1. Giới thiệu

Sinh hoạt chi bộ là một hình thức sinh hoạt Đảng, bao gồm toàn thể đảng viên trong chi bộ, thể hiện một phương thức hoạt động, lãnh đạo cơ bản của chi bộ. Đây là một quá trình tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của Đảng, được tổ chức định kỳ nhằm trao đổi, thảo luận và kiểm điểm việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của chi bộ. Mục tiêu của sinh hoạt chi bộ là đảm bảo tính kỷ luật, đoàn kết, và nâng cao năng lực lãnh đạo để hoàn thành các nhiệm vụ chính trị của chi bộ trong từng giai đoạn nhất định.

Vai trò của sinh hoạt chi bộ

Sinh hoạt chi bộ đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và củng cố mối liên kết giữa các đảng viên, tạo điều kiện để mỗi đảng viên nắm rõ tình hình hoạt động và định hướng của chi bộ. Qua sinh hoạt chi bộ, các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước được truyền đạt một cách đầy đủ, giúp các đảng viên hiểu rõ và thực hiện đúng đắn. Đây cũng là diễn đàn để các đảng viên đóng góp ý kiến, phản ánh tình hình công tác, phát hiện và khắc phục kịp thời những tồn tại, hạn chế trong hoạt động lãnh đạo và quản lý.

Ý nghĩa của việc đánh giá chất lượng sinh hoạt chi bộ

Đánh giá chất lượng sinh hoạt chi bộ là bước quan trọng trong quá trình nâng cao hiệu quả hoạt động của chi bộ. Việc này giúp chi bộ xác định những mặt đã làm tốt cũng như những hạn chế cần khắc phục, từ đó đề ra các giải pháp cải tiến. Đánh giá định kỳ giúp đảm bảo sự tuân thủ nguyên tắc tập trung dân chủ, góp phần nâng cao tính tự phê bình và phê bình, tạo môi trường sinh hoạt chi bộ lành mạnh, có chiều sâu và gắn kết chặt chẽ. Việc đánh giá chất lượng còn giúp chi bộ đề xuất những biện pháp hiệu quả để nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý, đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao.

 

2. Mẫu phiếu đánh giá chất lượng sinh hoạt chi bộ

Phiếu đánh giá chất lượng sinh hoạt chi bộ là một công cụ quan trọng được sử dụng nhằm đánh giá toàn diện hiệu quả hoạt động của một chi bộ Đảng trong một khoảng thời gian nhất định, có thể là theo tháng, quý, hoặc năm. Thông qua mẫu phiếu này, các cấp lãnh đạo có thể thu thập thông tin về mức độ hoàn thành nhiệm vụ của chi bộ, từ đó đưa ra các giải pháp cải tiến phù hợp, đảm bảo tính dân chủ và hiệu quả trong sinh hoạt Đảng.

Các mục chính trong mẫu phiếu

 

ĐẢNG ỦY……..

CHI BỘ …………..

*

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

........., ngày tháng năm ......

 

PHIẾU ĐÁNH GIÁ
Chất lượng sinh hoạt Chi bộ hàng tháng năm ......

 

TT

 

TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ

Thang điểm

Chi ủy, Bí thư chi bộ chấm

Cấp ủy viên cấp trên chấm

I

TỈ LỆ ĐẢNG VIÊN DỰ SINH HOẠT CHI BỘ (Trừ trường hợp được miễn công tác, sinh hoạt đảng theo quy định và đảng viên trong lực lượng vũ trang làm nhiệm vụ đặc biệt, số vắng mặt có lý do)

10

 

 

 

- Đạt từ 85% đảng viên dự họp trở lên

10

 

 

 

- Đạt từ 80% đến dưới 85% đảng viên dự họp

7

 

 

 

- Đạt từ 70% đến dưới 80% đảng viên dự họp

3

 

 

 

- Đạt dưới 70% ĐV dự họp hoặc có đảng viên vắng mặt không có lý do.

1

 

 

II

CÔNG TÁC CHUẨN BỊ SINH HOẠT CHI BỘ

10

 

 

1

Họp, hội ý chi ủy

6

 

 

 

- BT hoặc phó bí thư chi bộ trực tiếp chuẩn bị tốt nội dung sinh hoạt.

2

 

 

 

- Họp chi ủy (bí thư, phó bí thư ở những nơi không có chi ủy) trước khi sinh hoạt chi bộ.

2

 

 

 

- Dự thảo nghị quyết (nếu có) hoặc dự kiến nội dung kết luận của buổi sinh hoạt đúng, đủ theo hướng dẫn

1

 

 

 

- Thu đảng phí đúng quy định

1

 

 

2

Thông báo họp

1

 

 

 

- Thông báo thời gian, địa điểm, nội dung sinh hoạt chi bộ đến từng đảng viên và cấp ủy viên cấp trên được phân công theo dõi chi bộ.

1

 

 

3

Chấp hành thời gian họp của đảng viên

3

 

 

 

- 100% đảng viên dự họp đi đúng giờ và dự đủ cuộc họp (trừ trường hợp đặc biệt, đột xuất)

3

 

 

III

TỔ CHỨC SINH HOẠT CHI BỘ

50

 

 

1

Mở đầu

5

 

 

 

- Tổ chức sinh hoạt đúng quy định của cấp ủy có thẩm quyền

2

 

 

 

- Thông báo tình hình đảng viên(chính thức, dự bị); số đảng viên có mặt dự họp; số vắng mặt và lý do vắng

1

 

 

 

- Thông qua chương trình, nội dung sinh hoạt chi bộ

1

 

 

 

- Cử thư ký ghi chép đầy đủ, trung thực, chính xác toàn bộ nội dung sinh hoạt; có sổ ghi chép, lưu trữ.

1

 

 

2

Nội dung

40

 

 

 

- Thông tin đầy đủ, kịp thời những vấn đề thời sự nổi bật trong nước, quốc tế, địa phương; phổ biến, quán triệt chủ trương, chính sách mới của Đảng, Nhà nước và chỉ đạo của cấp ủy cấp trên, tình hình tư tưởng đảng viên, quần chúng thuộc phạm vi lãnh đạo của chi bộ; những vấn đề tư tưởng chi bộ cần quan tâm.

4

 

 

 

 

- Đánh giá đúng, khách quan tình hình thực hiện nhiệm vụ của chi bộ tháng trước (Nêu rõ những việc làm được, chưa làm được và nguyên nhân).

4

 

 

 

- Đề ra nhiệm vụ cụ thể, thiết thực để thực hiện trong tháng tới; phân công nhiệm vụ; Phân công nhiệm vụ cho đảng viên rõ ràng, gắn trách nhiệm đến từng đồng chí lãnh đạo, quản lý để chủ động kiểm tra, tổ chức thực hiện và nêu gương; chỉ đạo hoạt động của các đoàn thể chính trị - xã hội.

6

 

 

 

- Đánh giá việc học tập tư tưởng,đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Nghị quyết trung ương 4 (khóa XII) và việc thực hiện các bản cam kết của đảng viên, quần chúng thuộc phạm vi lãnh đạo của chi bộ; việc thực hiện Quy định về những điều đảng viên không được làm. Gắn nội dung nêu gương trong quy định 101-QĐ/TW của ban bí thư. Đảng viên là lãnh đạo quản lý phải gương mẫu trong sinh hoạt chi bộ.

4

 

 

 

- Thực hiện tốt nhiệm vụ đấu tranh phòng chống tham nhũng , lãng phí

2

 

 

 

- Tuyên truyền nâng cao ý thức trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của cơ quan

2

 

 

 

- Chấn chỉnh tác phong làm việc,quan hệ với nhân dân, trách nhiệm trong công tác, ý thức tổ chức kỷ luật, đoàn kết nội bộ... của cán bộ, công chức, đảng viên.

2

 

 

 

- Việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở và Quy định của Bộ chính trị về đảng viên đang công tác thường xuyên giữ mối quan hệ với đảng ủy, chi ủy cơ sở và gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân nơi cư trú.

2

 

 

 

- Công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ; việc tự nghiên cứu, học tập nâng cao trình độ, kiến thức của cán bộ, đảng viên.

2

 

 

 

- Chi bộ có thực hiện rà soát, đánh giá biểu hiện suy thoái, chống chạy chức, chạy quyền và chống chủ nghĩa cá nhân, quan liêu, xa rời quần chúng.

 

2

 

 

 

- Người chủ trì lắng nghe ý kiến đảng viên, gợi ý những vấn đề trọng tâm, nội dung quan trọng để đảng viên thảo luận; thể hiện chính kiến; trao đổi kỹ những vấn đề có ý kiến khác nhau trước khi biểu quyết..

1

 

 

 

- Biểu dương đảng viên tiêu biểu trong tháng; nhắc nhở, phê bình đảng viên chưa hoàn thành nhiệm vụ được giao, ĐV không thực hiện đúng cam kết tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu hàng năm hoặc có khuyết điểm trong thực hiện chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng và cấp ủy cấp trên nhưng chưa đến mức phải xử lý kỷ luật(nếu có).

1

 

 

 

- Thời gian sinh hoạt chi bộ (đối với chi bộ có từ 05 đảng viên trở xuống thì thời gian sinh hoạt giảm tương ứng 30 phút)

8

 

 

 

+ Từ 90 phút trở lên (Nếu kết hợp sinh hoạt chuyên đề thì trên 120 phút).

8

 

 

 

+ Thời gian sinh hoạt chi bộ từ 60 phút đến 90 phút (Nếu kết hợp sinh hoạt chuyên đề thì trên 90 phút đến dưới 120 phút).

5

 

 

 

+ Thời gian sinh hoạt chi bộ dưới 60 phút (Nếu kết hợp sinh hoạt chuyên đề dưới 90 phút).

1

 

 

3

Kết thúc

5

 

 

 

- Sổ biên bản sinh hoạt chi bộ ghi chép đầy đủ diễn biến, nội dung của buổi sinh hoạt và được lưu giữ, bảo quản lâu dài.

2

 

 

 

- Kết luận nội dung cuộc họp đầy đủ ,rõ ràng.

2

 

 

 

- Thông qua nghị quyết đầy đủ nội dung.

1

 

 

IV

THỰC HIỆN NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC,SINH HOẠT ĐẢNG

20

 

 

 

- Đảng viên tham gia phát biểu ý kiến

10

 

 

 

+ Trong buổi sinh hoạt chi bộ có 50% số đảng viên trở lên(đối với chi bộ có từ 10 đảng viên trở xuống) tham gia ý kiến phát biểu; có 6 đảng viên trở lên tham gia ý kiến phát biểu(đối với chi bộ trên 10 đảng viên).

10

 

 

 

+ Trong buổi sinh hoạt chi bộ có 30% đến dưới 50% số đảng viên (đối với chi bộ có từ 10 đảng viên trở xuống) tham gia ý kiến phát biểu; có 04 hoặc 05 đảng viên tham gia ý kiến phát biểu (đối với chi bộ trên 10 đảng viên)

7

 

 

 

+ Tổng buổi sinh hoạt có dưới 30 % số đảng viên(đối với chi bộ có từ 10 đảng viên trở xuống) tham gia ý kiến phát biểu; có dưới 03 đảng viên tham gia ý kiến phát biểu (đối với chi bộ trên 10 đảng viên).

3

 

 

 

- Trong sinh hoạt chi bộ thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ.

4

 

 

 

- Chi ủy, đảng viên nghiêm túc, thực sự cầu thị khi tự phê bình và phê bình.

3

 

 

 

- Bảo đảm tính lãnh đạo, tính giáo dục, tính chiến đấu. Cương quyết chống bệnh thành tích, dĩ hòa vi quý, nể nang, né tránh, ngại va chạm,thấy đúng không dám bảo vệ, thấy sai không dám đấu tranh.

3

 

 

V

KẾT QUẢ LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN KẾT LUẬN HOẶC NGHỊ QUYẾT CỦA CHI BỘ

10

 

 

 

- Kết luận hoặc nghị quyết của chi bộ tháng trước đã được lãnh đạo, tổ chức thực hiện đạt kết quả tốt (đạt 90% trở lên so với chỉ tiêu nghị quyết).

10

 

 

 

- Kết luận hoặc nghị quyết của chi bộ tháng trước được lãnh đạo, tổ chức thực hiện nhưng còn có nội dung chưa đạt kết quả tốt.

5

 

 

 

- Kết luận hoặc nghị quyết của chi bộ tháng trước chưa được lãnh đạo, tổ chức thực hiện hoặc lãnh đạo tổ chức thực hiện không hiệu quả.

1

 

 

 

TỔNG ĐIỂM

100

 

 

 

Điểm bình quân

 

 

 

 

Chất lượng sinh hoạt chi bộ được đánh giá xếp loại: …………………………

Các mức xếp loại chất lượng sinh hoạt chi bộ hàng tháng

- Căn cứ điểm bình quân, chất lượng sinh hoạt chi bộ được xếp loại như sau:

+ Chi bộ xếp loại Tốt, đạt từ 85 đến 100 điểm.

+ Chi bộ xếp loại Khá, đạt từ 70 đến 85 điểm.

+ Chi bộ xếp loại Trung bình, đạt từ 50 đến dưới 70 điểm.

+ Chi bộ xếp loại Yếu kém dưới 50 điểm.

Cách điền thông tin vào mẫu phiếu

Để điền thông tin vào mẫu phiếu đánh giá chất lượng sinh hoạt chi bộ, người thực hiện cần chấm điểm theo các tiêu chí đã được đưa ra trong phiếu và khung điểm tương ứng cho mỗi tiêu chí. Tổng điểm tối đa cho các tiêu chí là 100 điểm. Đầu tiên, người đánh giá cần xem xét từng tiêu chí, so sánh với thực tế hoạt động của chi bộ trong kỳ sinh hoạt, và chấm điểm dựa trên mức độ hoàn thành và chất lượng công việc. Mỗi tiêu chí sẽ có một mức điểm tối đa, người đánh giá cần ghi lại số điểm cụ thể dựa trên mức độ đáp ứng yêu cầu. Sau khi hoàn tất chấm điểm cho tất cả các tiêu chí, người thực hiện cộng tổng số điểm lại, và xếp loại. Việc chấm điểm này giúp đánh giá khách quan và toàn diện về hiệu quả hoạt động của chi bộ.

Tải ngay: Mẫu phiếu đánh giá chất lượng sinh hoạt chi bộ mới nhất 

 

3. Hướng dẫn sử dụng mẫu phiếu

Cách sử dụng mẫu phiếu hiệu quả

- Xác định thời gian và phạm vi đánh giá

+ Trước khi bắt đầu sử dụng mẫu phiếu, cần xác định rõ khoảng thời gian đánh giá (tháng, quý hoặc năm) và phạm vi đánh giá (các hoạt động nội bộ trong chi bộ hoặc mở rộng đến các đơn vị liên quan).

+ Cần ghi đầy đủ thông tin về chi bộ bao gồm tên chi bộ, đơn vị trực thuộc, và thời gian thực hiện đánh giá, nhằm đảm bảo tính chính xác và rõ ràng khi tổng hợp kết quả.

- Chọn tiêu chí đánh giá phù hợp

+ Các tiêu chí đánh giá cần bám sát vào quy định của Đảng và thực tiễn hoạt động của chi bộ. Một số tiêu chí quan trọng cần chú ý bao gồm: số lần tổ chức sinh hoạt đúng quy định, nội dung sinh hoạt có bám sát chủ trương, nghị quyết của Đảng, mức độ tham gia của đảng viên, khả năng tự phê bình và phê bình.

+ Khi thực hiện đánh giá, các chi bộ nên sử dụng phương pháp cho điểm hoặc phân loại từng tiêu chí, giúp việc tổng hợp kết quả dễ dàng hơn. Ví dụ, có thể sử dụng thang điểm từ 1 đến 5 hoặc phân loại theo các mức độ "hoàn thành xuất sắc," "hoàn thành tốt," "hoàn thành," và "chưa hoàn thành."

- Thực hiện đánh giá một cách khách quan và minh bạch

+ Mỗi đảng viên cần thực hiện tự đánh giá bản thân một cách trung thực, thẳng thắn, và sau đó là đánh giá của tập thể chi bộ. Điều này giúp phát hiện rõ những điểm mạnh và yếu trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, đảm bảo rằng việc đánh giá không chỉ mang tính hình thức mà thực sự có tác dụng cải thiện chất lượng sinh hoạt chi bộ.

+ Mỗi ý kiến đóng góp nên được ghi nhận một cách rõ ràng, tránh bỏ qua những điểm quan trọng, đặc biệt là các nhận xét, kiến nghị về giải pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt.

- Tổng hợp và phân tích kết quả đánh giá

+ Sau khi thu thập thông tin đánh giá từ các đảng viên, chi bộ cần tổ chức tổng hợp và phân tích kết quả để đưa ra cái nhìn toàn diện về chất lượng sinh hoạt. Việc phân tích có thể chia thành hai phần: các kết quả đã đạt được và các vấn đề cần khắc phục.

+ Dựa trên kết quả đánh giá, chi bộ có thể xây dựng các kế hoạch cải thiện cụ thể, tập trung vào việc khắc phục những tồn tại và nâng cao chất lượng sinh hoạt Đảng.

Những lưu ý khi sử dụng mẫu phiếu

- Đảm bảo tính khách quan và trung thực

+ Trong quá trình đánh giá, cần đảm bảo tính khách quan và trung thực, tránh việc đánh giá chỉ mang tính hình thức hoặc thiên lệch. Việc đánh giá khách quan sẽ giúp phát hiện kịp thời những hạn chế trong hoạt động sinh hoạt, từ đó đề ra các giải pháp phù hợp.

+ Mỗi đảng viên phải tự phê bình một cách nghiêm túc và đồng thời lắng nghe, tiếp thu các ý kiến phê bình từ các đồng chí trong chi bộ.

- Bám sát các tiêu chí đánh giá đã đề ra

+ Khi sử dụng mẫu phiếu, chi bộ cần bám sát các tiêu chí đánh giá đã được quy định để đảm bảo tính nhất quán trong quá trình đánh giá. Các tiêu chí này không chỉ phản ánh chất lượng của hoạt động sinh hoạt chi bộ mà còn là cơ sở để so sánh với các kỳ đánh giá trước đó, giúp chi bộ nhận định chính xác về tiến bộ hoặc tồn tại.

+ Tránh đưa vào các tiêu chí đánh giá không liên quan hoặc không phù hợp với thực tế hoạt động của chi bộ, nhằm đảm bảo việc đánh giá là cụ thể và sát sao với thực tế.

- Ghi nhận đầy đủ ý kiến đóng góp của đảng viên

+ Mẫu phiếu đánh giá không chỉ là công cụ để chi bộ tự đánh giá mà còn là diễn đàn để các đảng viên đưa ra ý kiến đóng góp, phản ánh những vấn đề tồn tại trong sinh hoạt. Vì vậy, chi bộ cần tạo điều kiện cho tất cả các đảng viên tham gia đóng góp ý kiến và ghi nhận một cách đầy đủ, tránh bỏ sót các ý kiến quan trọng.

+ Các ý kiến này cần được xem xét nghiêm túc trong quá trình phân tích kết quả đánh giá và xây dựng kế hoạch cải thiện.

- Thực hiện đánh giá định kỳ

Việc đánh giá chất lượng sinh hoạt chi bộ cần được thực hiện định kỳ theo quy định của Đảng để đảm bảo việc theo dõi và cải thiện kịp thời. Đánh giá không nên thực hiện quá nhanh hoặc quá chậm, đảm bảo tính liên tục và cập nhật để phản ánh đúng tình hình thực tế của chi bộ.

- Giữ bí mật thông tin đánh giá

+ Trong quá trình đánh giá, đặc biệt khi liên quan đến các nội dung phê bình, tự phê bình hoặc các vấn đề nội bộ của chi bộ, cần giữ bí mật thông tin, tránh để lộ các thông tin nhạy cảm hoặc gây ảnh hưởng tiêu cực đến tinh thần của các đảng viên.

+ Việc bảo mật này sẽ giúp đảm bảo tính minh bạch và sự tin tưởng giữa các đảng viên trong chi bộ, từ đó tăng cường tính hiệu quả của quá trình đánh giá.

Bài viết liên quan: Mục đích, yêu cầu, trình tự tiến hành nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ Đảng?

Nếu quý khách hàng còn vướng mắc về vấn đề trên hoặc mọi vấn đề pháp lý khác, quý khách hãy vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến theo số điện thoại 1900.6162 để được Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp qua tổng đài kịp thời hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc.

Nếu quý khách hàng cần báo giá dịch vụ pháp lý thì quý khách có thể gửi yêu cầu báo phí dịch vụ đến địa chỉ email: lienhe@luatminhkhue.vn để nhận được thông tin sớm nhất. Xin trân trọng cảm ơn!