Mục lục bài viết
1. Đơn xin rút tiền học phí là gì?
Đơn xin rút lại tiền học phí là văn bản được học sinh, sinh viên sử dụng để đề nghị chủ thể có thẩm quyền (chủ thể đã tiến hành thu học phí thông thường là Phòng Đào tạo hoặc nhà trường nói chung) xem xét, tiến hành trả lại tiền học phí cho cá nhân này vì một số lý do nhất định theo quy định. nội quy của nhà trường.
Đơn xin rút học phí được sử dụng để bày tỏ nguyện vọng của cá nhân học sinh, sinh viên đang học tại các trường đại học, cao đẳng, các cơ sở giáo dục gửi tới đơn vị có thẩm quyền, cá nhân đưa ra các lý do của mình và mong muốn được rút tiền học phí đã đóng khi không còn tiếp tục theo học tại cơ sở giáo dục đó.
2. Mẫu đơn xin rút tiền học phí mới nhất
>> Tải ngay: Mẫu đơn xin rút tiền học phí mới nhất tại đây.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ———–o0o———- Hà Nội, ngày 3 tháng 2 năm 2023 ĐƠN XIN RÚT HỌC PHÍ Kính gửi: Trường Đại học Văn hóa Hà Nội (1) Ban Giám hiệu trường Đại học Văn hóa Hà Nội (2) - Căn cứ Bộ luật dân sự năm 2015; - Căn cứ…(3); - Căn cứ tình hình thực tế của bản thân Tên tôi là (4): Nguyễn Văn A Ngày sinh: 3/5/1996 Giới tính: Nam CMND số: 03123456789 Ngày cấp: 20/4/2020 Nơi cấp : Cục quản lý hành chính trật tự xã hội Hộ khẩu thường trú: Số 1, phường A, quận B, thành phố Hà Nội Nơi cư trú hiện tại: Số 1, phường A, quận B, thành phố Hà Nội Hà Nội Thông tin liên hệ: SDT 0388280913 Tôi xin trình bày với trường đại học Văn hóa Hà Nội một việc như sau: Tôi là (5): sinh viên đã đăng ký khóa học văn bằng 2 của trường (6) vào ngày 10 tháng 1 năm 2023 (7). Tôi đã nộp tiền học phí là (8): 20.000.000 VNĐ (hai mươi triệu việt nam đồng) cho trường vào ngày 20 tháng 1 năm 2023 (9). Nhưng do tính chất công việc không cho phép tôi không thể theo học được khóa học mà tôi đã đăng ký tại trường. Do bên Ban Giám hiệu trường đã thỏa thuận tôi có thể rút lại học phí trước ngày 10 tháng 2 năm 2023. Căn cứ vào khoản 1 Điều 517 Bộ luật dân sự 2015 (10): thực hiện công việc đúng chất lượng, số lượng, thời hạn, địa điểm và thỏa thuận khác. Do đã thỏa thuận từ trước nên tôi hoàn toàn đủ điều kiện rút lại học phí đã đóng cho trường. Từ những căn cứ trên tôi xin Trường đại học Văn hóa Hà Nội thực hiện: Trao trả số tiền học phí là 20.000.000 VNĐ (hai mươi triệu việt nam đồng) cho tôi Tôi xin chân thành cảm ơn Kèm theo đơn này là (11): - Hóa đơn đóng học phí 20.000.000 VNĐ (hai mươi triệu việt nam đồng) | |
Người làm đơn A Nguyễn Văn A |
3. Cách viết mẫu đơn xin rút lại tiền học phí
Đơn xin rút tiền học phí là biểu mẫu đơn từ hành chính vì thế các bạn học sinh, sinh viên khi viết phải trình bày khoa học, rõ ràng, có nội dung quốc hiệu và tiêu ngữ đầy đủ. Mẫu đơn xin rút tiền học phí sẽ được gửi lên ban giám hiệu nhà trường, phòng tại vụ vì thế nên phải ghi rõ vào phần kính gửi để được hỗ trợ giải quyết nhanh nhất theo quy định của nhà trường và bộ Giáo dục Đào tạo.
