1. Nền kinh tế doanh nghiệp tư nhân (nền kinh tế thị trường tự do) là gì?

Nền kinh tế doanh nghiệp tư nhân hay nền kinh tế thị trường tự do (private enterprise economy or free market economy) là phương pháp tổ chức nền kinh tế để sản xuất và phân phối hàng hoá và dịch vụ. Trong chế độ kinh tế này, phương tiện sản xuất thuộc sở hữu tư nhân của các cá nhân và doanh nghiệp. Việc ra các quyết định kinh tế được phi tập trung hoá ở mức cao và nguồn lực được phân bổ thông qua một số lớn các thị trường hàng hoá và dịch vụ. Thị trường làm cho các quyết định của người mua và bán phù hợp với nhau thông qua quá trình thiết lập một mức giá cân bằng. Chính giá thị trường đóng vai trò quyết định trong việc xử lý vấn đề sản xuất bao nhiêu, bán cho ai và sử dụng những nhân tố sản xuất nào.

 

2. Đặc điểm của thị trường tự do

Thị trường tự do đề cập đến một nền kinh tế nơi chính phủ áp dụng rất ít hoặc khôn có giới hạn và quy định nào đối với người mua và người bán. Trong một thị trường tự do, người tham gia xác định sản phẩm nào được sản xuất, các thức, thời gian và vị trí sản phẩm được cung cấp cho ai, và giá nào - tất cả đều dựa trên cung và cầu. Một thị trường hoàn toàn tự do không tồn tại - bởi vì tát cả các nước chọn áp đặt một số quyết định và quy định lên nền kinh tế. 

Ví dụ nhiều quốc gia cấm các nhà sản xuất gây ô nhiễm, giá dưới mức chi phí hoặc độc quyền. Ngoài ra, họ thường yêu cầu tiêu chuẩn an toàn tối thiểu, tiết lộ các thành phần, giấy phép của các chuyên gia nhất định và bảo vệ các ý tưởng ban đầu và nhiều quy định khác nữa. Chính phủ nhiều nước kiểm soát cung tiền để giảm thiểu những tác động tiêu cực của việc mở rộng và co giãn kinh tế tự nhiên.

Thị trường tự do cũng có thể là một thuật ngữ chủ quan hơn. Trong các nền dân chủ phương Tây, các chính phủ được bầu bởi công dân thông qua các quy định. Do đó, các quy định này bảo vệ phần lớn người dân và phản án giá trị của họ. Các thị trường này là tự do đối với hầu hết các công dân, ngay cả khi chúng được quản lý chặt chẽ hơn. Trong các chính phủ tự trị các chính phủ không được bầu sẽ áp đặt các quyết định thị trường chính. Những quy tắc này có xu hướng làm người dân cảm thấy ngột ngạt ngay cả khi có thể có ít quy định tổng thể hơn. Những ưu và khuyết điểm của một thị trường tự do có thể được tranh luận trên khắp thế giới, và là một trong những đường phân chia chính giữa các nền kinh tế tư bản và cộng sản.

 

3. Sự chi phối của nền kinh tế thị trường tự do đến vấn đề cơ bản của nền kinh tế

3.1 Sản xuất cái gì?

Việc sản xuất cái gì được hình thành như kết quả tương tác của nhiều người sản xuất và tiêu dùng trên thị tường chứ không phải do mệnh lệnh của nhà nước hay một cá nhân trong xã hội. Xét một cách trực tiếp, trong nền kinh tế thị trường, các chủ doanh nghiệp vẫn là những người ra quyết định xem những hàng hóa nào cần được sản xuất, nhưng khi họ sản xuất ra những chiếc ô tô, hay xe máy thì không phải vì họ nhận thấy đó là những hàng hóa mà ai đó trong xã hội đang cần và họ có trách nhiệm phải cung cấp hay phục vụ. Những người này sản xuất ô tô hay xe máy vì chúng là phương tiện có khả năng mang lại cho họ lợi nhuận. Những chiếc ô tô hay xe máy được sản xuất Ra vì chúng có thể bán được trên thị trường và đem lại sự giàu có cho những người sản xuất. Khi có nhiều người hỏi mua xe máy, và giá cả của nó trên thị trường tăng lên, người sản xuất sẽ có xu hướng gia tăng sản lượng xe máy.

Ngược lại, khi nhu cầu của thị trường về xe máy thu hẹp, giá cả xe máy giảm xuống, số lượng xe máy xe máy sẽ được sản xuất ít đi. Khi thị trường không còn cần đến một hàng hóa nào đó hoặc không bán được hoặc chỉ bán được với mức giá rát thấp khiến người sản xuất phải thua lỗ trong dài hạn, nó sẽ phải bị đưa ra khỏi danh mục các hàng hóa được lựa chọn của những người sản xuất.

