang: vệ sinh đáy hố, thấm nước, chiếu sáng

Đánh giá theo điểm 2.1.1.16 QCVN 02: 2019

Đáp ứng/ Không đáp ứng

 

 

-

Kiểm tra việc bao che giếng thang

Đánh giá theo các điểm 2.1.1.11, 2.1.4.6, 2.1.4.7 và 2.1.4.8 QCVN 02: 2019

Đáp ứng/ Không đáp ứng

 

 

-

Kiểm tra các cửa cứu hộ, cửa kiểm tra

Đánh giá theo điểm 2.1.3 QCVN 02: 2019

Đáp ứng/ Không đáp ứng

 

 

-

Khoảng cách theo phương ngang giữa bề mặt bên trong của vách giếng thang và ngưỡng cửa, khung cửa cabin hoặc mép ngoài cửa lùa

Đánh giá theo các điểm 2.1.4.7, 2.2.10, 2.2.11 và 2.2.12 QCVN 02: 2019

Đáp ứng/ Không đáp ứng

 

 

-

Kiểm tra thiết bị kiểm soát đóng mở cửa tầng: kiểm tra tình trạng kỹ thuật, sự liên động của khóa cơ khí và tiếp điểm điện

Đánh giá theo các điểm 2.2.8 và 2.2.19.3 QCVN 02: 2019

Đáp ứng/ Không đáp ứng

 

 

-

Chiếu sáng giếng thang

- Chiếu sáng trên nóc cabin, sàn hố thang, tối thiểu 50 Lux

- Chiếu sáng khu vực khác trong giếng thang, tối thiểu 20 Lux

- Chiếu sáng trên nóc cabin, sàn hố thang ...Lux

- Chiếu sáng khu vực khác trong giếng thang ...Lux

 

 

-

Thông gió giếng thang

Đánh giá theo điểm 2.1.1.4 QCVN 02:2019

Phù hợp/ Không phù hợp (*)

 

 

-

Kích thước thông thủy của cửa tầng

Chiều cao tối thiểu 2 m

Chiều rộng cửa tầng không quá 50 mm so cửa cabin

- Chiều cao: ... m

- Chiều rộng: ... m

 

 

 

Không gian lánh nạn ở đỉnh giếng thang

Có biển chỉ dẫn ghi rõ các kích thước và tư thế của người khi vào không gian lánh nạn

Có/Không có

 

 

-

Không gian lánh nạn ở hố giếng thang

Có biển chỉ dẫn ghi rõ các kích thước và tư thế của người khi vào không gian lánh nạn

Có/Không có

 

 

-

Lối vào giếng thang

Đánh giá theo điểm 2.1.2 QCVN 02:2019

Đáp ứng/ Không đáp ứng

 

 

-

Kiểm tra bộ giảm chấn

Đánh giá theo điểm 2.7 QCVN 02:2019.

Đáp ứng/ Không đáp ứng

 

 

2.

Buồng máy và các thiết bị bên trong buồng máy

 

 

 

 

-

Kiểm tra buồng máy và các thiết bị trong buồng máy

Đánh giá theo điểm 2.1.1.2 QCVN 02:2019

Đáp ứng/ Không đáp ứng

 

 

-

Kiểm tra lối vào buồng máy, các cao trình trong buồng máy: lan can, cầu thang

Đánh giá theo điểm 2.1.2.4 QCVN 02:2019

Đáp ứng/ Không đáp ứng

 

 

-

Kiểm tra vị trí lắp đặt các cụm máy, tủ điện, đo đạc các khoảng cách an toàn giữa chúng và với các kết cấu xây dựng trong buồng máy

Đánh giá theo điểm 2.9 QCVN 02:2019

Đáp ứng/ Không đáp ứng

 

 

-

Kiểm tra môi trường trong buồng máy (nhiệt độ, chiếu sáng, thông gió)

- Nhiệt độ bên trong buồng máy phải duy trì trong khoảng từ +5 ⁰C đến +40 ⁰C.