Khi viết mẫu đơn xin rút lại tiền học phí cần lưu ý những nội dung như sau:
(1): Điền rõ tên Cơ sở giáo dục bạn đang theo học
(2): Ghi tên trung tâm, cơ sở giáo dục giống mục (1)
(3): Điều khoản rút học phí trong hợp đồng học tập ban đầu giữa bạn và bên cơ sở giáo dục ký kết.
(4): Điền đầy đủ các thông tin cá nhân của học sinh, sinh viên làm đơn bao gồm họ tên, mã số sinh viên, ngày tháng năm sinh, nơi sinh, tên lớp, tên khóa học, hệ đào tạo, số điện thoại, số chứng minh nhân dân, căn cước công dân,…
(5): Điền tư cách của bạn trong việc làm đơn, ví dụ: học sinh/ sinh viên/ học viện,…
(6): Tên trung tâm như phần (1)
(7): Điều khoản rút học phí trong hợp đồng học tập ban đầu giữa bạn và bên cơ sở giáo dục ký kết để tăng tính thuyết phục, chặt chẽ
(8): Thông tin số tiền đã nộp, thời gian nộp.
(9): Phần này trình bày hoàn cảnh và lý do dẫn đến việc bạn làm đơn xin rút tiền học phí, ví dụ, đã đóng tiền học phí nhưng giờ không còn nhu cầu học tại Trường/Trung tâm, và theo thỏa thuận của hai bên trước đó, bạn được quyền rút lại tiền học phí đã nộp nếu bạn không tiếp tục học tại thời điểm bạn đề nghị
(10): Bạn trích căn cứ mà bạn sử dụng để chứng minh quyền rút học phí của bản thân
(11): Bạn liệt kê
Các nội dung chính cần trình bày trong đơn xin rút tiền học phí bao gồm các thông tin cá nhân của học sinh, sinh viên làm đơn bao gồm họ tên, mã số sinh viên, ngày tháng năm sinh, nơi sinh, tên lớp, tên khóa học, hệ đào tạo. Tiếp đó trong phần nội dung các em cần nêu rõ lý do làm đơn xin rút lại học phí là gì, số tiền học phí là bao nhiêu cần ghi rõ bằng số và bằng chữ.
Để nhận được sự hỗ trợ từ nhà trường thì phần lý do xin rút học phí các em học sinh phải ghi một cách đầy đủ, hợp lý. Sau khi nhận được đơn đề nghị của học sinh, sinh viên, ban giám hiệu nhà trường và phòng tài vụ sẽ xem xét và trả lời sinh viên sớm nhất theo đúng quy định của nhà trường.
Liên quan đến vấn đề học phí, nếu các bạn học sinh, sinh viên chưa thể đóng học phí đúng hạn theo thông báo của nhà trường thì các em có thể làm đơn xin hoãn nộp học phí để gửi đến ban giám hiệu nhà trường. Thông qua lý do xin hoãn học phí trong đơn xin hoãn nộp học phí, nhà trường sẽ xem xét và có thông báo chi tiết đến học sinh, sinh viên đó.
4. Điều kiện rút lại hồ sơ và học phí khi không còn nhu cầu học tại trường
Theo quy định của Thông tư 10/2016/TT-BGDĐT về Quy chế công tác sinh viên đối với chương trình đào tạo đại học hệ chính quy quy định về quyền của sinh viên như sau:
Quyền của sinh viên:
- Được nhận vào học đúng ngành, nghề đã đăng ký dự tuyển nếu đủ các Điều kiện trúng tuyển theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và cơ sở giáo dục đại học.
- Được tôn trọng và đối xử bình đẳng; được cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân về việc học tập, rèn luyện theo quy định của cơ sở giáo dục đại học; được phổ biến nội quy, quy chế về đào tạo, rèn luyện và các chế độ, chính sách của Nhà nước có liên quan đến sinh viên.
- Được tạo Điều kiện trong học tập, nghiên cứu khoa học và rèn luyện, bao gồm:
+ Sử dụng hệ thống thư viện, các trang thiết bị và phương tiện phục vụ các hoạt động học tập, nghiên cứu khoa học, văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao
+ Tham gia nghiên cứu khoa học, thi sinh viên giỏi, thi Olympic các môn học, thi sáng tạo khoa học, kỹ thuật
+ Chăm sóc, bảo vệ sức khỏe theo quy định hiện hành của Nhà nước
+ Đăng ký dự tuyển đi học, tham gia các hoạt động giao lưu, trao đổi sinh viên ở nước ngoài; học chuyển tiếp ở các trình độ đào tạo cao hơn theo quy định hiện hành
+ Tham gia hoạt động trong tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên Việt Nam; tham gia các tổ chức tự quản của sinh viên, các hoạt động xã hội có liên quan ở trong và ngoài trường học theo quy định của pháp luật; các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao lành mạnh, phù hợp với Mục tiêu đào tạo của cơ sở giáo dục đại học
+ Sử dụng các dịch vụ công tác xã hội hiện có của cơ sở giáo dục đại học (bao gồm các dịch vụ về hướng nghiệp, tư vấn việc làm, tư vấn sức khỏe, tâm lý, hỗ trợ sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt…)
+ Nghỉ học tạm thời, tạm ngừng học, học theo tiến độ chậm, tiến độ nhanh, học cùng lúc hai chương trình, chuyển trường theo quy định của quy chế về đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo; được nghỉ hè, nghỉ tết, nghỉ lễ theo quy định.
- Được hưởng các chế độ, chính sách, được xét nhận học bổng khuyến khích học tập, học bổng do các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tài trợ theo quy định hiện hành; được miễn giảm phí khi sử dụng các dịch vụ công cộng về giao thông, giải trí, tham quan bảo tàng, di tích lịch sử, công trình văn hóa theo quy định của Nhà nước.
- Được góp ý kiến, tham gia quản lý và giám sát hoạt động giáo dục và các Điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục; trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp của mình kiến nghị các giải pháp góp phần xây dựng và phát triển cơ sở giáo dục đại học; đề đạt nguyện vọng và khiếu nại lên Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học giải quyết các vấn đề có liên quan đến quyền, lợi ích chính đáng của sinh viên.
- Được xét tiếp nhận vào ký túc xá và ưu tiên khi sắp xếp vào ở ký túc xá theo quy định.
- Sinh viên đủ Điều kiện công nhận tốt nghiệp được cấp bằng tốt nghiệp, chứng chỉ, bảng Điểm học tập và rèn luyện, các giấy tờ liên quan và giải quyết các thủ tục hành chính khác.
Theo nội dung quy chế thì sinh viên được nghỉ học tạm thời, tạm ngừng học, học theo tiến độ chậm, tiến độ nhanh, học cùng lúc hai chương trình, chuyển trường theo quy định của quy chế về đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo; được nghỉ hè, nghỉ tết, nghỉ lễ theo quy định.
Tuy nhiên, trong trường hợp muốn nghỉ học ngay lập tức và có nhu cầu rút học phí đã nộp khi nhập học thì có thể làm đơn xin rút học phí. Việc rút học phí với tỉ lệ phần trăm bao nhiêu còn tùy thuộc vào quy chế của trường đại học mà sinh viên theo học. Nhưng chỉ được rút học phí khi thuộc các trường hợp như hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được xác nhận bởi cha mẹ, chính quyền địa phương nơi cư trú.
Thông thường, tùy từng thời hạn mà sẽ được rút học phí với các mức khác nhau. Chẳng hạn như sau khi nhập học 1 tuần sẽ được 90%, sau 2 tuần là 50%, thời hạn càng lâu thì số tiền được rút sẽ càng ít đi, và sau một khoảng thời gian nhất định chẳng hạn như 4 tuần thì sẽ không được rút lại học phí. Chính vì vậy mà sinh viên cần tìm hiểu quy chế của trường đại học về mức tiền được rút lại trước để có được thông tin chính xác nhất.
Sinh viên cũng cần viết đơn xin rút học phí với nội dung ghi rõ lý do rút học phí. Đối với trường hợp thuộc hoàn cảnh khó khăn thì phải có giấy xác nhận của chính quyền địa phương nơi sinh sống rồi gửi lên ban giám hiệu trường đại học đó.
Như vậy trên đây là toàn bộ thông tin về Mẫu đơn xin rút tiền học phí mới nhất và cách viết mà Công ty Luật Minh Khuê muốn gửi đến quý khách mang tính tham khảo. Nếu quý khách còn vướng mắc về vấn đề trên hoặc mọi vấn đề pháp lý khác, quý khách hãy vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến theo số điện thoại 1900.6162 để được Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp qua tổng đài kịp thời hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc.