Mục lục bài viết
1. Vay vốn ngân hàng chính sách xã hội là gì?
Vay vốn là việc cá nhân hay một tổ chức thực hiện vay mượn từ các nguồn khác để sử dụng với điều kiện sẽ trả đúng thời hạn theo như yêu cầu của bên cho vay đưa ra.
Vay vốn ngân hàng chính sách chính là hoạt động đi vay mượn từ ngân hàng được thành lập nhằm thực hiện chính sách ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng khác. Hoạt động của ngân hàng chính sách xã hội là không vì mục đích lợi nhuận được nhà nước đảm bảo khả năng thanh toán, tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0%, không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, được miễn thuế và các khoản phải nộp từ ngân sách nhà nước.
Ngân hàng chính sách xã hội là một trong những công cụ là đòn bẫy kinh tế cuả nhà nước nhằm giúp cho hộ nghèo và những đối tượng chính sách họ có điều kiện để tiếp cận vốn tín dụng ưu đãi để có thể tập trung sản xuất, tạo làm việc làm và nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, vươn lên thoát nghèo góp phần quan trọng trong việc thực hiện chính sách phát triển kinh tế đất nước gắn liền với mục tiêu xóa đói giảm nghèo, đảm bảo cuộc sống cho người dân.Thực hiện vì mục tiêu dân giàu – nước mạnh, xã hội công bằng- dân chủ – văn minh.
>> Tha khảo: Ngân hàng chính sách xã hội là gì? Đối tượng vay vốn và lãi suất?
2. Mẫu đơn vay vốn ngân hàng chính sách xã hội.
>> Tải ngay: Đơn vay vốn ngân hàng chính sách xã hội
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————–
GIẤY ĐỀ NGHỊ VAY VỐN KIÊM PHƯƠNG ÁN SỬ DỤNG VỐN VAY
Chương trình cho vay: Vay vốn hộ nghèo
Kính gửi: Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Ninh Bình
1.Họ tên người vay: Lê Thị T Năm sinh: 1975
-Số CMND: 08930202020 , ngày cấp: 12 /12/2020 Nơi cấp: Ninh Bình
-Địa chỉ cư trú: thôn 3 xã Thọ Bình, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình
-Là thành viên Tổ TK&VV do ông (bà) … làm tổ trưởng.
-Thuộc tổ chức Hội: … quản lý.
2.Họ tên người thừa kế:Lê Thị H Năm sinh 2000 Quan hệ với người vay: Con
Chúng tôi đề nghị NHCSXH cho vay số tiền: 20.000.000 đồng
(Bằng chữ Hai mươi triệu đồng)
Để thực hiện phương án: thoát đói giảm nghèo
Tổng nhu cầu vốn: … đồng. Trong đó:
+Vốn tự có tham gia: … đồng.
+Vốn vay NHCSXH: …đồng để dùng vào việc:
Đối tượng /Số lượng /Thành tiền
–
–
–
– Thời hạn xin vay: … tháng; Kỳ hạn trả nợ: … tháng/lần.
– Số tiền trả nợ: … đồng/lần. Hạn trả nợ cuối cùng: Ngày…./…../……
– Lãi suất cho vay: …% tháng, lãi suất nợ quá hạn: …% lãi suất khi cho vay.
Lãi tiền vay được trả định kỳ hàng tháng, vào ngày …
Chúng tôi cam kết: sử dụng vốn vay đúng mục đích, trả nợ gốc và lãi đầy đủ, đúng hạn. Nếu sai trái, tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
…, ngày…tháng…năm….
Tổ trưởng | Người thừa kế | Người vay |
PHÊ DUYỆT CỦA NGÂN HÀNG
1. Số tiền cho vay: … đồng (Bằng chữ: …)
2. Lãi suất: … %/tháng. Lãi suất nợ quá hạn: … % lãi suất khi cho vay.
3. Thời hạn cho vay: … tháng. Hạn trả nợ cuối cùng: Ngày…/…/…
…, ngày…tháng…năm….
Cán bộ tín dụng | Trưởng Phòng | Giám đốc |
>> Tham khảo: Đối tượng nào được vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội
3. Cách thức vay vốn ngân hàng chính sách xã hội.
Để có thể tiến hành vay vốn ngân hàng chính sách xã hội thì người có nhu cầu vay vốn cần thực hiện theo các bước như sau:
- Bước 1: Người vay viết giấy đề nghị vay vốn gửi cho tổ tiết kiệm và vay vốn
- Bước 2: Tổ Tiết kiệm và vay vốn ở địa phương nhận được hồ sơ xin vay vốn của người vay sẽ tiến hành họp tổ để bình xét cho vay, kiểm tra các yếu tố trên Giấy Đề nghị vay vốn, đối chiếu đối tượng xin vay đúng với các chính sách vay vốn của Chính phủ.
