Mục lục bài viết
- 1. Mẫu quyết định xóa bỏ hình thức kỷ luật lao động
- 2. Mẫu quyết định xử lý kỷ luật của công ty
- 3. Quyết quyết định xử lý kỷ luật của giám đốc công ty
- 4. Mẫu quyết định xử lý kỷ luật của tổ chức, đơn vị
- 5. Mẫu quyết định kỷ luật bằng hình thức khiển trách
- 6. Xử lý vi phạm kỷ luật lao động là gì ?
- 7. Biện pháp kỉ luật lao động là gì ?
Trước khi ban hành một quyết định kỷ luật đối với người lao động nói chung cần tìm hiểu kỹ quy định Bộ luật lao động năm 2019 về kỷ luật lao động và các bước tiến hành kỷ luật lao động phải được tiến hành chặt chẽ, theo quy định của nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể (nếu có).
Nếu không được tiến hành hợp pháp, đúng quy trình thì quyết định kỷ luật rất dễ bị khởi kiện và phát sinh các tranh chấp lao động, Mọi vướng mắc pháp lý liên quan đến việc soạn thảo các quyết định kỷ luật này, Hãy gọi: 1900.6162 để được Luật sư tư vấn pháp luật lao động trực tuyến qua điện thoại. Đội ngũ luật sư, chuyên gia pháp lý trong lĩnh vực lao động của Luật Minh Khuê luôn sẵn sàng lắng nghe, hướng dẫn cụ thể.
1. Mẫu quyết định xóa bỏ hình thức kỷ luật lao động
Bạn có thể tải cả: 05 biểu mẫu thường sử dụng trong lĩnh vực xử lý kỷ luật lao động tại phần đầu của bài viết này. Dưới đây chúng tôi giới thiệu chi tiết từng mẫu thường áp dụng đối với các tổ chức, đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp và giải đáp một số vướng mắc pháp lý liên quan, cụ thể:
TỔNG CÔNG TY ...... CÔNG TY .... Số .../QĐ-CTHĐQT | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ........, ngày........... tháng............ năm ............. |
QUYẾT ĐỊNH CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
(Về việc kỷ luật người lao động.)
CÔNG TY CỔ PHẦN .....
- Căn cứ quyết định số ..../QĐ.TCCB ngày........-......-20.. của ....... và ...... (nay là ......) quy định quyền hạn, trách nhiệm của .... ;
- Căn cứ Nghị định số ...../20....../NĐ-CP ngày .....-.......-20.......... của Chính phủ về xử lý kỷ luật và trách nhiệm vật chất đối với ... và Thông t số ......./20........./TT-TCCP, ngày ....-.....-20... của Hướng dẫn thực hiện ......;
- Xét đề nghị của ông .......... Trưởng phòng Tổ chức - Cán bộ;
QUYẾT ĐỊNH
Điều I. Nay xóa bỏ hiệu lực kỷ luật ...........
Ông (bà, anh, chị) ......................................
Chức vụ : ..................................................
Thuộc đơn vị: ...........................................
kể từ ngày ....... tháng ........ năm .........
Điều II. Ông (bà, anh , chị) ........ được hưởng các quyền lợi (nếu trước đây bị hạ tầng công tác, hạ cấp bậc kỹ thuật, chuyển đi làm việc khác thì nay cần ghi rõ trong quyết định này được hưởng lương như thế nào và bố trí công tác gì? ).
ĐIỀU III. Các ông Trưởng phòng: ............. ; thủ trưởng đơn vị:..........., và ông (bà, anh, chị) :............. chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận - Như điều III. - Lưu TC,HC,HS. | CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
|
2. Mẫu quyết định xử lý kỷ luật của công ty
CÔNG TY ……... | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /QĐ-.... | ........., ngày ....tháng.....năm 20.... |
QUYẾT ĐỊNH
(Về việc xử lý kỷ luật)
- Căn cứ vào Quy chế nhân sự Công ty …………… ;
- Căn cứ vào đề xuất của ông(bà) … – Trưởng bộ phận … ;
- Căn cứ đề xuất của ông(bà) ……………...... ;
- Căn cứ vào nội dung cuộc họp xem xét xử lý vi phạmm kỷ luật đối với ông(bà) … , ngày ….tháng ….năm của Hội đồng kỷ luật.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Điều chuyển ông(bà)…………sang vị trí ……… tại công ty ……… Mọi vấn đề phát sinh liên quan đến vị trí Nhân viên ………….. của ông(bà)……….yêu cầu bàn giao đầy đủ tới ………..
Điều 2. Ông(bà)…..sẽ chịu sự giám sát và đánh giá của ……………. trong thời gian thử việc ……tháng tại vị trí mới. Trong thời gian trên ông(bà)…….. có bất cứ vi phạm gì, Công ty có thể chấm dứt HĐLĐ với ông(bà)……..ngay tại bất kỳ thời điểm nào.
Điều 3. Mức lương: Ông(bà)…. Sẽ nhận mức lương bằng ……% lương chính thức …………trong thời gian ……. tháng trên.
Điều 4. Đề nghị cá nhân, bộ phận có liên quan có trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Điều 5. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
| Hà Nội, ngày ……tháng …….năm 20..... |
Nơi nhận: - Như Điều 4; - Lưu: HCNS. | GIÁM ĐỐC |
3. Quyết quyết định xử lý kỷ luật của giám đốc công ty
CÔNG TY ……... | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /QĐ-.... | ........., ngày ....tháng.....năm 20.... |
QUYẾT ĐỊNH XỬ LÝ KỶ LUẬT
Giám đốc Công ty
- Căn cứ vào Bộ Luật Lao động;
- Căn cứ .........................................
- Căn cứ Nội quy lao động của Công ty TNHH ....
- Xét biên bản của Hội đồng xét kỷ luật công ty TNHH ....
- Xét hành vi của nhân viên ............
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Nay thi hành kỷ luật Ông (Bà)giữ chức vụ............. bằng hình thức....... kể từ ngày
Điều 2: Ông (Bà)............................... và các Ông (Bà) phó giám đốc hành chính, và các bộ có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: | GIÁM ĐỐC |
4. Mẫu quyết định xử lý kỷ luật của tổ chức, đơn vị
[TÊN ĐƠN VỊ] Số: [SỐ QĐ] | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
QUYẾT ĐỊNH
Về việc xử lý kỷ luật Ông (bà) [TÊN]
[CHỨC DANH] [TÊN CQ] ]
- Căn cứ quyết định [SỐ QĐ], ngày [NGAY] về việc thành lập cơ quan Nhà nước (nếu là cơ quan dân cử thì căn cứ vào Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân do Quốc hội thông qua ngày [NGAY]);
- Căn cứ Nghị định số ...../20..../NĐ - CP ngày ..... – .....- 20....... của Chính phủ về xử lý kỷ luật và trách nhiệm vật chất đối với công chức;
- Xét tính chất và mức độ vi phạm của Ông (bà) [TÊN] về việc [NỘI DUNG CÔNG VIỆC]
- Theo đề nghị của Ông (bà) Trưởng phòng Tổ chức.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Nay thi hành kỷ luật Ông (bà) [TÊN] là: [HÌNH THỨC KỶ LUẬT] vì vi phạm chế độ trách nhiệm, chế độ kỷ luật của cán bộ công nhân viên chức Nhà nước.
Điều 2. Các Ông (bà) Chánh Văn phòng (Trưởng phòng hành chính), Trưởng phòng Tổ chức cán bộ, trưởng (đơn vị, phòng, ban có nhân viên vi phạm) và Ông (bà) [TÊN] chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
THỦ TRƯỞNG
5. Mẫu quyết định kỷ luật bằng hình thức khiển trách
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------
………., ngày … tháng … năm …
QUYẾT ĐỊNH KHIỂN TRÁCH
Giám đốc/Trưởng chi nhánh/Trưởng phòng/Trưởng bộ phận
Công ty……………………………………..
Ông(Bà)……………………………………..
- Căn cứ vào Bộ Luật Lao động;
- Căn cứ Biên bản số ……… ngày……… ;
- Căn cứ Nội quy lao động của Công ty ……… ;
- Xét hành vi của nhân viên …………...…
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Sau khi xem xét cụ thể vụ việc, hành vi của Ông(Bà) ….. và làm việc lấy ý kiến thống nhất của các bộ phận có liên quan, tôi đưa ra nhận xét sau:
Ông (Bà)………… giữ chức vụ…… ngày …… đã có hành vi ……… gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín, hoạt động của chi nhánh. Cụ thể:
……………………………………………
……………………………………………
……………………………………………
Việc như trên, không thể được chấp nhận và tiếp diễn trong môi trường làm việc của …… Bằng quyết định này, tôi thay mặt Ban Giám đốc công ty …………… nhắc nhở, khiển trách Ông(Bà) …… và áp dụng Điều …….. Nội quy công ty xử lý hành vi vi phạm bằng hình thức “Phạt tiền”.
Số tiền phạt là: ……… (Bằng chữ: ……………… )
Điều 2: Nếu Ông (Bà) …………… còn tiếp diễn hành vi trên, dựa theo Nội quy của Công ty, tôi sẽ lập Biên bản xử lý và đưa ra Hội đồng kỷ luật xem xét giải quyết.
Điều 3: Ông (Bà) ……… và Phó giám đốc hành chính, Phòng Hành chính nhân sự, Phòng Kế toán cùng các bộ phận có liên quan khác chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
| Giám đốc/Trưởng chi nhánh |
6. Xử lý vi phạm kỷ luật lao động là gì ?
Đối với các lao động làm công theo hợp đồng, người có thẩm quyền xử lí vi phạm kỉ luật lao động là người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động uỷ quyền hợp pháp. Căn cứ để xử lí vi phạm kỈ luật lao động là hành vi vi phạm kỉ luật lao động, mức độ lỗi của người vi phạm và các quy định của pháp luật, các quy định hợp pháp trong nội quy lao động của đơn vị. Khi xử lí kỉ luật lao động, người sử dụng lao động phải tuân theo các nguyên tắc, thủ tục, thời hiệu luật định, phải tham khảo ý kiến của công đoàn cơ sở. Hình thức kỉ luật áp dụng phải phù hợp với các quy định của pháp luật và nội quy lao động của đơn vị.
Nếu phía người sử dụng lao động có hành vi kỷ luật lao động không đúng trình tự, thủ tục, không thực hiện đúng các quy định về kỷ luật lao động thì phía người sử dụng lao động sẽ có thể bi xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định 28/2020/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động và bảo hiểm xã hội như sau:
Điều 18. Vi phạm quy định về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:a) Không có nội quy lao động bằng văn bản khi sử dụng từ 10 lao động trở lên;b) Không đăng ký nội quy lao động với cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh;c) Sử dụng nội quy lao động chưa có hiệu lực hoặc đã hết hiệu lực;d) Xử lý kỷ luật lao động, bồi thường thiệt hại không đúng trình tự, thủ tục, thời hiệu theo quy định của pháp luật;đ) Tạm đình chỉ công việc đối với người lao động không đúng quy định của pháp luật.3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi sau đây:a) Xâm phạm thân thể, nhân phẩm của người lao động khi xử lý kỷ luật lao động mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;b) Dùng hình thức phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao độngc) Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động;d) Áp dụng nhiều hình thức kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động.4. Biện pháp khắc phục hậu quảa) Buộc trả lại khoản tiền đã thu hoặc trả đủ tiền lương cho người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều này;b) Buộc nhận người lao động trở lại làm việc và trả đủ tiền lương cho người lao động tương ứng với những ngày nghỉ việc đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 2, điểm c khoản 3 Điều này;c) Buộc trả đủ tiền lương những ngày tạm đình chỉ công việc đối với người lao động không đúng quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm đ Khoản 2 Điều này;d) Buộc xin lỗi công khai đối với người lao động và trả toàn bộ chi phí điều trị, tiền lương cho người lao động trong thời gian điều trị nếu việc xâm phạm gây tổn thương về thân thể người lao động đến mức phải điều trị tại các cơ sở y tế khi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 Điều này.
7. Biện pháp kỉ luật lao động là gì ?
Theo Bộ luật lao động người vi phạm kỉ luật lao động, tuỳ theo mức độ phạm lỗi, bị xử lí theo một trong những biện pháp kỉ luật sau:
1) Khiển trách;
2) Kéo dài thời hạn nâng lương không quá sáu tháng hoặc chuyển làm công việc khác có mức lương thấp hơn trong thời hạn tối đa là sáu tháng hoặc cách chức;
3) Sa thải.
Hình thức xử lí kỉ luật sa thải chỉ được áp dụng trong những trường hợp sau:
a) Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, tiết lộ bí mật công nghệ, kinh doanh hoặc có hành vi khác gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của doanh nghiệp;
b) Người lao động bị xử lí kỉ luật kéo dài thời hạn nâng lương, chuyển làm công việc khác mà tái phạm trong thời gian chưa xoá kỉ luật hoặc bị xử lí kỉ luật cách chức mà tái phạm;
c) Người lao động tự ý bỏ việc năm ngày cộng dồn trong một tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong một năm mà không có lí do chính đáng. Không được áp dụng nhiều hình thức kỉ luật đối với một hành vi vi phạm kỉ luật lao động.