Mục lục bài viết
1. Mẹ ruột chiếm đoạt tài sản có khởi kiện được không ?
Người gửi: Hoàng Long
.
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi: 1900.6162
Trả lời:
Thứ nhất, về quan hệ mẹ con với vấn đề xử lý hành vi chiếm đoạt tài sản, theo quy định của pháp luật, nếu hành vi chiếm đoạt tài sản có đủ các yếu tố cấu thành tội hình sự quy định trong Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) và hành vi đã bị cơ quan công an phát hiện đều có thể tiến hành truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi này, không phụ thuộc vào mối quan hệ giữa người có hành vi phạm tội với người bị hại.
Thứ hai, về hành vi trộm cắp tài sản của mẹ bạn: Hành vi này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 173 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Cụ thể:
Điều 173. Tội trộm cắp tài sản
1.Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
đ) Tài sản là di vật, cổ vật.
2.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
đ) Hành hung để tẩu thoát;
e) Tài sản là bảo vật quốc gia;
g) Tái phạm nguy hiểm.
3.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
4.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Trong thông tin bạn cung cấp không nêu rõ tổng giá trị tài sản nên chúng tôi chưa thể xác định khung hình phạt áp dụng với hành vi của mẹ bạn. Bạn có thể tham khảo các quy định trên để xác định mức hình phạt đối với hành vi của mẹ bạn.
Về việc có đòi lại được tài sản hay không: Sau khi tiếp nhận được thông tin bạn trình báo, cơ quan công an sẽ tiến hành điều tra. Nếu tài sản trộm cắp còn thì cơ quan công an yêu cầu trao trả lại cho bạn. Trường hợp tài sản đã bị tiêu hao, thì bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu mẹ bạn bồi thường thiệt hại đối với khối tài sản tiêu hao.
>> Tham khảo dịch vụ liên quan: Luật sư tư vấn, tranh tụng trong lĩnh vực hình sự;
2. Tư vấn về tội đưa hối lộ
Thưa luật sư. Hiện nay, tôi thấy rất nhiều gia đình vì muốn con có việc làm ổn định tại các cơ quan nhà nước mà thường sẵn sàng chi một khoản tiền lớn để xin việc. Luật sư cho tôi hỏi hành vi đưa tiền xin việc như thế có phạm tội gì không?
Trả lời:
Trường hợp có cơ sở để xác định một người nào trực tiếp hay qua trung gian đã đưa hoặc sẽ đưa tiền (lợi ích khác) cho người có chức vụ, quyền hạn hoặc người khác hoặc tổ chức khác để người có chức vụ, quyền hạn chạy việc cho họ hoặc chạy việc cho người khác thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội đưa hối lộ theo quy định tại Điều 364 Bộ luật hình sự 2015.
Đưa hối lộ là hành vi xâm phạm trật tự quản lý nhà nước được Bộ luật hình sự quy định cụ thể về các yếu tố cấu thành, hình phạt. Trong bài viết này, Luật Minh Khuê sẽ giúp Quý độc giả hiểu rõ hơn về tội đưa hối lộ theo quy định pháp luật hiện hành, từ đó thực hiện đúng đắn quy định pháp luật trên thực tế.
Tội đưa hối lộ được quy định tại Điều 364 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) như sau:
Điều 364. Tội đưa hối lộ
1. Người nào trực tiếp hay qua trung gian đã đưa hoặc sẽ đưa cho người có chức vụ, quyền hạn hoặc người khác hoặc tổ chức khác bất kỳ lợi ích nào sau đây để người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
b) Lợi ích phi vật chất.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
c) Dùng tài sản của Nhà nước để đưa hối lộ;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
đ) Phạm tội 02 lần trở lên;
e) Của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
3. Phạm tội trong trường hợp của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm.
4. Phạm tội trong trường hợp của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
6. Người nào đưa hoặc sẽ đưa hối lộ cho công chức nước ngoài, công chức của tổ chức quốc tế công, người có chức vụ trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước cũng bị xử lý theo quy định tại Điều này.
7. Người bị ép buộc đưa hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì được coi là không có tội và được trả lại toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.
Người đưa hối lộ tuy không bị ép buộc nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và được trả lại một phần hoặc toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.
Theo đó,
Đưa hối lộ được hiểu là hành vi đưa tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác (của hối lộ) dưới bất kỳ hình thức nào cho người có chức vụ, quyền hạn để họ làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ.
Các yếu tố cấu thành tội đưa hối lộ
– Mặt khách quan:
+ Về hành vi. Có hành vi đưa của hối lộ dưới bất kỳ hình thức nào cho người có chức vụ, quyền hạn.
Việc đưa của hối lộ có thể là do người phạm tội chủ động đưa cho người có chức vụ, quyền hạn nhưng cũng có thể đưa của hối lộ theo gợi ý, đòi hỏi của người có chức vụ, quyền hạn.
Việc đưa hối lộ có thể thực hiện một cách trực tiếp, nhưng cũng có thể thực hiện một cách gián tiếp (qua người môi giới).
Thời điểm hoàn thành tội phạm này được tính từ thời điểm một bên chấp nhận đề nghị hoặc yêu cầu của bên kia. Trên thực tế có trường hợp bên đưa hối lộ không có thỏa thuận trước với người có chức vụ, quyền hạn nhưng thực hiện việc đưa của hối lộ đồng thời với việc đưa ra yêu cầu đối với người có chức vụ, quyền hạn và người đó đã chấp nhận (tức vừa nhận của hối lộ vừa chấp nhận đề nghị của người đưa hối lộ), thì thời điểm hoàn thành tội phạm này tính từ thời điểm người có chức vụ, quyền hạn chấp nhận đề nghị của bên đưa hối lộ, đây cũng đồng thời là thời điểm hoàn thành tội nhận hối lộ.
+ Dấu hiệu khác, của hối lộ phải có giá trị từ hai triệu đồng trở lên hoặc dưới hai triệu đồng nhưng việc đưa hối lộ đó phải gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm nhiều lần thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đây là dấu hiệu cơ bản cấu thành tội này.
– Khách thể:
Hành vi phạm tội xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức kinh tế nhà nước.
– Mặt chủ quan:
Người phạm tội đưa hối lộ thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.
Mục đính của việc đưa hối lộ là để ngưòi có chức vụ, quyền hạn chấp nhận làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người phạm tội.
– Chủ thể:
Chủ thể của người đưa hối lộ là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.
Những tình tiết được coi là không phạm tội hoặc được miễn trách nhiệm hình sự của tội đưa hối lộ:
Theo quy định tại khoản 7 Điều 364 Bộ luật Hình sự 2015 thì người bị ép buộc đưa hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì được coi là không có tội và được trả lại toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.
Trường hợp người đưa hối lộ tuy không bị ép buộc nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và được trả lại một phần hoặc toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.
– Về hình phạt:
+ Khung 1 (khoản 1)
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm đối với các hành vi có đầy đủ các dấu hiệu cơ bản nêu ở mặt khách quan và chủ quan.
+ Khung 2 (khoản 2)
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
– Có tổ chức;
– Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
– Dùng tài sản của Nhà nước để đưa hối lộ;
– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
– Phạm tội 02 lần trở lên;
– Của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
+ Khung 3 (khoản 3)
Phạm tội trong trường hợp của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm.
+ Khung 4 (khoản 4)
Phạm tội trong trường hợp của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt từ tù 12 năm đến 20 năm.
+ Hình phạt bổ sung (khoản 5)
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
3. Hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và nhận hối lộ ?
Xin chào luật sư! Xin luật sư giải đáp giúp tôi nội dung sau đây: Năm 2018, bạn tôi giới thiệu là lo được việc vào trong ngành lực lượng vũ trang với những trường hợp không thi đỗ với giá 400 triệu đồng. Do tin tưởng là chỗ bạn bè gia đình tôi đã đồng ý lo vào ngành cho con tôi và đã đưa cho bạn tôi 400 triệu đồng nhưng không viết giấy tờ biên nhận, bạn tôi hứa đến cuối năm 2018 thì con tôi sẽ được đi học.
Đợi đến cuối 2018 vẫn không thấy lo được, tôi có gặp gỡ nhiều lần và trao đổi, thấy có biểu hiện nghi ngờ mình bị anh bạn kia lừa đảo. Đến đầu năm 2019 bạn tôi xuống nhà trả cho tôi 30 triệu đồng, tôi đã ghi âm cuộc đàm thoại này và bạn tôi hứa sẽ trả tôi sau, tiếp sau đó trao đổi qua điện thoại đòi tiền tôi đã ghi âm lại, tôi đã đòi nhiều lần bạn tôi có ý đồ trốn tránh không muốn gặp tôi. Đến cuối năm 2019 tôi đã gặp được trực tiếp bạn tôi để đòi tiền thì bạn tôi bảo tôi lấy căn cứ gì mà bảo bạn tôi cầm tiền của tôi.
Sau đó tôi gửi đơn ra cơ quan cảnh sát điều tra nơi bạn tôi công tác, tôi đã cũng cấp băng ghi âm và bản dịch ghi âm, qua xác minh bản dịch và giám định giọng nói giữa tôi và bạn tôi đã có kết quả, kết luận của viện khoa học hình sự - Bộ Công An, băng ghi âm của tôi là đúng, không có cắt dán, ghép, giám định giọng nói là đúng với nội dung tôi đề nghị, tôi đã nhận được kết luận của thủ trưởng cơ quan cảnh sát điều tra là bạn tôi cầm tiền của tôi là đúng với nội dung tôi tố cáo. Đến tháng 5/2019 giám đốc công an tỉnh đã có quyết định cho bạn tôi ra quân về địa phương và cơ quan cảnh sát điều tra hướng dẫn tôi làm đơn gửi sang công an tỉnh để giải quyết tiếp theo, vì bạn tôi không còn hô khẩu thường trú tại cơ quan công tác.
Xin luật sư tư vấn trong trường hợp này nếu bạn tôi bị khởi tố thì bạn tôi có vi phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, hay tôi nhận hối lộ và đưa hối lộ. Có người nói tôi sẽ liên đới trách nhiệm đến tội đưa hối lộ có đúng không?
Xin chân thành cảm ơn Luật sư và mong luật giúp sớm có lời giải đáp giúp tôi !
>> Luật sư tư vấn hình sự trực tuyến, gọi:1900.6162
Trả lời:
1. Đối với người nhận tiền chạy việc:
Có thể có nhiều trường hợp xảy ra như sau:
a. Trường hợp 1:
Trường hợp có cơ sở để xác định người nhận tiền chạy việc có khả năng chạy việc và thực hiện hành vi để chạy việc nhưng không xin được việc và cũng không trả lại tiền đã nhận cho người đã đưa tiền thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 175 Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi bởi Khoản 35 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017.
Theo đó, người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản:
- Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;
- Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
b. Trường hợp 2:
Trường hợp có cơ sở để xác định người nhận tiền chạy việc biết rõ là mình không có khả năng chạy việc nhưng vẫn nhận tiền chạy việc thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự 2015 và Khoản 3 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017.
Theo đó, người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng trở lên, hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:
- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
- Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi 2017), chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
- Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
- Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.
c. Trường hợp 3:
Trường hợp có cơ sở để xác định người nhận tiền chạy việc là người có chức vụ, quyền hạn và có thể sử dụng chức vụ, quyền hạn của mình để chạy việc cho người đưa tiền hoặc cho một người nào khác thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội nhận hối lộ theo quy định tại Điều 354 Bộ luật hình sự 2015 và Điểm r Khoản 1 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017.
Theo đó, người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội nhận hối lộ:
- Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng trở lên hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
- Lợi ích phi vật chất.
2. Đối với người đưa tiền chạy việc
Trường hợp có cơ sở để xác định một người nào trực tiếp hay qua trung gian đã đưa hoặc sẽ đưa tiền (lợi ích khác) cho người có chức vụ, quyền hạn hoặc người khác hoặc tổ chức khác để người có chức vụ, quyền hạn chạy việc cho họ hoặc chạy việc cho người khác thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội đưa hối lộ theo quy định tại Điều 364 Bộ luật hình sự 2015.
Theo đó, người nào trực tiếp hay qua trung gian đã đưa hoặc sẽ đưa cho người có chức vụ, quyền hạn hoặc người khác hoặc tổ chức khác bất kỳ lợi ích nào sau đây để người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội đưa hối lộ:
- Tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng trở lên;
- Lợi ích phi vật chất.
Trên đây là những gì chúng tôi có thể cung cấp cho bạn, hi vọng có thể giúp ích cho bạn. Trân trọng./
4. Tư vấn về hành vi chiếm đoạt tài sản ?
Chào luật sư. Xin hãy tư vấn giúp tôi về hành vi của ông A như sau: Gia đình tôi bán thức ăn chăn nuôi đã 2 năm nay trong thời gian đó có 1 hộ chăn nuôi đã lấy cám đầu tư của gia đình tôi với số lượng lớn tương ứng với số tiền là 220 triệu.
Cách đây khoảng gần 1 năm ông ấy bán lợn và có thanh toán cho gia đình tôi 70 triệu và trong vài tháng sau gia đình tôi thấy ông ấy bán lợn nên ra đòi tiền nhưng ông ấy chỉ trả cho được 5tr. Rất nhiều lần gia đình tôi hỏi tiền ông ấy chỉ nói là sẽ trả nhưng giờ chưa có. Gia đình đã tìm hiểu và biết được ông này ăn chằng của rất nhiều người và giờ gia đình tôi quyết định tố cáo ông ta về hành lừa đảo đó. Vậy xin các luật sư tư vấn giúp tôi nên phải làm như thế để lấy được số tiền giờ ông ấy còn nợ là 146 tr đồng. Trường hợp như trên xin hỏi có thể chuyển sang được án hình sự không?
Tôi xin cảm ơn.
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi: 1900.6162
Trả lời:
Theo những thông tin mà bạn cung cấp, quyền lợi hợp pháp của gia đình bạn đã bị xâm phạm, bạn có thể gửi đơn yêu cầu Tòa án cấp quận, huyện giải quyết.
Tuy nhiên, việc hành vi của ông A cấu thành tội hình sự hay chỉ ở mức độ bồi thường dân sự thì chúng tôi không thể khẳng định bởi còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Ví dụ như: việc mua bán giữa gia đình bạn và ông A có hợp đồng không? ông A có hứa sẽ trả khoản tiền trong khoảng thời gian bao lâu? gia đình bạn tìm hiểu việc "ông A ăn chằng của nhiều người" có nguồn chính xác không? ông A có hành vi trốn tránh khi gia đình bạn đến đòi tiền không?... đây là những vấn đề mà thực tế sau khi bạn gửi đơn lên tòa thì cơ quan điều tra sẽ tiến hành điều tra, và người ra quyết định ông A mang tội gì hay chịu trách nhiệm thế nào là Tòa án. Đương nhiên, việc có hay không thể chuyển vụ án sang hình sự là quyền của Tòa án và tòa án cũng phải xem xét trên nhiều yếu tố chứ không thể quyết định suông.
Trên đây là những gì chúng tôi có thể cung cấp cho bạn, hi vọng có thể giúp ích cho bạn. Trân trọng./.
5. Tư vấn thế nào là tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản ?
Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi cần tư vấn như sau: Hiện tại tôi có nhờ một người tìm mua 05 máy dệt cho tôi. Người ta mua chi mua hết 11 triệu đồng một máy và về báo với tôi là 20 triệu đồng một máy và hưởng chênh lệnh tổng cộng là 45 triệu đồng. Vậy hành vi này có được kết thành Tội danh lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản không?
Trân trọng cảm ơn.
>> Luật sư tư vấn luật hình sự gọi số: 1900.6162
Trả lời:
Trường hợp của bạn được phân tích như sau:
1. Nếu ngay từ đầu bạn đưa tiền mua máy dệt cho người đó, tức là người đó đã có tiền của bạn trong tay. Sau đó, mua máy dệt và báo giá cao hơn thực tế nhằm hưởng chênh lệch 45 triệu đồng, mục đích là lạm dụng lòng tin của bạn (nghĩ rằng bạn tin tưởng anh ta nên sẽ không kiểm tra). Đồng thời mục đích hưởng chênh lệch giá xuất hiện sau khi nhận tiền từ bạn, thì hanh vi của người đó cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo Điều 175 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017) như sau:
Điều 175. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;
b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
e) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
g) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.
4. Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
2. Nếu từ đầu bạn chưa đưa tiền cho người đó, tức là người đó chưa chiếm hữu tiền của bạn, đồng thời mục đích báo giá cao hơn thực tế để hưởng chênh lệch giá xuất hiện từ trước khi bạn đưa tiền, thì hành vi của người này là dùng thủ đoạn gian dối (đưa ra thông tin sai sự thật về giá cả của máy dệt) nhằm chiếm đoạt 45 triệu đồng của bạn, thì hành vi trên cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, theo Điều 174 BLHS:
Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ96.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Tái phạm nguy hiểm;
đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Như vậy, tùy mục đích chiếm đoạt tiền xuất hiện trước hay sau khi người đó chiếm hữu tiền của bạn thì mới xác định được cụ thể tội phạm đối với hành vi của người đó. Bạn có thể xét từng trường hượp cụ thể nêu trên để áp dụng với trường hợp của mình.
Trên đây là thư tư vấn của chúng tôi gửi đến bạn.
Chúng tôi hy vọng rằng, ý kiến tư vấn của chúng tôi sẽ giúp làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Trên từng vấn đề cụ thể, nếu bạn cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn của chúng tôi, xin hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ email Tư vấn pháp luật hình sự miễn phí qua Emailhoặc qua Tổng đài tư vấn: 1900.6162.
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự - Công ty luật Minh Khuê