- Chiếu sáng và thông gió

Đánh giá theo các điểm 2.1.1.4 và 2.1.1.16 QCVN 02:2019

Nhiệt độ: ....⁰C

Chiếu sáng: ..... lux

 

 

-

Kiểm tra cửa ra vào buồng máy: cánh cửa - khóa cửa

Đánh giá theo các điểm 2.1.1.5.4 và 2.1.2.2 QCVN 02:2019.

Đáp ứng/ Không đáp ứng

 

 

-

Kiểm tra việc bố trí các bảng điện, công tắc điện trong buồng máy

Đánh giá theo điểm 2.9 QCVN 02:2019

Đáp ứng/ Không đáp ứng

 

 

-

Kiểm tra việc đi đường điện từ bảng điện chính đến tủ điện, từ tủ điện đến các bộ phận máy

Đánh giá theo điểm 2.9.1 QCVN 02:2019.

Đáp ứng/ Không đáp ứng

 

 

3.

Cabin và các thiết bị bên trong cabin

 

 

 

 

-

Kích thước thông thủy của cửa cabin

Chiều cao thông thủy tối thiểu cho cửa tầng và cửa 1 cabin là 2 m

h = .... m

 

 

-

Chiều cao thông thủy trong lòng cabin

tối thiểu là 2 m

h= .... m

 

 

-

Tải định mức và diện tích hữu ích tối đa của cabin

Theo Bảng 3 và Bảng 4: QCVN 02:2019

Đáp ứng/ Không đáp ứng

 

 

-

Bảng hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn xử lý sự cố thang máy

Đánh giá theo điểm 2.3.5.4 QCVN 02:2019

Có/Không có

 

 

-

Số điện thoại liên lạc với người có trách nhiệm

Đánh giá theo điểm 2.3.5.4 QCVN 02:2019

Có/Không có

 

 

-

Hệ thống liên lạc khẩn cấp

Đánh giá theo điểm 2.3.5.4 QCVN 02:2019

Có/Không có

 

 

-

Kiểm tra các đầu cố định cáp cả phía cabin và phía đối trọng

Đánh giá theo các điểm 2.4.5 và 2.4.6 QCVN 02:2019

Đáp ứng/ Không đáp ứng

 

 

-

Kiểm tra cửa thoát hiểm trên nóc cabin

Nếu cửa sập thoát hiểm được lắp trên nóc cabin thì cửa sập phải có kích thước tối thiểu 0,40 m x 0,50 m

Đáp ứng/ Không đáp ứng

 

 

-

Kiểm tra khoảng cách an toàn giữa cabin và đối trọng kể cả các phần nhô ra của 2 bộ phận trên không nhỏ hơn 0,05 m

không nhỏ hơn 0,05 m

L =.... mm

 

 

-

Kiểm tra thiết bị điện an toàn kiểm soát trạng thái đóng mở cửa cabin

Đánh giá theo các điểm 2.2.17, 2.2.18, 2.2.19, 2.2.20, 2.2.24, 2.2.27 và 2.2.28 QCVN 02:2019

Đáp ứng/ Không đáp ứng

 

 

-

Kiểm tra khe hở giữa 2 cánh cửa cabin, khe hở giữa cánh cửa và khung cabin

Đánh giá theo điểm 5.3.1.4 TCVN 6396-20:2017

L =.... mm

 

 

-

Kiểm tra tình trạng kỹ thuật và hoạt động của thiết bị chống kẹt cửa

Đánh giá theo các điểm 2.2.17, 2.2.18, 2.2.19 và 2.2.20 QCVN 02:2019

Đáp ứng/ Không đáp ứng

 

 

-

Kiểm tra khoảng cách an toàn theo phương ngang giữa ngưỡng cửa cabin và ngưỡng cửa tầng

Không quá 35 mm

L=...mm

 

 

-

Thiết bị báo quá tải

Người sử dụng phải được thông báo bằng tín hiệu nghe thấy được hoặc nhìn thấy được trong cabin

Đáp ứng/ Không đáp ứng

 

 

-

Hiển thị dừng tầng, độ chính xác dừng tầng

Đánh giá theo các điểm 2.3.4.4.1, 2.10.3 và 2.10.4 QCVN 02:2019

Đáp ứng/ Không đáp ứng

 

 

-

Khóa cửa

Khóa phải được liên động với tiếp điểm điện an toàn

Đáp ứng/ Không đáp ứng

 

 

-

Chiếu sáng cabin

cường độ tối thiểu 100 lux chiếu lên các thiết bị điều khiển và ở độ cao 1 m phía trên mặt sàn ở bất kỳ điểm nào cách vách cabin không quá 100 mm

Đáp ứng/ Không đáp ứng

 

 

-

Thông gió

Các cabin phải có các lỗ thông gió ở các phần bên trên và phía dưới cabin.

Đáp ứng/ Không đáp ứng

 

 

4.

Thiết bị bảo vệ phòng ngừa cabin vượt tốc

 

 

 

 

-

Bộ khống chế vượt tốc

 

Phù hợp/ không phù hợp

 

 

-

Bộ hãm an toàn

Đánh giá theo các điểm 2.5.4, 2.5.5, 2.5.6, 2.5.7, 2.5.8. 2.5.9 và 2.5.10 QCVN 02:2019

Phù hợp/ không phù hợp

 

 

-

Cáp thép

Đánh giá theo điểm 2.5.11 QCVN 02:2019; Phụ lục E TCVN 7550:2005

Đường kính cáp …. mm

 

 

5.

Đối trng và khối lưng cân bằng, kết cu treo, kết cấu bù và phương tiện bảo vệ có liên quan

 

 

 

 

-

Kiểm tra khung đối trọng, tình hình lắp các phiên đối trọng trong khung, việc cố định các phiên trong khung

Đánh giá theo các điểm 2.4.2 và 2.4.4 QCVN 02:2019

Phù hợp/ không phù hợp

 

 

-

Kiểm tra puli, đối trọng kéo cáp bộ khống chế vượt tốc:

+ Tình trạng khớp quay giá đỡ đối trọng;

+ Bảo vệ puli;

+ Thiết bị kiểm soát độ chùng cáp.

Đánh giá theo các điểm 2.4.3, 2.4.13 và 2.4.15 QCVN 02:2019

Phù hợp/ không phù hợp

 

 

-

Kiểm tra các puli dẫn cáp, hướng cáp, che chắn bảo vệ

Đánh giá theo các điểm 2.4.3, 2.4.13 và 2.4.15 QCVN 02:2019

Phù hợp/ không phù hợp

 

 

-

Thiết bị treo cabin, đối trọng hay khối lượng cân bằng

Đánh giá theo các điểm 2.4.2 và 2.4.4 QCVN 02:2019

Đường kính cáp: .... mm Số nhánh cáp: ...

 

 

-

Puli máy dẫn động, puli đổi hướng

Đánh giá theo các điểm 2.4.3, 2.4.13 và 2.4.15 QCVN 02:2019

Phù hợp/ không phù hợp

 

 

6.

dẫn động và các thiết bị kết hp

 

 

 

 

-

Máy dẫn động và phương pháp dẫn động

Đánh giá theo điểm 2.8.11 QCVN 02:2019 đối với thang máy điện hoặc theo khoản 2.8.15 QCVN 32:2019 đối với thang máy thủy lực

Đáp ứng/ không đáp ứng

 

 

-

Hệ thống phanh

(Tình trạng kỹ thuật của phanh, má phanh, lò xo phanh)

Đánh giá theo điểm 2.8.3 QCVN 02:2019

Đáp ứng/ không đáp ứng

 

 

7.

Hệ thống điều khiển, thiết bị an toàn

 

 

 

 

-

Kiểm tra các thiết bị điện

Đánh giá theo điểm 2.9 QCVN 02:2019

Đáp ứng/ Không đáp ứng

 

 

-

Kiểm tra hệ thống điều khiển và các công tắc cực hạn

Đánh giá theo điểm 2.10 QCVN 02:2019

Đáp ứng/ Không đáp ứng

 

 

8.

Ray dẫn hướng

Đánh giá theo điểm 2.6 QCVN 02: 2019

Phù hợp/ không phù hợp

 

 

9.

