Thưa Luật sư, tôi muốn hỏi việc nam nữ ở chung phòng khách sạn, nhà nghỉ khi chưa đăng ký kết hôn có phải là hành vi vi phạm pháp luật?Vì theo thông tư 33/2010/TT-BCA thì đã được thay thế cho thông tư cũ năm 2009! Tôi muốn biết cụ thể như thế nào?

Tôi xin chân thành cám ơn!

Câu trả lời được biên tập từ chuyên mụcTư vấn pháp luật dân sựcủa công ty Luật Minh Khuê.

>>Luật sư tư vấn trực tiếp về pháp luật dân sựgọi:1900.6162

Trả lời:

Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau

1. Cơ sở pháp lý

 

Thông tư 33/2010/TT-BCA quy định cụ thể điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện

2. Nội dung phân tích

 

Căn cứ theo Thông tư 33/2010/TT-BCA quy định cụ thể điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện:

“Điều 6. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân làm ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự

2. Trách nhiệm cụ thể đối với từng ngành, nghề kinh doanh

e) Cho thuê lưu trú

- Có nội quy của cơ sở kinh doanh lưu trú niêm yết tại nơi dễ thấy.

- Phải ghi đầy đủ các thông tin của khách lưu trú vào sổ trước khi khách vào phòng nghỉ và thông báo lưu trú với cơ quan Công an xã, phường, thị trấn sở tại trước 23 giờ trong ngày. Nếu khách đến lưu trú sau 23 giờ thì vào sổ và thông báo cho cơ quan Công an vào trước 8 giờ sáng ngày hôm sau (kể cả khách nghỉ theo giờ). Trường hợp có nghi vấn liên quan đến an ninh, trật tự phải báo cáo ngay cho Công an xã, phường, thị trấn.

- Cơ sở kinh doanh nếu thông báo lưu trú cho cơ quan Công an qua mạng Internet thì phải lưu trữ đầy đủ thông tin về khách đã lưu trú tại cơ sở để phục vụ công tác quản lý.

...

- Người đến lưu trú có trách nhiệm xuất trình một trong các loại giấy tờ sau: Chứng minh nhân dân; Hộ chiếu; các loại giấy tờ có dán ảnh do các cơ quan quản lý Nhà nước Việt Nam cấp; giấy xác nhận cử đi công tác của cơ quan, tổ chức; xác nhận của cơ quan đến liên hệ công tác; xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú.

Trường hợp khách đến lưu trú không có các loại giấy tờ trên thì khi cho khách vào lưu trú, chủ cơ sở phải thông báo ngay cho cơ quan Công an phường, xã, thị trấn.

...

- Người đến thăm khách lưu trú tại phòng nghỉ phải xuất trình giấy tờ tùy thân tại quầy lễ tân, cơ sở phải có sổ theo dõi và ghi rõ, đầy đủ các thông tin có liên quan.

- Nghiêm cấm việc sử dụng cơ sở làm nơi chứa cấp tội phạm, sử dụng, tàng trữ, mua bán các chất ma túy, đánh bạc, chứa chấp, môi giới mại dâm và các hành vi vi phạm pháp luật khác”.

Căn cứ quy định nêu trên có thể thấy, đối với Thông tư số 02/2001/TT-BCA có quy định "Phải bố trí phòng nghỉ nam riêng, nữ riêng (trừ trường hợp là gia đình, vợ chồng)", như vậy theo thông tư 02/2001 thì việc nam nữ chưa đăng ký kết hôn mà ở chung phòng tại nhà nghỉ, khách sạn là vi phạm pháp luật, tuy nhiên thông tư này đã hết hiệu lực và thay thế bằng Thông tư số 33/2010/TT-BCA .

Theo quy định pháp luật hiện hành thay thế thông tư cũ, cụ thể là Thông tư số 33/2010/TT-BCA không có quy định nào về việc cấm nam nữ ở chung phòng hay phải có đăng ký kết hôn mới được ở chung phòng. Do đó, theo nguyên tắc công dân được làm những gì pháp luật không cấm, nam nữ có quyền ở chung phòng và cũng không phải có giấy đăng ký kết hôn mới được ở chung phòng. Tuy nhiên, nếu việc nam nữ ở chung phòng có thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật như mua bán dâm, sử dụng trái phép chất ma túy,... thì chủ cơ sở có thể bị xử phạt theo quy định tại khoản 1 Điều 25 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình do Thủ tướng Chính phủ ban hành về hành vi:

Điều 25. Hành vi lợi dụng kinh doanh, dịch vụ để hoạt động mua dâm, bán dâm

1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người đứng đầu cơ sở kinh doanh dịch vụ do thiếu tinh thần trách nhiệm để xảy ra hoạt động mua dâm, bán dâm ở cơ sở do mình quản lý.

...

3. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh trong thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.

Như vậy, việc khách sạn cho nam nữ ở chung phòng mà không có giấy đăng ký kết hôn thì không phải trường hợp nào cũng là vi phạm pháp luật. Nếu cơ quan có thẩm quyền không thể chứng minh được nam , nữ ở chung phòng có hành vi trái pháp luật thì không có cơ sở lập biên bản và ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

3. Khái niệm kinh doanh dịch vụ lưu trú

 

Trước hết, chúng ta cần phải biết khái niệm kinh doanh dịch vụ lưu trú là gì?
Theo khoản 22 Điều 3 Nghị định  96/2016/NĐ-CP thì: “Kinh doanh dịch vụ lưu trú, gồm: Các cơ sở lưu trú theo quy định của Luật du lịch và các hình thức dịch vụ cho thuê lưu trú khác (nghỉ theo giờ và nghỉ qua đêm) hoạt động trên đất liền hoặc trên các phương tiện tàu thủy lưu trú du lịch.
Tổ chức, cá nhân có nhà cho người Việt Nam hoặc người nước ngoài thuê (có hợp đồng thuê nhà) để ở, học tập, làm việc không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này.“
Theo Nghị định 96/2016/NĐ-CP thì kinh doanh lưu trú là một trong những ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự và phạm vi quản lý.
Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.
Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

4. Các loại hình kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch

Theo khoản 12 Điều 3 Luật du lịch: “Cơ sở lưu trú du lịch là nơi cung cấp dịch vụ phục vụ nhu cầu lưu trú của khách du lịch.”
Có 8 loại hình cơ sở lưu trú du lịch được quy định tại Điều 48 Luật Du lịch:
“Điều 48. Các loại cơ sở lưu trú du lịch
- Khách sạn.
- Biệt thự du lịch.
- Căn hộ du lịch.
- Tàu thủy lưu trú du lịch.
- Nhà nghỉ du lịch.
- Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê.
- Bãi cắm trại du lịch.
Các cơ sở lưu trú du lịch khác.”
và Điều 21 Nghị định 168/2017/NĐ-CP:
“Điều 21. Các loại hình cơ sở lưu trú du lịch
Khách sạn: Cơ sở lưu trú du lịch bảo đảm chất lượng về cơ sở vật chất, trang thiết bị và dịch vụ cần thiết phục vụ khách du lịch; bao gồm: Khách sạn nghỉ dưỡng, khách sạn bên đường, khách sạn nổi và khách sạn thành phố.
a) Khách sạn nghỉ dưỡng: Cơ sở lưu trú du lịch được xây dựng thành khối hoặc thành quần thể các biệt thự, nhà thấp tầng, căn hộ, ở khu vực có cảnh quan thiên nhiên đẹp;
b) Khách sạn bên đường: Cơ sở lưu trú du lịch gần đường giao thông, có bãi đỗ xe nhằm phục vụ nhu cầu lưu trú của khách sử dụng phương tiện giao thông đường bộ (xe máy, ô tô) đi du lịch hoặc nghỉ ngơi giữa những chặng đường dài;
c) Khách sạn nổi: Cơ sở lưu trú du lịch neo đậu trên mặt nước và có thể di chuyển khi cần thiết;
d) Khách sạn thành phố: Cơ sở lưu trú du lịch được xây dựng tại các đô thị phục vụ khách du lịch.
Biệt thự du lịch: Biệt thự có trang thiết bị, tiện nghi cho khách du lịch thuê và có thể tự phục vụ trong thời gian lưu trú.
Căn hộ du lịch: Căn hộ có trang thiết bị, dịch vụ cần thiết phục vụ khách du lịch. Khách có thể tự phục vụ trong thời gian lưu trú.
Tàu thủy lưu trú du lịch: Phương tiện vận tải thủy có phòng ngủ phục vụ nhu cầu lưu trú của khách du lịch.
Nhà nghỉ du lịch: Cơ sở lưu trú có trang thiết bị, tiện nghi cần thiết phục vụ khách du lịch.
Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê: Nhà ở có khu vực được bố trí trang thiết bị, tiện nghi cho khách du lịch thuê lưu trú; khách cùng sinh hoạt với gia đình chủ nhà.
Bãi cắm trại du lịch: Khu vực được quy hoạch ở nơi có cảnh quan thiên nhiên đẹp, có kết cấu hạ tầng, có cơ sở vật chất và dịch vụ cần thiết phục vụ khách cắm trại.“

5. Phương án bảo đảm an ninh, trật tự

a) Xác định khu vực, địa bàn, mục tiêu cụ thể cần phải tăng cường để bảo đảm an ninh, trật tự;
b) Biện pháp thực hiện;
c) Lực lượng phục vụ thường xuyên;
d) Phương tiện phục vụ;
đ) Biện pháp tổ chức, chỉ đạo;
e) Biện pháp phối hợp với chính quyền, cơ quan chức năng có liên quan ở địa phương mà cơ sở kinh doanh hoạt động;
g) Tình huống giả định khi có vụ việc liên quan đến an ninh, trật tự xảy ra; công tác huy động lực lượng, phương tiện; biện pháp xử lý.“
Đối với kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch thì không chỉ cần đáp ứng các điều kiện về an ninh, trật tự mà còn phải đáp ứng một số điều kiện quy định tại Điều 49 Luật Du lịch:
“Điều 49. Điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch
Điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch bao gồm:
a) Có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật;
b) Đáp ứng điều kiện về an ninh, trật tự, an toàn về phòng cháy và chữa cháy, bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật;
c) Đáp ứng điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ phục vụ khách du lịch.
Chính phủ quy định chi tiết điểm c khoản 1 Điều này.“
Đối với 8 loại hình lưu trú nêu trên, điều kiện kinh doanh từng loại hình cư trú từng loại hình được quy định cụ thể từ Điều 22 đến Điều 28 tại Mục 3 NĐ 168/2017/NĐ-CP:
“Điều 22. Điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ đối với khách sạn
- Có hệ thống điện, hệ thống cấp nước sạch và thoát nước.
- Có tối thiểu 10 buồng ngủ; có quầy lễ tân, phòng vệ sinh chung.
- Có nơi để xe cho khách đối với khách sạn nghỉ dưỡng và khách sạn bên đường.
- Có bếp, phòng ăn và dịch vụ phục vụ ăn uống đối với khách sạn nghỉ dưỡng, khách sạn nổi, khách sạn bên đường.
- Có giường, đệm, chăn, gối, khăn mặt, khăn tắm; thay bọc đệm, bọc chăn, bọc gối, khăn mặt, khăn tắm khi có khách mới.
- Có nhân viên trực 24 giờ mỗi ngày.
- Người quản lý, nhân viên được tập huấn về nghiệp vụ du lịch.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật dân sự qua Emailđể nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận Luật sư dân sự.