Khi tiến hành công việc trong hợp đồng lao động, căn cứ vào các thay đổi mà người sử dụng lao động có thể phân công nhiệm vụ, giao việc cho nhân dân để thực hiện công việc được nhanh chóng và chính xác.

Quyết định phân công nhiệm vụ cho nhân viên, quyết định giao việc cho nhân viên là một loại biểu mẫu nội bộ của doanh nghiệp. Quyết định này xác định nhiệm vụ, thời gian nhiệm vụ và công việc được giao để chứng minh quyền và trách nhiệm đối với công việc ấy của nhân viên.

Hiện nay trong các cơ quan, tổ chức bất kỳ nào đó thì các quyết định, đặc biệt là những quyết định về phân công nhiệm vụ đã không còn quá xa lạ. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về quyết định phân công nhiệm vụ cũng như mẫu quyết định phân công nhiệm vụ tại các cơ quan, tổ chức hiện nay.

 

1. Phân công nhiệm vụ là gì?

Khi tiến hành công việc trong hợp đồng lao động, căn cứ vào các thay đổi mà người sử dụng lao động có thể phân công nhiệm vụ, giao việc cho nhân viên để thực hiện công việc được nhanh chóng và chính xác. Quyết định phân công nhiệm vụ cho nhân viên là một loại biểu mẫu của nội bộ doanh nghiệp. Quyết định này xác định nhiệm vụ, công việc cho từng nhân viên, thời gian nhiệm vụ và công việc được giao để chứng minh quyền và trách nhiệm đối với công việc của nhân viên.

Mẫu quyết định giao nhiệm vụ là mẫu bản quyết định được lập ra để quyết định về việc giao nhiệm vụ. Mẫu đơn nêu rõ nội dung quyết định, thông tin về việc giao nhiệm vụ.

Tầm quan trọng của Quyết định phân công nhiệm vụ

Một trong những nội dung quan trọng không thể thiếu của hợp đồng lao động chính là công việc. Công việc này phải do người lao động đã ký kết hợp đồng thực hiện.

Khi tiến hành công việc, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người lao động dược tuyển dụng bố trí, sắp xếp cho phù hợp, hiệu quả.

Trong quá trình làm việc, có thể do yêu cầu sản xuất kinh doanh mà người sử dụng có thể thay đổi, phân công nhiệm vụ mới hoặc tạm chuyển người lao động sang làm công việc khác vì mục đích chung, để hoàn thành công việc được nhanh chóng và chính xác hơn.

Chính vì vậy, để người lao động nghiêm chỉnh chấp hành và có cơ sở giải quyết chế độ quyền lợi cũng như giải quyết khi có tranh chấp xảy ra, mỗi doanh nghiệp cần thiết phải có quyết định phân công nhiệm vụ.

Quyết định phân công nhiệm vụ cho người lao động trong doanh nghiệp là một loại biểu mẫu nội bộ. Quyết định này xác định được người chịu trách nhiệm với công việc, nhiệm vụ được giao, gắn quyền và trách nhiệm của người lao động đối với công việc đó.

>> Xem thêm: Mẫu bảng phân công nhiệm vụ cho nhân viên bằng Execl, Word

 

2. Những trường hợp ra quyết định phân công nhiệm vụ thường gặp

- Phân công nhiệm vụ cho người mới vào làm tại cơ quan, tổ chức

- Điều chuyển tạm thời người lao động sang làm một việc khác, thay đổi, phân công nhiệm vụ mới cho người lao động...

- Giao nhiệm vụ quan trọng cho người trong tổ chức, cơ quan thực hiện.

- Các hoạt động giao nhiệm vụ khác mang tính chất quan trọng đối với tổ chức hoặt Luật định phải ra quyết định phân công nhiệm vụ .

 

3. Thẩm quyền ra quyết định phân công nhiệm vụ

- Người đứng đầu trong đơn vị, cơ quan, tổ chức (thủ trưởng cơ quan, đơn vị là nước; tổng giám đốc/giám đốc của công ty, doanh nghiệp). Đây là người quản lý có vị trí cũng như quyền lực cao nhất, và quyết định có hiệu lực tối cao nhất trong đơn vị, cơ quan đó.

- Người đứng đầu trong một bộ phận văn phòng, một nhóm... (như các trưởng phòng, trưởng bộ phận, nghiên cứu sinh,...) với sự phân công nhiệm vụ của người đứng đầu, đây là những người có nhiệm vụ phân công nhiệm vụ cho những người thuộc sự quản lý của mình trong một nhóm, trong  một văn phòng, một bộ phận...

- Người được ủy quyền ra quyết định phân công nhiệm vụ. Đối tượng này có thể là người không có quyền ra quyết định nhưng được người có quyền phân công nhiệm vụ cho những người khác ủy quyền quyết định phân công việc.

>> Xem thêm: Mẫu phân công nhiệm vụ trong Ban chấp hành chi bộ 

 

4. Cách soạn mẫu quyết định phân công nhiệm vụ

- Luôn có quốc hiệu và tiêu ngữ trong quyết định giao việc

- Xác định người có thẩm quyền ra quyết định giao việc đúng thẩm quyền

- Ghi rõ ngày, tháng, năm bắt đầu thực hiện công việc

- Ghi rõ những người có trách nhiệm thi hành quyết định giao việc

- Ghi rõ công việc được giao, nhiệm vụ được giao. Nếu cần có thể chi tiết hóa các công việc được giao, nhiệm vụ được giao để quyết định được chính xác nhất.

- Đại diện của công ty giao việc phải ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu theo quy định của pháp luật.

- Để xác định nhận tính pháp lý, tốt nhất phải có chữ ký xác nhận của nhân sự được giao việc thể hiện: Đã nhận quyết định, đã nhận công việc và nhiệm vụ được giao.

- Quyết định giao việc, quyết định phân công nhiệm vụ được lập với mục đích tránh các tranh chấp pháp lý không đáng có trong xã nội doanh nghiệp, xác định người chịu trách nhiệm với công việc và nhiệm vụ được giao.

 

5. Mẫu quyết định phân công nhiệm vụ, giao nhiệm vụ mới nhất

CÔNG TY ...............    

Số: ................           

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

                                                                                                                                                             .........., ngày ......... tháng ..... năm 20...

                                                                                                                                                      

QUYẾT ĐỊNH

Về việc phân công nhiệm vụ

------------------------------------

GIÁM ĐỐC CÔNG TY

Căn cứ Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty...................................;

Căn cứ Quy chế bổ nhiệm, miễn nhiệm, từ chức các chức danh trong Công ty..........;

Căn cứ Hợp đồng lao động số (1) .......... ngày ............. tháng ........ năm ...... giữa công ty........... và ông/bà. ................ ;

Căn cứ tình hình thực tế của công ty,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1: Phân công nhiệm vụ cho ông/bà có tên dưới đây:

Họ và tên:.............................................................................

Bộ phận (2):........................................................................

Chức danh/chức vụ (3):........................................................

Giữ nhiệm vụ (4):....................................................................

Tại (5):..................................................................................

Thời gian: từ ngày ........ tháng ........... năm đến ngày ............ tháng ......... năm .......

 

Điều 2: Chế độ quyền lợi

Hệ số lương (6): .................................................................

Phụ cấp (7) (nếu có): ...........................................................

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực từ ngày (8) ................... 

Điều 4. Các đồng chí (9).......................và ông/bà có tên tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

Nơi nhận (10):

    GIÁM ĐỐC

 (Ký, ghi rõ hộ tên)

                                                                                                                                                                                                          

Hướng dẫn viết Quyết định phân công nhiệm vụ

(1) Ghi chính xác số hợp đồng lao động hoặc quyết định tuyển dụng người lao động đó

(2) Ghi phòng, ban, bộ phận người lao động được phân công nghiệm vụ hiện tại đang làm việc

(3) Chức danh, chức vụ của người lao động được phân công nhiệm vụ đang giữ trong công ty

(4) Công việc, nhiệm vụ mới người lao động phải thực hiện sau khi nhận quyết định này.

Nếu cần có thể ghi chi tiết các công việc, nhiệm vụ được giao để quyết định được chính xác nhất.

(5) Đơn vị, bộ phận, nơi làm việc của người lao động

(6) (7) Hệ số lương, phụ cấp mới của người lao động khi làm nhiệm vụ. Trường hợp không thay đổi thì ghi giữ nguyên, có thể ghi lại hệ số lương và phụ cấp (nếu có) trước đó của người lao động.

(8) Quyết định này có thể có hiệu lực từ ngày ký hoặc từ một ngày cụ thể khác, phụ thuộc vào sự sắp xếp nhân lực, kế hoạch làm việc của công ty.

(9) Tại đây ghi cụ thể các cá nhân, phòng, ban,... có liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ mới của người lao động.

Ví dụ: Phó Giám đốc, Trưởng phòng Nhân sự, Trưởng phòng Tài chính kế toán,.....

(10) Thông thường, nơi nhận sẽ bao gồm người có tên trong quyết định, các phòng, ban, bộ phận có liên quan và văn thư lưu trữ.

>> Tham khảo thêm: Mẫu Quy định về phân công nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn trong ban tổng giám đốc, kế toán trưởng

Trên đây là mẫu Quyết định phân công nhiệm vụ mưới nhất được sử dụng phổ biến trong các doanh nghiệp hiện nay. Các cơ quan, đơn vị, tổ chức nào khác cũng có thể thay đổi một số nội dung cho phù hợp với mục đích của mình.