Mục lục bài viết
1. Mẫu giấy chứng nhận nuôi con nuôi mới nhất ?
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
____________________
GIẤY CHỨNG NHẬN NUÔI CON NUÔI
(BẢN SAO)
Họ và tên cha nuôi: ........................... ............................................................ | Họ và tên mẹ nuôi:........................ ......................................................... |
Ngày, tháng, năm sinh: ..................... | Ngày, tháng, năm sinh: ................... |
Dân tộc: ............ Quốc tịch: ............. | Dân tộc: ......... Quốc tịch: .............. |
Số Giấy CMND/Hộ chiếu: ................ .......................................................... | Số Giấy CMND/Hộ chiếu: ............... ........................................................ |
Nơi cấp: ......................................... | Nơi cấp: ........................................ |
Ngày, tháng, năm cấp: ...................... | Ngày, tháng, năm cấp: .................. |
Nơi thường trú: ................................ ......................................................... | Nơi thường trú: .............................. ......................................................... |
Họ và tên con nuôi:......................... Giới tính:...........................
Ngày, tháng, năm sinh:.................................................................
Nơi sinh: .....................................................................................
Dân tộc: .......................... Quốc tịch:.........................................
Nơi thường trú: ..........................................................................
Nơi đăng ký việc nuôi con nuôi: ................................................
Ngày, tháng, năm đăng ký: .........................................................
Ghi chú: ......................................................................................
....................................................................................................
Vào Sổ đăng ký nuôi con nuôi ngày............. tháng.........năm......... Người thực hiện (Đã ký) ................................. | NGƯỜI KÝ GIẤY CHỨNG NHẬN NUÔI CON NUÔI (Đã ký) .......................... |
SAO TỪ SỔ ĐĂNG KÝ NUÔI CON NUÔI
Ngày.............. tháng................năm................
NGƯỜI KÝ BẢN SAO
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)
2. Có cần chứng minh thu nhập khi nhận con nuôi không ?
Luật sư phân tích:
Luật Nuôi con nuôi của Quốc hội, số 52/2010/QH12 quy định:
"Điều 29. Điều kiện đối với người nhận con nuôi
1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận người Việt Nam làm con nuôi phải có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật nước nơi người đó thường trú và quy định tại Điều 14 của Luật này.
2. Công dân Việt Nam nhận người nước ngoài làm con nuôi phải có đủ các điều kiện theo quy định tại điều 14 của Luật này và pháp luật của nước nơi người được nhận làm con nuôi thường trú."
"Điều 14. Điều kiện đối với người nhận con nuôi
1. Người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;
c) Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;
d) Có tư cách đạo đức tốt.
2. Những người sau đây không được nhận con nuôi:
a) Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;
b) Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;
c) Đang chấp hành hình phạt tù;
d) Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thanh niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.
3. Trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì không áp dụng quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 điều này."
3. Tư vấn về thủ tục nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài ?
Luật sư tư vấn trực tiếp về pháp luật nuôi con nuôi, gọi1900.6162
Trả lời:
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 28 Luật nuôi con nuôi năm 2010, vợ chồng bạn có thể nhận người cháu trai làm con nuôi. Trường hợp của vợ chồng bạn được gọi là nuôi con nuôi đích danh có yếu tố nước ngoài. Do vậy, bạn cần tuân thủ những thủ tục như sau:
Trình tự thực hiện:
1. Người nhận con nuôi trực tiếp nộp hồ sơ của mình và của người được nhận làm con nuôi cho Cục Con nuôi. Nếu có lý do chính đáng không thể trực tiếp nộp thì có thể ủy quyền cho người thân thích hoặc gửi qua đường bưu điện theo hình thức bảo đảm, có dấu niêm phong hợp lệ.
2. Cục Con nuôi kiểm tra, thẩm định hồ sơ.
3. Cục Con nuôi chuyển hồ sơ của người nhận con nuôi về Sở Tư pháp để trình UBND cấp tỉnh xem xét, quyết định
4. UBND cấp tỉnh ra quyết định cho trẻ em làm con nuôi người nước ngoài.
5. Sau khi có quyết định của UBND cấp tỉnh, Sở Tư pháp thông báo cho người xin nhận con nuôi đến Việt Nam để nhận con nuôi.
6. Sở Tư pháp đăng ký việc nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật về đăng ký hộ tịch và tổ chức lễ giao nhận con nuôi tại trụ sở Sở Tư pháp.
7. Bộ Tư pháp chứng nhận việc nuôi con nuôi đã được giải quyết theo đúng quy định của Luật nuôi con nuôi và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên (nếu có yêu cầu)
Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Cục Con nuôi, Bộ Tư pháp;
Thành phần hồ sơ :
Hồ sơ của người nhận con nuôi
1. Đơn xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi theo mẫu quy định; (Bản chính)
2. Hộ chiếu/Chứng minh nhân dân hoặc giầy tờ có giá trị thay thế; (Bảo sao)
3. Văn bản cho phép được nhận con nuôi ở Việt Nam; (Bản chính)
4. Bản điều tra về tâm lý, gia đình; (Bản chính, được cấp chưa quá 12 tháng)
5. Văn bản xác nhận về tình trạng sức khỏe; (Bản chính, được cấp chưa quá 12 tháng)
6. Văn bản xác nhận về thu nhập và tài sản; (Bản chính, được cấp chưa quá 12 tháng)
7. Phiếu lý lịch tư pháp; (Bản chính, được cấp chưa quá 12 tháng)
8. Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân (Bản sao nếu là Giấy chứng nhận kết hôn hoặc bản gốc nếu là giấy xác nhận tình trạng độc thân).
9. Tài liệu chứng minh thuộc trường hợp được xin đích danh
Các giấy tờ nêu trên do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp phải được dịch sang tiếng Việt Nam và hợp pháp hoá tại Cơ quan đại diện Ngoại giao hoặc Cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại.
Hồ sơ của người được nhận làm con nuôi:
1) Giấy khai sinh;
2) Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;
3) Hai ảnh toàn thân, nhìn thẳng chụp không quá 06 tháng;
4) Biên bản xác nhận do Ủy ban nhân dân hoặc Công an cấp xã nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi lập đối với trẻ em bị bỏ rơi; Giấy chứng tử của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của trẻ em là đã chết đối với trẻ em mồ côi; quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất tích đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ đẻ mất tích; quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất năng lực hành vi dân sự đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ để mất năng lực hành vi dân sự;
5) Quyết định tiếp nhận đối với trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng
6) Văn bản về đặc điểm, sở thích, thói quen đáng lưu ý của trẻ em; ( trường hợp cha dượng hoặc mẹ kế nhận con riêng của vợ hoặc chồng làm con nuôi thì không cần văn bản này).
Đối với trường hợp xin nhận đích danh trẻ em thuộc danh sách 1, thì hồ sơ của trẻ em còn phải có các văn bản sau đây:
- Văn bản của Sở Tư pháp kèm theo giấy tờ, tài liệu về việc đã thông báo tìm gia đình thay thế trong nước cho trẻ em;
- Văn bản xác nhận của Cục Con nuôi về việc đã hết thời hạn thông báo theo quy định, nhưng không có người trong nước nhận trẻ em làm con nuôi.
Số lượng hồ sơ: 02 bộ
Thời hạn giải quyết:
- Cục Con nuôi kiểm tra, thẩm định hồ sơ: 15 ngày
- Cục Con nuôi kiểm tra báo cáo kết quả giới thiệu trẻ em và thông báo cho người nhận con nuôi: 30 ngày
- Cục Con nuôi thông báo cho Sở Tư pháp ý kiến đồng ý của người xin nhận con nuôi: 15 ngày
- UBND cấp tỉnh ra quyết định cho trẻ em làm con nuôi người nước ngoài: 15 ngày
Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp tỉnh nơi thường trú của người được giới thiệu làm con nuôi;
Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục TTHC: Cục Con nuôi, Bộ Tư pháp; Sở Tư pháp
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi (dùng cho trường hợp xin đích danh) - TP/CN-2011/CNNNg.04.a
- Bản tóm tắt đặc điểm, sở thích, thói quen của trẻ em -TP/CN-2011/CNNNg. 05
Lệ phí (nếu có): 9.000.000đ (lệ phí), 50.000.000đ (chi phí)
Đối tượng được giảm 50 % lệ phí đăng ký việc nuôi con nuôi: Trường hợp của bạn là Dì nhận cháu ruột làm con nuôi đồng thời thuộc đối tượng được miễn nộp chi phí
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):
1. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
2. Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;
3. Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;
4. Có tư cách đạo đức tốt.
5. Thường trú ở những nước cùng là thành viên của Điều ước quốc tế về nuôi con nuôi với Việt Nam.
6. Đáp ứng các điều kiện theo pháp luật của nước nơi người đó thường trú.
Các trường hợp không được nhận làm con nuôi:
1. Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;
2. Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;
3. Đang chấp hành hình phạt tù;
4. Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.
Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vấn đề của bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty chúng tôi.
4. Thủ tục nhận con nuôi khi cho cậu ruột nhận cháu làm con nuôi ?
Cậu của cháu năm nay đã ngoài 50 tuổi, có gia đình và 3 người con đã lớn. Cháu muốn làm giấy khai sinh cho con mình ở thành phố Nha Trang vì hoàn cảnh gia đình ở quê cháu không về quê làm giấy khai sinh cho con được. Cháu muốn hỏi với tình hình như vậy thì cậu của cháu có nhận con của cháu làm con nuôi được không và thủ tục như thế nào. Cháu đang chuẩn bị chuyển hộ khẩu của mình từ Ninh Hòa vào nha trang ?
Nhờ luật sư giúp cháu,cháu xin cám ơn ạ.
Luật sư trả lời:
Theo quy định của Luật nuôi con nuôi năm 2010 về người nhận nuôi con nuôi, cần có đủ các điều kiện sau:
Khoản 1 Điều 14 Luật nuôi con nuôi 2010
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;
c) Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;
d) Có tư cách đạo đức tốt.
Trường hợp cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì không áp dụng quy định tại điểm b và điểm c.
Nơi nộp hồ sơ nhận nuôi con nuôi: UBND xã, phường, thị trấn nơi thường trú của người được giới thiệu làm con nuôi hoặc của người nhận con nuôi đăng ký việc nuôi con nuôi trong nước.
Hồ sơ nhận nuôi con nuôi bao gồm: Hồ sơ của người nhận con nuôi:
- Đơn xin nhận con nuôi (theo mẫu).
- Bản sao Hộ chiếu, Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;
- Phiếu lý lịch tư pháp.
- Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân: nếu người xin nhận con nuôi là vợ chồng, thì phải có bản sao giấy chứng nhận kết hôn; nếu người xin nhận con nuôi là người độc thân, thì phải có văn bản xác nhận về tình trạng độc thân do UBND xã, nơi người đó thường trú cấp; nếu người đó đã ly hôn, thì phải có bản sao Bản án/Quyết định ly hôn có hiệu lực của Tòa án; nếu người đó có vợ/chồng chết, thì phải có bản sao Giấy chứng tử của người chết;
- Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp và văn bản xác nhận về hoàn cảnh gia đình , tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế do UBND xã nơi người nhận con nuôi thường trú cấp, trừ trường hợp người xin nhận con nuôi thuộc diện được miễn các điều kiện này theo quy định tại khoản 3 Điều 14 của Luật Nuôi con nuôi.
- Phiếu lý lịch tư pháp, giấy khám sức khỏe, văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế của người nhận con nuôi trong nước chỉ có giá trị sử dụng nếu được cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nộp hồ sơ tại UBND xã.
Với trường hợp của bạn, cậu ruột của bạn muốn nhận con bạn làm con nuôi trong khi con bạn chưa sinh ra thì bạn cần chờ đến lúc con bạn ra đời, thì Hồ sơ của cháu bé cần có như sau:
- Bản sao Giấy khai sinh;
- Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;
- Hai ảnh toàn thân, nhìn thẳng không chụp quá 06 tháng;
...
Trường hợp được miễn lệ phí: (Cha dượng hoặc mẹ kế nhận con riêng của vợ hoặc chồng làm con nuôi, Cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi, Nhận trẻ em khuyết tật, trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo làm con nuôi).
Vậy nên, khi cậu ruột nhận cháu làm con nuôi thì sẽ được miễn lệ phí.
Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.
Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi ngya tới số: 1900.6162 để được giải đáp. Trân trọng./.
5. Điều kiện người nước ngoài xin nhận con nuôi ở Việt Nam?
Luật sư tư vấn trực tiếp về nuôi con nuôi, gọi 1900.6162
Trả lời:
Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi. Theo Điều 8 Luật nuôi con nuôi năm 2010 thì người được nhận làm con nuôi là:
“1. Trẻ em dưới 16 tuổi
2. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi;
b) Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.”
Ngoài ra pháp luật cũng quy định khá chặt chẽ về điều kiện của người nhận con nuôi, đặc biệt là đối với trường hợp người nhận con nuôi đó là cá nhân người nước ngoài, cụ thể tại Điều 14 như sau:
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
- Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;
- Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;
- Có tư cách đạo đức tốt.
Để nhận con nuôi tại Việt Nam, người nước ngoài không thường trú tại Việt Nam cần phải chuẩn bị các giấy tờ sau:
- Đơn xin nhận con nuôi;
- Bản sao Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;
- Văn bản cho phép được nhận con nuôi ở Việt Nam;
- Bản điều tra về tâm lý, gia đình;
- Văn bản xác nhận tình trạng sức khỏe;
- Văn bản xác nhận thu nhập và tài sản;
- Phiếu lý lịch tư pháp;
- Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân.
Các giấy tờ trên phải do cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người nhận con nuôi thường trú lập, cấp hoặc xác nhận. Hồ sơ của người nhận con nuôi được lập thành 02 bộ và nộp cho Bộ Tư pháp thông qua cơ quan trung ương về nuôi con nuôi của nước nơi người nhận con nuôi thường trú. Đối với trường hợp được xin đích danh, người nhận con nuôi cần phải có thêm tài liệu chứng minh mình thuộc các trường hợp đó và người nhận con nuôi có thể trực tiếp nộp hồ sơ cho Bộ Tư pháp.
Như vậy, bạn đang là du học sinh đang du học tại Đài Loan, hiện tại bạn 29 tuổi. Do đó, bạn cần đáp ứng những điều kiện về con nuôi và điều kiện của bạn để được nhận nuôi con nuôi một cách hợp pháp. Những thông tin mà chúng tôi đưa ra trên đây sẽ giúp bạn đối chiếu và cân nhắc về mọi điều kiện về nhận nuôi con nuôi ở Việt Nam, tránh được tình trạng nuôi con nuôi không hợp pháp..
Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vấn đề của bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty chúng tôi.
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật hôn nhân - Công ty luật Minh Khuê