Xét dưới bản chất pháp lý thì đây được hiểu là nguyện vọng của người lao động đối với người chủ sử dụng lao động ở đơn vị, tổ chức hay doanh nghiệp (nhà nước hoặc tư nhân) về mong muốn của cá nhân người lao động đối với người chủ sử dụng lao động về để xuất được làm việc ở một nơi mới, một vị trí mới do những lý do cá nhân riêng biệt.

Đây, có thể xem như một quy trình nội bộ của doanh nghiệp, tổ chức, đơn vị trong việc sử dụng con người. Vậy, viết đơn xin chuyển công tác như thế nào ? Các nội dung và vấn đề cần lưu ý khi chuyển công tác là gì ? ... Sẽ được Luật Minh Khuê tư vấn và phân tích cụ thể theo quy định mới nhất của Pháp luật Việt Nam hiện nay. Mọi vướng mắc, Hãy gọi: 1900.6162 để được Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại.

 

1. Mẫu đơn xin chuyển công tác

Mẫu đơn này, Luật Minh Khuê viết dựa theo thông tin mô phòng của một giáo viên làm trong lĩnh vực giáo dục, gửi đơn trực tiếp với đơn vị ký kết hoặc bổ nhiệm vị trí làm việc của mình (sở giáo dục). Đối với các trường hợp khác tùy theo vị trí làm việc và công tác của mình để đưa ra nội dung cho phù hợp. Chúng tôi sẽ phân tích chi tiết các trường hợp cụ thể ở phần sau của mẫu đơn này.

>> Bạn có thể tải ngay: Mẫu đơn xin chuyển công tác hoặc soạn thảo trực tuyến theo mẫu dưới đây, in ra và sử dụng trong các trường hợp cần thiết:

Tải về
 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

----***----

 

ĐƠN XIN CHUYỂN CÔNG TÁC

    

  Kính gửi:  Sở Giáo dục và Đào tạo …………………

Tên tôi là:  ..............................................................Sinh ngày...... / ........ /....................

Quê quán: ......................................................................................................................

Trú quán:........................................................................................................................

Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: ..................................................................................

Đơn vị công tác hiện nay: .............................................................................................

Ngày vào ngành......./......./.......... Ngày về đơn vị công tác hiện nay......../......./............

Đơn vị xin chuyển đến: .................................................................................................

Lý do xin chuyển công tác: ...........................................................................................

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

 

            Vậy tôi làm đơn này, trân trọng đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo ........., xét cho tôi được chuyển công tác theo nguyện vọng.

Tôi xin chân thành cám ơn.

 

........, ngày........ tháng...... năm 20......

Ý KIẾN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

QUẢN LÝ TRỰC TIẾP

NGƯỜI LÀM ĐƠN

(Ký, ghi rõ họ, tên)

 

                                                                                         

 

In / Sửa biểu mẫu

 

2. Đơn xin chuyển công tác đối với cán bộ công chức

Theo quy định tại Luật cán bộ, công chức số 22/2008/QH12 quy định:

Không phải bất kì lúc nào, bất kì lý do hay hoàn cảnh nào cơ quan có thẩm quyền cũng điều động, luân chuyển người lao động đi làm nơi khác.

Đơn xin chuyển công tác là một loại đơn dành cho những ai đang có ý định và mong muốn được chuyển nơi làm việc, nơi công tác.

Loại đơn này không được sử dụng phổ biến ở các đơn vị kinh doanh, doanh nghiệp nhỏ lẻ mà thường sử dụng nhiều ở các cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp có quy mô lớn, nhiều chi nhánh, văn phòng đại diện,… công chức, viên chức, người lao động trong các ngành công an, bộ đội, giáo viên, sở, ban, ngành,… là những người sử dụng nhiều loại văn bản này.

- Nếu việc chuyển công tác là do ý trí tự nguyện, mong muốn của cán bộ viên chức do gia đình có hoàn cảnh khó khăn, muốn chuyển về nơi làm việc gần nơi cư trú thì theo quy định tại Thông tư 15/2012/TT-BNV ngày 25/12/2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về tuyển dụng, ký kết hợp đồng làm việc và đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng đối với viên chức. Khi viên chức chuyển công tác thì đồng nghĩa với việc người lao động phải chấm dứt hợp đồng tại cơ quan cũ và phải được thể hiện bằng văn bản có xác nhận của thủ trưởng cơ quan chủ quản. Nếu viên chức chuyển công tác được tuyển tại cơ quan mới thì người đứng đầu cơ quan đó phải kí hợp đồng làm việc và hoàn tất thủ tục giấy tờ để đảm bảo quyền lợi cho cán bộ viên chức: chế độ lương, bảo hiểm xã hội căn cứ vào trình độ, quá trình đào tạo,…

 

3. Ý nghĩa của đơn xin chuyển công tác

Có thể đơn xin chuyển công tác có ý nghĩa như sau:

- Nhân viên công ty muốn chuyển tới một bộ phận khác phù hợp với năng lực bản thân và có thể phát triển bản thân với công việc đó;

- Người lao động muốn chuyển tới làm việc tại chi nhánh ở quê để gần với gia đình;

- Giáo viên muốn chuyển tới dạy tại một trường khác trong huyện;

- Công an, bộ đội muốn chuyển tới làm việc tại một đơn vị khác trong tỉnh;……

Nhờ có đơn xin chuyển công tác mà những người có thẩm quyền sẽ xem xét, quyết định có phê duyệt lời đề nghị này hay không.

 

4. Hồ sơ xin chuyển công tác

Mỗi doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị hay mỗi tỉnh sẽ có những yêu cầu khác nhau về các loại giấy tờ trong hồ sơ xin chuyển công tác, nhưng nhìn chung sẽ có các giấy tờ cơ bản dưới đây:

- Đơn xin chuyển công tác có sự đồng ý của người quản lý, thủ trưởng đơn vị;

- Văn bản đồng ý tiếp nhận của nơi chuyển đến;

- Sơ yếu lý lịch có dán ảnh và xác nhận (xác nhận của địa phương nơi cư trú nếu là người lao động trong các doanh nghiệp; xác nhận của trưởng cơ quan, đơn vị nếu là công chức, viên chức, giáo viên, công an, bộ đội,…)

- Bản sao văn bằng, chứng chỉ;

- Bản sao hộ khẩu.

Với công chức, viên chức, công an, bộ đội, giáo viên còn cần bổ sung thêm:

- Bản sao quyết định bổ nhiệm vào ngạch;

- Bản sao quyết định hệ số lương, quyết định nâng lương,…

 

5. Điều kiện để thuyên chuyển cán bộ

Căn cứ vào Điều 26 Luật cán bộ, công chức 2008 quy định:

- Đối với trường hợp cơ quan, tổ chức vì một lý do nào đó có kế hoạch thuyên chuyển công tác cho nhân viên và đã được cấp trên đồng ý phê duyệt thì cơ quan đó có quyền ra giấy quyết định thuyên chuyển công tác.

- Đối với các trường hợp có sự thay đổi nhân sự giữa các ngành, giữa trung ương và địa phương nhằm mục đích đào tạo, nâng cao năng lực làm việc.

- Bất cứ trong trường hợp nào thì các quyết định thuyên chuyển công tác chỉ có hiệu lực khi được sự chấp nhận, phê duyệt của người lãnh đạo hay cơ quan có thẩm quyền cao hơn.

Trong trường hợp cán bộ nhân viên muốn chuyển công tác vì một lý do nào đó như hoàn cảnh gia đình, muốn về gần nơi cư trú thì cần được lãnh đạo của cơ quan hiện đang công tác phê duyệt. Khi đã được chấp thuận đồng nghĩa với việc bạn chấm dứt hợp đồng lao động tại cơ quan cũ để bắt đầu làm việc tại cơ quan mới. Lưu ý, lãnh đạo mới phải ký hợp đồng với bạn nhằm vẫn được đảm bảo về quyền lợi, chế độ lương, bảo hiểm căn cứ vào trình độ, quá trình đào tạo. Tuy nhiên trước đó, bạn cần thực hiện các đơn xin thuyên chuyển bộ phận công tác, đơn xin chuyển công tác về gần nhà hay đơn xin chuyển công tác trong tỉnh tùy theo.

 

6. Quy trình thuyên chuyển nơi công tác của cán bộ viên chức

Sau khi bạn đã hoàn tất hồ sơ, đơn xin chuyển công tác mà cơ quan tổ chức yêu cầu thì nộp chúng trực tiếp tại các phòng ban có nhiệm vụ giải quyết hồ sơ. Đối với cán bộ sẽ nộp tại phòng tổ chức cán bộ, đối với viên chức thì sẽ nộp tạo sở nội vụ. Sau 3 tháng kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm phải xác nhận nội dung trong hồ sơ.
Trong trường hợp phát hiện có vấn đề gì cần phải thông báo ngay đến người làm hồ sơ để sửa chữa kịp thời. Nếu không có sai sót, cơ quan nhận hồ sơ sẽ ra quyết định có phê duyệt hay không rồi gửi đến các bên có liên quan. Lưu ý, quyết định luân chuyển, điều động công tác cần được thông báo đến phòng thực hiện nhiệm vụ cung cấp quyền lợi, bảo hiểm cho nhân viên trước 5 ngày để tiến hành thủ tục chốt và trả sổ bảo hiểm. Sau khi đã hoàn tất mọi thủ túc, cơ quan có thẩm quyền thông báo cho cán bộ lên nhận giấy tờ để chuyển về đơn vị công tác mới.

Dù là vì lý do gì khiến bạn phải thuyên chuyển công tác thì vẫn nên giữ thái độ hòa nhã với mọi người và đặc biệt không được nói xấu hay chế giễu đồng nghiệp, lãnh đạo. Trước tiên, điều này giúp thể hiện được thái độ chuyên nghiệp của bạn. Ngoài ra, trong cuộc sống rất thể bạn gặp phải các khó khăn cần đến sự giúp đỡ của họ nên đừng vội đánh mất các mối quan hệ đã có.

Luân chuyển công tác cũng giống như các hình thức nhảy việc, bạn sẽ phải làm quen với điều kiện làm việc mới, áp lực mới và đồng nghiệp mới. Thông thường, chúng ta thường thực hiện hoạt động luân chuyển nội bộ hoặc công việc tương tự để thích ứng tốt hơn. Tuy nhiên, dù trong trường hợp nào bạn vẫn cần khéo léo để giao tiếp, tạo mối quan hệ tốt với đồng nghiệp cả trong công việc cũng như các khía cạnh khác. Bên cạnh đó, bạn cũng phải nắm bắt cơ hội, vận dụng các kiến thức kỹ năng nhằm khẳng định được thực lực của mình và ghi điểm với cấp trên.

Một lá đơn xin chuyển công tác hay trước tiên cần đảm bảo đầy đủ các nội dung. Trong đó, phần thông tin liên quan đến người được thuyên chuyển cần phải ghi đầy đủ chính xác. Nếu phát hiện có thông tin gian dối, sai lệch được kê khai trong đơn người viết sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật. Nhiều trường hợp vi phạm nghiêm trọng có thể khiến bạn bị khai trừ nên phải đặc biệt lưu ý.

Lý do xin chuyển được xem là trọng tâm của các lá đơn xin chuyển công tác. Để nói ra một lý do thì rất nhiều tuy nhiên nó cần phải có tình thuyết phục và chính xác mới giúp đơn của bạn có cơ hội được xét duyệt cao. Ngoài ra, dù là viết tay hay đánh máy bạn cũng chỉ nên sử dụng ngôn từ đơn giản, một nghĩa, không rườm rà và nêu đúng trọng tâm lý do của mình.

Nghỉ việc và chuyển đến một đơn vị công tác mới nhưng người làm đơn nên cam đoan hoàn thành tốt công việc đã được giao và đồng thời sẽ chịu trách nhiệm bàn giao công việc cho người mới. Điều này giúp bạn thể hiện thái độ làm việc chuyên nghiệp cũng như tinh thần trách nhiệm cao. Nó cũng là một điểm công để lãnh đạo ký xác nhận đơn của bạn nhanh hơn.

 

7. Có phải thay đổi đăng ký mã số thuế khi chuyển công tác

Căn cứ Điểm b Khoản 1 Điều 5 Thông tư 95/2016/TT-BTC quy định:

“b) Cá nhân được cấp một mã số thuế duy nhất để sử dụng trong suốt cuộc đời của cá nhân đó. Người phụ thuộc của cá nhân được cấp mã số thuế để giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế thu nhập cá nhân. Mã số thuế cấp cho người phụ thuộc đồng thời cũng là mã số thuế của cá nhân khi cá nhân phát sinh nghĩa vụ với ngân sách nhà nước.”

Mã số thuế đã cấp không được sử dụng để cấp cho người nộp thuế khác.

Như vậy, trường hợp của bạn khi chuyển nơi sinh sống và làm việc thì không phải chuyển mã số thuế, cũng không phải cấp lại mã số thuế cá nhân mà vẫn sử dụng mã số thuế cá nhân đó. Khi tới đơn vị mới công tác bạn cung cấp trực tiếp cho cơ quan của bạn hoặc bạn lên chi cục thuế cấp huyện nơi bạn làm việc để đăng ký mã số thuế cá nhân.

Khi mã số thuế cá nhân của ban bị người khác đăng ký và sử dụng trái pháp luật thì bạn phải đến cục thuế để kiểm tra và yêu cầu phát hiện ra đơn vị nào đang sử dụng mã số thuế cá nhân của mình để ngăn chặn việc sử dụng mã số thuế cá nhân của bạn trái pháp luật, đồng thời xử lý vi phạm đối với hành vi đó.

Trên đây là tư vấn của Luật Minh Khuê, Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi số: 1900.6162 để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác!