1. Phạt khi dừng đỗ xe máy ở lòng đường?

Thưa Luật sư, cho tôi hỏi tuần trước tôi có dừng xe ở lòng đường khu vực đô thị là đường X Phường Y quận A thành phố B thì bị cảnh sát giao thông tiến hành xử lý vi phạm hành chính tôi. Vậy Luật sư cho tôi hỏi, lỗi đó của tôi thì bị phạt bao nhiêu tiền theo đúng quy định của Pháp Luật mong Luật sư tư vấn cho tôi ?
Cám ơn Luật sư.

>> Luật sư tư vấn pháp luật Giao thông miễn phí, gọi: 1900.6162

 

Trả lời:

Như bạn có trình bày ở trên thì bạn có dừng đỗ xe ở dưới lòng đường gây cản trở giao thông và bị cảnh sát giao thông lập biên bản xử lý vi phạm hành chính

- Thứ nhất là theo quy định của Luật Giao thông đường bộ

Căn cứ theo quy định tại Điều 18, 19 Luật giao thông đường bộ năm 2008 có quy định như sau:

Điều 18. Dừng xe, đỗ xe trên đường bộ

1. Dừng xe là trạng thái đứng yên tạm thời của phương tiện giao thông trong một khoảng thời gian cần thiết đủ để cho người lên, xuống phương tiện, xếp dỡ hàng hóa hoặc thực hiện công việc khác.

2. Đỗ xe là trạng thái đứng yên của phương tiện giao thông không giới hạn thời gian.

3. Người điều khiển phương tiện khi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ phải thực hiện quy định sau đây:

a) Có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết;

b) Cho xe dừng, đỗ ở nơi có lề đường rộng hoặc khu đất ở bên ngoài phần đường xe chạy; trường hợp lề đường hẹp hoặc không có lề đường thì phải cho xe dừng, đỗ sát mép đường phía bên phải theo chiều đi của mình;

c) Trường hợp trên đường đã xây dựng nơi dừng xe, đỗ xe hoặc quy định các điểm dừng xe, đỗ xe thì phải dừng, đỗ xe tại các vị trí đó;

........

4. Người điều khiển phương tiện không được dừng xe, đỗ xe tại các vị trí sau đây:

a) Bên trái đường một chiều;

b) Trên các đoạn đường cong và gần đầu dốc tầm nhìn bị che khuất;

c) Trên cầu, gầm cầu vượt;

l) Che khuất biển báo hiệu đường bộ.

Điều 19. Dừng xe, đỗ xe trên đường phố

Người điều khiển phương tiện khi dừng xe, đỗ xe trên đường phố phải tuân theo quy định tại Điều 18 của Luật này và các quy định sau đây:

1. Phải cho xe dừng, đỗ sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi của mình; bánh xe gần nhất không được cách xa lề đường, hè phố quá 0,25 mét và không gây cản trở, nguy hiểm cho giao thông. Trường hợp đường phố hẹp, phải dừng xe, đỗ xe ở vị trí cách xe ô tô đang đỗ bên kia đường tối thiểu 20 mét.

2. Không được dừng xe, đỗ xe trên đường xe điện, trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước. Không được để phương tiện giao thông ở lòng đường, hè phố trái quy định.

- Thứ hai là về việc xử phạt vi phạm hành chính của cảnh sát giao thông:

Căn cứ vào Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì người điều khiển xe gắn máy dừng xe, đỗ xe ở lòng đường đô thị gây cản trở giao thông sẽ bị xử phạt như sau:

Điều 6. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường;

b) Không giảm tốc độ và nhường đường khi điều khiển xe chạy từ trong ngõ, đường nhánh ra đường chính;.........

Như vậy, đối với hành vi bạn thắc mắc (dừng xe, đỗ xe ở lòng đường đô thị gây cản trở giao thông) có thể sẽ bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng. Đồng thời, nếu hành vi vi phạm gây ra tai nạn giao thông thì Giấy phép lái xe của đối tượng vi phạm có thể sẽ bị tước quyền sử dụng từ 02 tháng đến 04 tháng.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi số: 1900.6162 để được giải đáp.

 

2. Xe máy ô tô dừng đỗ xe trong hầm?

Thưa Luật sư, những ngày qua tại Hà Nội thời tiết thường có những cơn mưa bất chợt và nhiều người khi tham gia giao thông gặp những cơn mưa thường tìm chỗ trú, đặc biệt là trong hầm đường bộ dẫn tới ùn tắc giao thông, gây bức xúc cho những người qua lại. Nếu dừng đỗ xe trong hầm đường bộ thì có bị phạt không?

Mong luật sư tư vấn.

>> Luật sư tư vấn pháp luật Giao thông, gọi: 1900.6162

 

Luật sư tư vấn:

Căn cứ theo điều 27 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định:

Người điều khiển phương tiện trong hầm đường bộ ngoài việc tuân thủ các quy tắc giao thông quy định tại Luật này còn phải thực hiện các quy định sau đây:

1. Xe cơ giới, xe máy chuyên dùng phải bật đèn; xe thô sơ phải bậtđèn hoặc có vật phát sáng báo hiệu;

2. Chỉ được dừng xe, đỗ xe ở nơi quy định.

Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành thì người điều khiển phương tiện trong hầm đường bộ chỉ được dừng xe, đỗ xe đúng nơi quy định. Trường hợp dừng, đỗ xe không đúng nơi quy định xe bị xử phạt theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:

- Đối với người điều khiển, người được chở trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm sẽ bịxử phạt từ 1.000.000 đồng đến 1.200.000 đồng theo quy định tại điểm i khoản 4 điều 5 Nghị định này

4. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

d) Dừng xe, đỗ xe tại vị trí: Bên trái đường một chiều hoặc bên trái (theo hướng lưu thông) của đường đôi; trên đoạn đường cong hoặc gần đầu dốc nơi tầm nhìn bị che khuất; trên cầu, gầm cầu vượt, song song với một xe khác đang dừng, đỗ, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 6 Điều này;

đ) Dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe trái quy định gây ùn tắc giao thông;

- Đối với người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy và cả các loại xe tương tự xe mô tô, tương tự xe gắn máy sẽ bị xử phạt đến 1.000.000 đồng theo quy định tại điểm e khoản 5 điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP

Điều 6. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

4. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h;

b) Dừng xe, đỗ xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định;

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay số: 1900.6162 để được giải đáp.

 

3. CSGT được dừng xe khi nào?

Nhiều người tham gia giao thông thường thắc mắc, mình đi đúng làn đường, tuân thủ luật giao thông nhưng vẫn bị CSGT yêu cầu dừng xe kiểm tra. Vậy trong trường hợp nào CSGT được dừng xe người đi đường? “Tôi được biết, hiện tại Cảnh sát giao thông (CSGT) có thể phạt nguội mà không cần dừng xe của người tham gia giao thông. Vậy cho hỏi: từ giờ CSGT có còn dừng xe của người tham gia giao thông nữa hay không? Nếu còn dừng thì được quyền dừng trong trường hợp nào hay muốn thì dừng?”

>> Luật sư tư vấn pháp luật Giao thông, gọi: 1900.6162

 

Luật sư tư vấn:

3.1. Năm tình huống được phép dừng xe người vi phạm giao thông

Căn cứ vào Khoản 2 Điều 12 Thông tư 01/2016/TT-BCA quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ của CSGT.

Theo đó, CSGT khi thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát được phép dừng phương tiện để kiểm soát trong 5 trường hợp sau:

1. Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ.

2. Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tuần tra, kiểm soát của Cục trưởng Cục CSGT hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh trở lên.

- Không làm cản trở đến hoạt động giao thông;

- Khi đã dừng phương tiện phải thực hiện việc kiểm soát, nếu phát hiệ3. Thực hiện kế hoạch tổ chức tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông của Trưởng phòng Tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc thuộc Cục CSGT, Trưởng phòng CSGT hoặc Trưởng Công an cấp huyện trở lên.

Quyền hạn của CSGT

Nhưng thực tế, nhiều người tham gia giao thông đi đúng làn đường, đội mũ bảo hiểm và có gương chiếu hậu đầy đủ nhưng vẫn bị CSGT tuýt còi yêu cầu dừng xe.

Trong tình huống này, nhiều người chạy xe hay “cãi tay đôi” cho rằng CSGT không có quyền dừng xe để kiểm tra hành chính.

Căn cứ khoản 1, 2, 3, điều 5, Thông tư 01/2016/TT-BCA quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông có quy định về quyền hạn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ của CSGT.

Theo đó, CSGT có quyền hạn như sau:

- CSGT được dừng các phương tiện đang tham gia giao thông đường bộ; kiểm soát phương tiện, giấy tờ của phương tiện; kiểm soát người và giấy tờ của người điều khiển phương tiện, giấy tờ tùy thân của người trên phương tiện đang kiểm soát, việc thực hiện các quy định về hoạt động vận tải đường bộ theo quy định pháp luật.

- CSGT cũng có quyền xử lý các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, an ninh, trật tự, an toàn xã hội và các vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý Nhà nước khác theo quy định của pháp luật.

- CSGT được áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm cho việc xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật; tạm giữ giấy phép lái xe, giấy đăng ký xe và giấy tờ khác có liên quan đến phương tiện, người điều khiển phương tiện hoặc những người trên phương tiện khi có hành vi vi phạm pháp luật, giấy tờ liên quan đến hoạt động vận tải để bảo đảm cho việc thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

Như vậy lực lượng CSGT được phép dừng các phương tiện tham gia giao thông để tiến hành kiểm soát và xử lý vi phạm đối với các hành vi vi phạm không những trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông mà còn trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội và các vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý Nhà nước khác theo quy định của pháp luật.

Căn cứ vào Khoản 2 Điều 12 Thông tư 01/2016/TT-BCA quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ của CSGT.

Theo đó, CSGT khi thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát được phép dừng phương tiện để kiểm soát trong 5 trường hợp sau:

1. Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ.

2. Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tuần tra, kiểm soát của Cục trưởng Cục CSGT hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh trở lên.

 

3.2. Cảnh sát giao thông (CSGT) có những quyền hạn gì?

Nhưng thực tế, nhiều người tham gia giao thông đi đúng làn đường, đội mũ bảo hiểm và có gương chiếu hậu đầy đủ nhưng vẫn bị CSGT tuýt còi yêu cầu dừng xe.

Trong tình huống này, nhiều người chạy xe hay “cãi tay đôi” cho rằng CSGT không có quyền dừng xe để kiểm tra hành chính.

Căn cứ khoản 1, 2, 3, điều 5, Thông tư 01/2016/TT-BCA quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông có quy định về quyền hạn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ của CSGT.

Theo đó, CSGT có quyền hạn như sau:

- CSGT được dừng các phương tiện đang tham gia giao thông đường bộ; kiểm soát phương tiện, giấy tờ của phương tiện; kiểm soát người và giấy tờ của người điều khiển phương tiện, giấy tờ tùy thân của người trên phương tiện đang kiểm soát, việc thực hiện các quy định về hoạt động vận tải đường bộ theo quy định pháp luật.

Như vậy lực lượng CSGT được phép dừng các phương tiện tham gia giao thông để tiến hành kiểm soát và xử lý vi phạm đối với các hành vi vi phạm không những trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông mà còn trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội và các vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý Nhà nước khác theo quy định của pháp luật.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay số: 1900.6162 để được giải đáp.

 

4. Làm gì khi bị yêu cầu dừng xe ?

Thưa luật sư, em có một thắc mắc mong được Luật sư tư vấn. Nếu như em không phạm bất cứ lỗi gì khi tham gia giao thông mà bị CSGT gọi lại kiểm tra hành chính thì em có được quyền hỏi, xem các quyết định kiểm tra hành chính mà cấp trên đã ban hành cho CSGT không ạ. Em hỏi như thế thì có bị coi là có hành vi chống đối người thi hành công vụ không ạ ?
Người gửi: Đ.D.L

>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi: 1900.6162

 

Trả lời:

Căn cứ vào Điều 14 Thông tư 65/2012/TT-BCA về việc quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát của Cảnh sát giao thông đường bộ quy định các trường hợp được dừng phương tiện:

"1. Cán bộ thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát được dừng phương tiện để kiểm soát trong các trường hợp sau:

a) Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ;

b) Thực hiện kế hoạch, mệnh lệnh tổng kiểm soát của Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh trở lên;...... 

Trên đây là tư vấn của chúng tôi, cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn dịch vụ tư vấn của công ty Luật Minh Khuê!

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay tới số: 1900.6162 để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.