Hệ thng cứu hộ

 

 

 

 

-

Cứu hộ bằng tay

Đánh giá theo điểm 2.11.1.1 QCVN 02:2019

Có trang bị/ không trang bị

 

 

-

Cứu hộ bằng điện

Đánh giá theo điểm 2.11.1.2 QCVN 02:2019

Có trang bị/ không trang bị

 

 

-

Quy trình cứu hộ

Nhà sản xuất thang máy phải đưa ra quy trình cứu hộ thích hợp trong trường hợp xảy ra sự cố.

Có trang bị/ Không trang bị

 

 

10.

Điện trở cách điện, điện trở nối đất

 

 

 

 

-

Điện trở cách điện

Đánh giá theo Bảng 16 TCVN 6396-20:2017

... MΩ

 

 

-

Điện trở nối đất

≤ 4 Ω

... Ω

 

 

4. THỬ VẬN HÀNH

4.1. THỬ KHÔNG TẢI

- Nhận xét: ………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………….

- Đánh giá kết quả:          Đạt □         Không đạt □

4.2. THỬ TẢI ĐỘNG 100% TẢI ĐỊNH MỨC:

- Nhận xét: ………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………….

- Đánh giá kết quả:

+ Vận tốc cabin:

…………m/ph.

Kết quả: Đạt

Không đạt

+ Dòng điện động cơ (Khi cabin đi lên/xuống):

…../…... A

Kết quả: Đạt

Không đạt

+ Độ sai lệch dừng tầng lớn nhất:

…….. mm

Kết quả: Đạt

Không đạt

+ Bộ hãm an toàn tức thời hoặc tức thời có giảm chấn:

………………

Kết quả: Đạt

Không đạt

4.3. THỬ ĐỘNG 125% TẢI ĐỊNH MỨC:

- Nhận xét: …………………………………………………………………………………………

- Đánh giá kết quả:

+ Phanh điện từ

+ Bộ hãm an toàn êm

+ Thử kéo

Kết quả: Đạt

Kết quả: Đạt

Kết quả: Đạt

Không đạt

Không đạt

Không đạt

5. THỬ HỆ THỐNG CỨU HỘ:

- Nhận xét: ……………………………………………………………………………………………

- Đánh giá kết quả:

+ Thiết bị cứu hộ bằng tay

Kết quả: Đạt

Không đạt

+ Bộ cứu hộ tự động (nếu có)

Kết quả: Đạt

Không đạt

+ Hệ thống thông tin liên lạc (chuông, điện thoại liên lạc nội bộ)

Kết quả:    Đạt □               Không đạt □

IV- KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Thang máy được kiểm định có kết quả: Đạt □;           Không đạt □

đủ điều kiện hoạt động với tải trọng định mức: …………………..(kg)

2. Đã được dán tem kiểm định số ………….. tại vị trí:………………………………………

3. Các kiến nghị (nếu có): ………………………………………………………………………

Thời gian thực hiện kiến nghị: …………………………………………………………………

V- THỜI HẠN KIỂM ĐỊNH

Thời gian kiểm định lần sau: Ngày ………..tháng …………năm 20 ……………………….

Lý do rút ngắn thời hạn kiểm định (nếu có): ………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………..

Biên bản đã được thông qua vào hồi …giờ ….phút, ngày …tháng …năm 20…………..

Tại: ……………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………….

Biên bản được lập thành ……………bản, mỗi bên giữ ………bản./.

 

TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
SỞ HỮU/QUẢN LÝ THANG MÁY

(Ký tên và đóng dấu)

NGƯỜI CHỨNG KIẾN
(Ký, ghi rõ họ và tên)

KIỂM ĐỊNH VIÊN
(Ký, ghi rõ họ và tên)

[1] Kiểm định viên ghi rõ tên loại thang máy được kiểm định ở phần này.

[2] Đối với những hạng mục kiểm tra có số liệu đo, kiểm định viên phải ghi số liệu thực tế đo đạc được vào cột kết quả thực tế tương ứng với hạng mục đánh giá trong biên bản kiểm định. Đối với những hạng mục chỉ mang tính đánh giá, thì tại cột kết quả thực tế kiểm định viên lựa chọn một trong các nội dung phù hợp để đưa vào biên bản kiểm định.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi.  Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay số: 1900 6162 để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác!