Mục lục bài viết
Luật sư tư vấn:
Căn cứ quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 và Luật nuôi con 2010 có thể phân tích chi tiết như sau:
1. Trách nhiệm tìm gia đình thay thế cho trẻ em
Theo quy định tại Điều 15, Luật nuôi con nuôi 2010 quy định về trách nhiệm tìm gia đình thay thế cho trẻ em như sau:
- Trường hợp trẻ em không được nuôi dưỡng trong môi trường gia đình gốc thì cơ quan, tổ chức cá nhân liên quan có trách nhiệm tìm gia đình thay thế cho trẻ em đó.
- Việc tìm gia đình thay thế cho trẻ em được quy định như sau:
+ Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi phát hiện trẻ em bị bỏ rơi có trách nhiệm tìm người hoặc tổ chức tạm thời nuôi dưỡng trẻ em; nếu có người nhận trẻ em làm con nuôi thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi phát hiện trẻ em bị bỏ rơi xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật; nếu không có người nhận trẻ em làm con nuôi thì lập hồ sơ đưa trẻ em vào cơ sở nuôi dưỡng;
+ Trường hợp trẻ em mồ côi không có người nuôi dưỡng hoặc trẻ em có cha mẹ đẻ, người thân thích nhưng không có khả năng nuôi dưỡng thì người giám hộ, cha mẹ đẻ, người thân có trách nhiệm báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ em thường trú tìm gia đình thay thế cho trẻ em. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm hỗ trợ nuôi dưỡng trẻ em và thông báo, niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân trong thời hạn 60 ngày để tìm người nhận trẻ làm con nuôi; nếu có người trong nước nhận trẻ em làm con nuôi thì Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, giải quyết. Hết thời hạn thông báo, niêm yết, nếu không có người trong nước nhận trẻ em làm con nuôi thì Ủy ban nhân dân cấp xã lập hò sơ đưa trẻ em vào cơ sở nuôi dưỡng.
+ Trường hợp trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng cần có gia đình thay thế, cơ sở nuôi dưỡng lập danh sách gửi Sở Tư pháp. Sở Tư Pháp có trách nhiệm thông báo 03 lần liên tiếp trên báo viết hoặc phương tiện thông tin đại chúng khác của tỉnh.
Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày thông báo, nếu có người trong nước nhận trẻ em làm con nuôi thì người đó liên hệ với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ em thường trú để xem xét, giải quyết; nếu việc nhận con nuôi đã hoàn thành thì Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo Sở Tư pháp để xóa tên trẻ em đó trong danh sách trẻ em cần tìm gia đình thay thế.
Hết thời hạn 60 ngày, kể từ ngày thông báo, nếu không có người trong nước nhận trẻ em làm con nuôi thì Sở Tư pháp gửi danh sách trẻ em cần tìm gia đình thay thế cho Bộ Tư pháp.
+ Bộ Tư pháp có trách nhiệm thông báo tìm người trong nước nhận trẻ em làm con nuôi trên trang thông tin điện tử của Bộ Tư pháp.
Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày thông báo, nếu có người trong nước nhận trẻ em làm con nuôi thì người đó liên hệ Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trre em thường trú để xem xét, giải quyết; nếu việc nhận con nuôi đã hoàn thành thì Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo Bộ Tư pháp để xóa tên trẻ em cần tìm gia đình thay thế.
Hết thời hạn 60 ngày, kẻ từ ngày thông báo, nếu không có người trong nước nhận trẻ em làm con nuôi thì Bộ Tư pháp thông báo cho Sở Tư pháp.
2. Điều kiện đăng ký nhận con nuôi bị bỏ rơi tại Việt Nam
Theo quy định tại Điều 16 Luật con nuôi 2010 quy định về đăng ký nhu cầu nhận con nuôi như sau:
Công dân Việt Nam có nguyện vọng và đủ điều kiện nhận con nuôi theo quy định của Luật này nhưng chưa tìm được trẻ em để nhận con nuôi thì đăng ký nhu cầu nhận con nuôi với Sở tư pháp nơi thường trú; nếu có trẻ em để giới thiệu làm con nuôi thì Sở Tư pháp giưới thiệu đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ em đó thường trí để xem xét, giải quyết.
Theo quy định tại Điều 14 Luật nuôi con nuôi 2010 quy định về điều kiện đối với người nhận con nuôi như sau:
- Người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây:
+ Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
+ Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;
+ Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;
+ Có tư cách đạo đức tốt.
- Những người sau đây không được nhận con nuôi:
+ Đang hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;
+ Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;
+ Đang chấp hành hình phạt tù;
+ Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ, chồng, con cháu, người có công nuôi dưỡng mình, dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.
- Trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì không áp dụng quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 điều 14.
3. Đơn nhận nuôi trẻ mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi là gì?
Theo quy định tại Luật nuôi con nuôi 2010: Trẻ em mồ côi là trẻ em mà cả cha mẹ đẻ đã chết hoặc một trong hai người đã chết và người kia không xác định được. Trẻ em bị bỏ rơi là trẻ em không xác định được cha mẹ đẻ.
Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha mẹ và con giữa người nhận nuôi con nuôi và người nhận làm con nuôi, bảo dảm cho người nhận làm con nuôi được trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục phù hợp với đạo đức xã hội.
Mẫu đơn xin nhận nuôi trẻ em bị bỏ rơi, mồ côi là mẫu đơn xin nhận con nuôi nhằm mục đích xin xác nhận của cơ quan có thẩm quyền nhằm mục đích xét cho nguyện vọng nhận nuôi con nuôi của chủ thể soạn đơn.
Soạn thảo đơn nhận nuôi trẻ em mồ côi, bị bỏ rơi để làm gì?
- Đơn nhận nuôi trẻ mồ côi, bị bỏ rơi là thành phần bắt buộc trong hồ sơ xin nhận nuôi con nuôi.
- Là căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét cho nguyện vọng nhận nuôi trẻ mồ côi, bị bỏ rơi của người soạn đơn.
4. Mẫu đơn nhận nuôi trẻ em mồ côi, bị bỏ rơi
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
........ ngày ...... háng .... năm 20....
ĐƠN NHẬN NUÔI TRẺ EM MỒ CÔI, BỊ BỎ RƠI
Kính gửi: -Ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn) .......................
- Ủy ban nhân dân huyện (Quận, thị xã, thành phố) .....................
Tình, thành phố .............................................................................
Tên tôi là: ............................................ Nam, nữ ........................
Hiện có hộ khẩu thường trú tại ..................................................
Xã (phường, thị trấn) ..................... huyện (quận, thị xã, thành phố) .......
Tỉnh ...............................................................................................
Giấy chứng minh nhân dân/ căn cước công dân số: .....................
Xin đề nghị UBND xã.........UBND huyện ........................ cho phép tôi được nhận nuôi cháu hiện ở: ......... sinh ngày ........ tháng ...... năm .... là trẻ mồ côi cả cha lẫn mẹ (hoặc bị bỏ rơi).
Tôi xin cam đoan sẽ nuôi dưỡng, chăm sóc cháu và đảm bảo cho cháu được thực hiện quyền của trẻ em.
Trên đây là toàn bộ bài viết mà Luật Minh Khuê cung cấp đến bạn đọc tham khảo. Nếu có thắc mắc vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến hotline 1900.6162 để được chuyên viên pháp luật tư vấn trực tiếp. Xin chân thành cảm ơn!