1. John Stuart Mill - nhà kinh tế chính trị

John Stuart Mill (sinh ngày 20 tháng 5 năm 1806 – mất ngày 8 tháng 5 năm 1873), thường được viết dưới tên J. S. Mill, là nhà triết học, kinh tế chính trị và là công chức người Anh. Là một trong những nhà tư tưởng gây ảnh hưởng nhất lịch sử chủ nghĩa tự do, ông đóng góp trong nhiều lĩnh vực như lí thuyết xã hội, kinh tế chính trị, lý thuyết chính trị, và kinh tế chính trị. Mill được coi là "Nhà triết học Anh ngữ lớn nhất thế kỉ 19". Tư tưởng của ông về tự do bảo vệ cho quyền tự do cá nhân đối lập với mô hình nhà nước vô hạn và kiểm soát xã hội.

John Stuart Mill, nhà kinh tế và cũng là thành viên Nghị viện, một trong những người tiên phong tán thành các chính sách tiến bộ liên quan đến giáo dục, phúc lợi, liên đoàn, và quyền bình đẳng của phụ nữ. Quan tâm rộng hơn của Mill trong sự phân phối công bằng dài hạn là đặc điểm chính trong tư tưởng xã hội của ông, vốn cũng mang đậm dấu ấn của nhà kinh tế. Cơ cấu thúc đẩy đề nghị cải cách của Mill là sự sắp xếp các động cơ chính đáng để đi đến mục đích mong muốn. Xử lý xã hội học và triết học của “mục đích” xã hội trải qua sự thay đổi đáng kể qua thời gian, nhưng đề xuất cải cách của ông luôn dựa trên cơ sở đánh giá “thị trường”. Nghĩa là, Mill thừa nhận tính chất và tầm quan trọng của động cơ kinh tế như một định hướng cho hành động con người.

2. Luật Tế bần và cải cách phúc lợi

Sự kết hợp công bằng xã hội, niềm tin tuyệt đối vào giá trị phân phối của các khuyến khích kinh tế của Mill, và sự tin chắc vào chính sách bất can thiệp của Mill được chứng minh trong quan điểm của ông về Luật Tế bần. Ông nghĩ:

“Đúng ra con người nên giúp lẫn nhau, và hơn thế nữa, tỉ lệ với sự khẩn cấp của nhu cầu...” (Principles, Robson (biên tập), trang 960).

Ông ủng hộ những điều phát hiện của ủy ban Hoàng gia cải cách Luật Tế bần (bao gồm Nassau Senior và Edwin Chadwick) trên cơ sở nếu không giảm thuế sẽ gây hậu quả xã hội nghiêm trọng đối với người nghèo tàn tật - người khiếm thị, người già, người ốm, người rất trẻ, v.v... vấn đề là vì thiết kế một hệ thống cứu tế để chăm sóc người cơ nhỡ nhưng cũng làm người khỏe mạnh chán nản khi không được nhà nước bảo trợ. Rõ ràng đây là vấn đề khuyến khích cấu trúc kinh tế. Mill viết trong Monthly Reposi­tory năm 1384:

“Tính cách Điều kiện của người cùng khổ phải chấm dứt, như đã tiến hành để trở thành đối tượng của sự mong muốn và đố kỵ đối với người lao động độc lập. Phải cứu tế, không ai phải bị chết đói, những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống và y tế phải trao cho những ai cần chúng, nhưng đối với tất cả những ai có khả năng lao động thì họ phải được cung cấp những khoản như thế, khi sự cần thiết chấp nhận chúng được xem là sự bất hạnh... Đối với mục đích này, sự cứu tế chỉ được cung cấp bằng sự trao đổi lao động, và lao động ít nhất cũng khó chịu và gay gắt như những người ít may mắn nhất trong số các lao động độc lập”. (“The Proposed Reform of the Poor Laws”, trang 361).

Tính hiệu quả của đạo quân cùng khổ nhưng khỏe mạnh này chỉ có thể đạt được trong các trại tế bần, vì chương trình phân quyền trong cứu tế giáo khu đầy sự không hiệu quả và đút lót công khai. Mill cảm thấy hệ thống cứu tế của giáo khu mang lại “hậu quả chết người” đối với sự chuyên cần và tính thận trọng của người nghèo, trong khi nhà tế bần đưa ra:

“Biện pháp qua đó xã hội đảm bảo sinh kế cho mọi thành viên xã hội, mà không tạo ra bất kỳ hậu quả chết người nào đối với sự chuyên cần và thận trọng của họ mà hệ thống cứu tê' giáo khu lộ thiên đã cung cấp”. (“Lord Brougham’s Speech," trang 597).