 

3.2 Sản xuất như thế nào?

Trong hệ thống kinh tế thị trường tự do, thị trường cũng là yếu tố quyết định người ta phải sản xuất như thế nào. Khi theo đuổi mục tiêu lợi nhuận, với áp lực cạnh tranh trên thị trường, những người sản xuất luôn phải cân nhắc để có thể lựa chọn được các cách thức sản xuất phù hợp, cho phép họ tối thiểu hóa chi phí. Sự lên xuống của giá cả các yếu tố sản xuất luôn tác động đến sự lựa chọn này

 

3.3 Sản xuất cho ai?

Nói một cách đơn giản, thị trường luôn dành các hàng hóa cho những người có tiền, có khả năng trả tiền. Chúng ta có thể coi là bất công khi người ta sản xuất ra những chiếc ô tô đắt tiền không phải cho tôi hay cho bạn, những người chỉ có mức thu nhập khiêm tốn mà là cho những người giàu có. Những kinh tế thị trường tự do là như vậy. Trong nền kinh tế này, một số người nào đó có thể có được phần nhiều hơn trong chiếc bánh mà xã hội làm ra, trong khi những người khác lại chỉ có thể nhận được những phần ít ỏi.

 

4. Sự khác biệt giữa mô hình kinh tế thị trường tự do, mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung và mô hình kinh tế hỗn hợp

Thị trường là nơi nhu cầu của người mua và hàng hóa của người bán gặp nhau. Giá của hàng hóa và nguồn lực bao gồm lao động, máy móc, đất đai và năng lượng được điều chỉnh để đảm bảo rằng các nguồn lực khan hiếm được sử dụng để sản xuất các hàng hóa và dịch vụ mà xã hội mong muốn. Tiến trình phát triển của xã hội từ trước đến nay đã trải qua 3 mô hình kinh tế thị trường phổ biến bao gồm nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung nền kinh tế thị trường tự do và nền kinh tế hỗn hợp

STT Mô hình kinh tế Nội dung
1 Mô hình kinh tế thị trường tự do

Trong thị trường tự do, các cá nhân mưu cầu lợi ích của bản thân họ không thông qua sự can thiệp hay chỉ đạo của chính phủ. Nói cách khác, thị trường tự do là thị trường ở đó vai trò của chính phủ gần như không có. Theo nhà kinh tế hoạc người sờ cốt len, tác giả cuốn của cải của các dân tộc, trong thị trường tự do, các cá nhân mưu cầu lợi ích của bản thân mình sẽ được dẫn dắt bằng bàn tay vô hình để làm những việc vì lợi ích toàn xã hội. 

Ví dụ một người muốn trở thành triệu phú và trăn trở với những ý tưởng phát minh ra một thứ gì đó như đĩa DVD. Mặc dù được thức đấy bằng động cơ cá nhân, người đó sẽ làm cho xã hội trở nên tốt hơn bằng việc tạo ra những cơ hội và việc làm mới. Cá nhân sẽ làm cho đường giới hạn sản khả năng sản xuất của xã hội dịch chuyển ra phía bên ngoài - cùng số lượng nguồn lực nhưng làm ra nhiều hàng hoác với chất lượng tốt hơn đồng thời trở thành triệu phú trong quá trình đó.

2 Mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung Nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung là mô hình đặc trưng đã từng tồn tại ở nhiều nước xã hội chủ nghĩa cũ trước năm 1990. Trong nền kinh tế kế hoạch hóa hóa tập trung, Nhà nước sở hữu các nguồn lực như nhà máy, đất đai và đưa ra các quyết định trọng yếu bao gồm sản xuất cái gì, sản xuất cho ai, sản xuất như thế nào và quyết định giá cả của các loại hàng hóa được phân bổ trên thị trường
3 Mô hình kinh tế hỗn hợp 

Nền kinh tế tự do cho phép các cá nhân mưu cầu lợi ích riêng mà không có sự can thiệp của chính phủ, nền kinh tế mệnh lệnh thu hẹp phạm vi tự do kinh tế của các cá nhân, các quyết định kinh tế được đưa ra bởi chính phủ thì nền kinh tế hỗn hợp là nền kinh tế nằm giữa hai thái cực này. 

Trong một nền kinh tế hỗn hợp, khu vực chính phủ và khu vực tư nhân cùng tham gia giải quyết các vấn đề kinh tế. Chính phủ can thiệp vào các quyết định thông qua đánh thuế, trợ cấp và cung cấp các dịch vụ miễn phí như quốc phòng và an ninh. Chính phủ cũng thực hiện điều tiết mức độ mà các cá nhân có thể mưu cầu lợi ích

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý, bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật qua tổng đài điện thoại, gọi ngay tới số: 1900.6162 để được giải đáp. Trân trọng cám ơn!