- Bước 3: Sau khi có xác nhận của Ủy ban Nhân dân cấp xã/ phường/ thị trấn tại địa phương, Tổ Tiết kiệm và vay vốn gửi toàn bộ hồ sơ đề nghị vay vốn cho Ngân hàng Chính sách Xã hội để làm thủ tục phê duyệt cho vay.
- Bước 4: Cán bộ Ngân hàng Chính sách Xã hội sẽ được Giám đốc phân công thực hiện việc kiểm tra, đối chiếu tính hợp pháp và hợp lệ của bộ hồ sơ vay vốn, trình Trưởng phòng Tín dụng và Giám đốc phê duyệt cho vay. Sau khi phê duyệt, Ngân hàng Chính sách Xã hội lập thông báo kết quả phê duyệt cho vay
- Bước 5: Ủy ban nhân dân xã thông báo cho tổ chức chính trị - xã hội cấp xã và tổ tiết kiệm và vay vốn để thông báo cho người vay đến điểm giao dịch tại xã hoặc trụ sở ngân hàng chính sách ở địa phương để nhận tiền.
4. Một số quy định về vay vốn ngân hàng chính sách xã hội
Về phạm vi cho vay:
Điều 5 Quyết định 16/2003/QĐ-TTg quy định về phạm vi cho vay của ngân hàng chính sách xã hội như sau:
- Hộ nghèo
- Học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn đang học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và học nghề.
- Các đối tượng cần vay vốn để giải quyết việc làm theo Nghị quyết số 120/HĐBT ngày 11 tháng 4 năm 1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ).
- Các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài.
- Các tổ chức kinh tế và hộ sản xuất, kinh doanh thuộc hải đảo; thuộc khu vực II, III miền núi và thuộc Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi, vùng sâu, vùng xa (sau đây gọi là Chương trình 135).
- Các đối tượng khác khi có quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Vốn cho vay được sử dụng vào:
Đối với hộ nghèo; hộ sản xuất kinh doanh thuộc hải đảo, thuộc khu vực II, III miền núi và các xã thuộc Chương trình 135, sử dụng vốn vay để:
- Mua sắm vật tư, thiết bị, giống cây trồng, vật nuôi, thanh toán các dịch vụ phục vụ sản xuất, kinh doanh;
- Góp vốn thực hiện các dự án hợp tác sản xuất, kinh doanh được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Giải quyết một phần nhu cầu thiết yếu về: nhà ở, điện thắp sáng, nước sạch, học tập.
Đối với các tổ chức kinh tế thuộc hải đảo, thuộc khu vực II, III miền núi và các xã thuộc Chương trình 135, sử dụng vốn vay để chi phí cho sản xuất, kinh doanh theo chương trình, dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Đối với học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, sử dụng vốn vay để mua sắm phương tiện học tập và các chi phí khác phục vụ cho việc học tập tại trường.
Người vay là đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài, sử dụng vốn vay để trả phí đào tạo, phí dịch vụ, tiền đặt cọc, vé máy bay.
Người vay là các đối tượng khác thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Vốn nhận ủy thác cho vay ưu đãi được sử dụng theo hợp đồng ủy thác.
Điều kiện để được vay vốn: Theo điều 8 Quyết định số 16/2003/QĐ-TTg
- Người vay là hộ nghèo phải có địa chỉ cư trú hợp pháp và phải có trong danh sách hộ nghèo được Uỷ ban nhân dân cấp xã quyết định theo chuẩn nghèo do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội công bố, được Tổ tiết kiệm và vay vốn bình xét, lập thành danh sách có xác nhận của ủy ban nhân dân cấp xã.
- Người vay là các đối tượng chính sách khác thực hiện theo các quy định hiện hành của Nhà nước và các quy định trong Nghị định của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Loại cho vay: Điều 7 Quyết định số 16/2003/QĐ-TTg
- Cho vay ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng.
- Cho vay trung hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 12 tháng đến 60 tháng.
- Cho vay dài hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 60 tháng.
Nếu các bạn muốn tìm hiểu thêm một số quy định hoạt động của ngân hàng chính sách xã hội thì có thể tham khảo ở Quyết định số 16/2003/QĐ-TTg.
>> Tham khảo: Đối tượng nào được vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội
Trên đây là toàn bộ những thông tin mà chúng tôi muốn cung cấp cho các bạn có liên quan đến hoạt động vay vốn của ngân hàng chính sách xã hội và mẫu đơn vay vốn ngân hàng chính sách xã hội. Hi vọng rằng những thông tin mà chúng tôi muốn cung cấp cho các bạn sẽ giúp các bạn hiểu thêm về hoạt động cho vay của ngân hàng chính sách xã hội. Nếu các bạn còn có những câu hỏi thắc mắc khác có liên quan thì có thể liên hệ với chúng tôi thông qua số điện thoại của tổng đài 19006162 để được hướng dẫn.