3. Tại sao Mill lại ủng hộ luật Tề bần?

Công bằng xã hội có thể là nguồn gốc sự ủng hộ của Mill đối với Luật Tế bần, nhưng ông không giữ vai trò chính trong việc hình thành. Thế nhưng, Mill quan tâm dứt khoát nhất, với mục đích thành lập một hệ thống tối ưu để giảm bớt, và sau cùng xóa bỏ cảnh bần cùng. Toàn bộ công kích của ông trong các tác phẩm và thư từ về vấn đề phản ánh sự quan tâm lâu dài với biện pháp đạt được ba mục tiêu tương quan nhau gắn liền với sự bần cùng và phân phối thu nhập - cứu tế người cơ nhỡ, khuyến khích loại công việc thích hợp cho người khỏe mạnh nhưng thất nghiệp, và sử dụng chính sách của chính phủ như phương tiện thay đổi phân phối thu nhập. Liệu ngày nay có bất kỳ ai ủng hộ các biện pháp của Mill để đạt được những mục tiêu này hay không, vẫn không quan trọng bằng việc thừa nhận sự nỗ lực của ông khi kết hợp khái niệm công bằng xã hội với kinh tế thị trường.

4. Tái phân phối thu nhập trong Lý thuyết và trong Thực tế

Năm 1845, tiểu luận “The Claims of Labour” của Mill phác họa một chương trình công ích minh họa rõ sự phân biệt trong kinh tế học giữa “tính quy phạm” và “tích cực” mà ông đã làm trong tác phẩm ban đầu, On Logic. Lưu ý đến việc tập hợp xung lượng kích thích xã hội chủ nghĩa trong tái phân phối thu nhập. Mill khẳng định sự đáng khát khao của các chính sách tái phân phối thu nhập dành cho người nghèo. Thế nhưng, thêm một lần nữa, ông khẳng định vấn đề là một trong những biện pháp, chứ không phải mục đích. Mill không bị tác động bởi những đề xuất của phái xã hội chủ nghĩa và lãng mạn. Vì hầu hết họ đều tìm cách cải thiện điều kiện của người nghèo bằng cách tăng lương đơn thuần - một chương trình Mill cho là nguy hiểm vì những người biện hộ cho họ từ chối gắn liền sự khuyến khích dân số với đề xuất lương của họ. Căn cứ vào tính chất con người và động cơ lẽ ra được hình thành bằng những đề xuất này, Mill kết luận việc tăng tỉ lệ sinh sẽ xóa sạch thu nhập từ lương. Điều cần thiết là sự thay đổi trong thói quen sống của giai cấp lao động. Mill nhận xét:

“Nếu toàn bộ thu nhập quốc gia phân chia cho họ qua tiền lương hay tiền thuế cứu trợ người nghèo, thì cho đến khi có sự thay đổi trong chính bản thân [những người lao động], có thể không có sự cải thiện nào bền vững trong tình trạng bên ngoài của họ” (Essays, trang 375).

Mill có tầm nhìn đầy ác mộng của các giai cấp khác đông hơn ngày càng lệ thuộc vào nhà nước, viện dẫn kinh nghiệm của Ireland và Pháp trong khía cạnh này (Later Letters, trang 44).

Ông xem sự lệ thuộc phúc lợi như một hình thức nguy hại nhất của cái xấu, và thật không may, một bài học mà người nghèo học dễ hơn người khác.

Sau khi phủ nhận đề xuất của trường phái xã hội chủ nghĩa và lãng mạn trong việc tái phân phối thu nhập đang xung đột với bản chất con người. Thay vào đó Mill đi đầu trong hệ thống tự giúp trên cơ sở giáo dục và

khuyến khích kinh tế tích cực. Như Bentham, ông ủng hộ giáo dục công lập. Mặc dù biện pháp bị Hạ viện làm cho thất bại vào năm 1834, nhưng Mill ủng hộ đề xuất của Chadwick cho rằng chính phủ chịu chi phí giáo dục trẻ em bần cùng. Ông phân tích giáo dục như sự hiểu biết theo nghĩa rộng, ông thường ủng hộ những thay đổi khai thác “khẩu vị dành cho giá trị Tư bản chủ nghĩa” trong số những người lao động. Một biện pháp như thế là kế hoạch chính phủ cho người nghèo vay nhằm cải thiện tiện nghi sinh hoạt của họ. Mill nhạy cảm với thực tế trợ giúp của chính phủ thường hữu ích, đôi khi cần thiết, để khởi đầu các chương trình cải thiện mà một khi thích hợp có khả năng giúp họ tự xoay xở mà không cần phải giúp đỡ thêm.

Quả thật, quan điểm này nhất quán với sự ủng hộ của Mill về thu nhập tối thiểu dành cho người lao động nghèo. Hỗ trợ công cộng cũng luôn là liều thuốc bổ hơn là thuốc an thần, Mill lập luận:

"... miễn là sự hỗ trợ không phải là để miễn trừ sự tự giúp như thế, bằng cách tự thay thế dành cho sức lao động, kỹ năng, sự thận trọng của chính con người, mà được hạn chế để cung cấp anh ta có hy vọng tốt hơn khi đạt được thành công bằng những phương tiện hợp pháp. Do đó điều này là một trắc nghiệm đối với tất cả chương trình từ thiện và nhân đạo nên được mang lại, cho dù có dự định dành cho lợi ích của cá nhân hay giai cấp hay không, và liệu có được thực hiện bằng sự tự nguyện hay bằng nguyên tắc của chính phủ hay không”. (Principles, Robson (biên tập), trang 961).

Mill không muốn đặt hết lòng tin vào hội từ thiện tư nhân, vì ông xét đến tính không đồng đều khi ban phát các lợi ích. Ngoài ra, Mill lập luận cảnh bần cùng có tác dụng bên ngoài (nghĩa là phí tổn) đối với cộng đồng rộng lớn hơn (nghĩa là tội phạm, nghề hành khất), vì thế phải nên giải quyết bằng chính sách công cộng hơn là hội từ thiện tư nhân.

5. Mill đề nghị xóa bỏ những tác dụng gây nản chí đối với người nghèo

Ngoài các biện pháp tích cực đề cập ở trên, Mill đề nghị xóa bỏ những tác dụng gây nản chí đối với người nghèo. Ông khiển trách chính phủ vì không xây dựng loại khuyến khích kinh tế và pháp lý thích hợp trong cấu trúc kinh tế. Nhất là, ông giao cho chính phủ trách nhiệm xóa bỏ mọi hạn chế, mọi rào cản nhân tạo, hệ thống pháp lý và tài chính cố gắng giúp người nghèo để thúc đẩy sự cải thiện cho chính họ. Trong số những mục này, Mill cho rằng phương pháp cứu chữa những khiếm khuyết trong luật đối tác thông thường, khiến cho sự thí nghiệm công bằng những kinh nghiệm Vốn chung của người nghèo là không khả thi. Thậm chí, lý thú hơn nữa là đề xuất của Mill sửa chữa lại hệ thống thuế chuyển nhượng đất.

Cục Thuế Trước bạ thu thuế chuyển nhượng đất với số lượng nhỏ nhất, trong khi lệ phí theo luật định đều như nhau cho dù chuyển nhượng đất nhiều hay ít. Kết quả là sự giảm sút động cơ đầu tư vào bộ phận nông dân nghèo. Mill lập luận nếu người nghèo tìm được cách tiết kiệm, thì những hạn chế kinh tế trong hệ thống pháp lý dành cho điều đó không có đầu ra đầu. tư nào được mở cho tiết kiệm của họ. Hệ thống thuế đất vì thế mang giá trị âm khi hình thành khả năng tái phân phối.

Tóm lại, Mill muốn bổ sung thông qua chính sách của chính phủ, một kế hoạch thu nhập tối thiểu sử dụng các tác động của thị trường nhằm duy trì sự khuyến khích công việc. Rõ ràng ông tin rằng “tình trạng luân lý thấp” của người nghèo có thể bị ảnh hưởng tích cực khi đối mặt với sự hỗ trợ công cộng, miễn là “khi có hiệu lực đối với mọi người, nó dành cho tất cả mọi người sự khuyến khích mạnh mẽ để thực hiện mà không có nó thì không thể”. (Principles, Robson (biên tập), trang 961).

LUẬT MINH KHUÊ (Sưu tầm)