Mục lục bài viết
1. Ngày Thập Trai là gì?
"Thâp" nghĩa là 10, "trai" nghĩa là "thanh tịnh" (dịch từ tiếng Phạn) hay có nghĩa là Trung hoặc Thời thực, tức là dùng bữa vào giờ Ngọc. Ngày thập trai là 10 ngày giữ giới trong tháng theo quan niệm của Đạo Phật. Trong những ngày này, các Phật tử thường giữ giới bằng cách tối thiểu là ăn chay. Nếu như Phật giáo có ngày trai thì đạo Tin lành hay Công giáo cũng có tuần chay giới, hay còn gọi là mùa Chay bắt đầu một khoảng thời gian khoảng sáu tuần và kết thúc vào ngày thứ Bảy Tuần Thánh trước Chủ Nhật của lễ Phục sinh. Tuy vậy, ngày trai của Phật giáo lặp lại đều mỗi tháng chứ không tập trung chỉ một thời điểm trong năm.
Theo quan niệm Phật giáo, ngày trai giới được tính theo lịch âm, gồm 10 ngày trong tháng âm lịch đó là các ngày mùng: 1, 8, 14, 15, 18, 23, 24, 28, 29 và 30. Nếu tháng âm đó thiếu không có ngày 30 thì ngày 30 âm sẽ được thay bằng ngày 27 âm lịch của tháng đó.
Theo Kinh Địa Tạng, còn là ngày mà các nghiệp tội của chúng sanh được kết nhóm lại để định là nặng hay nhẹ. Do vậy trong những ngày này, để có thể giữ được tâm thanh tịnh, người theo Phật chỉ ăn những thứ thanh tịnh, sạch sẽ có nguồn gốc thực vật, tuyệt đối không ăn những thức ăn có mùi hôi tanh như thịt, cá …, bao gồm cả các loại gia vị có nguồn gốc động vật và kiêng cử Ngũ vị tân.
Sở dĩ người Phật tử chọn 10 ngày trong tháng để ăn chay là để tưởng nhớ. Tu tập, phát triển lòng từ bi, không giết hại sinh vật để ăn bởi điều này giống như "cậy lớn ăn hiếp nhỏ", "cậy đông bắt nạt yếu", như là sát sinh đồng loại, là trái với đạo lý nhà Phật. Ngoài ra, lịch ăn chay 10 ngày, trong đó có ngày 30 là ngày cuối tháng, nhằm nhắc nhở người Phật tử nhớ lại một tháng cũ đã qua. Sống ý nghĩa hơn, rèn luyện chăm chỉ hơn trong tháng mới. Bởi theo quan niệm của Phật giáo, mọi sự vật trên đời đều có duyên khởi và mang nhân quả của nhau. Cuối tháng cũ cũng là đầu tháng mới, mọi người cần nhìn lại bản thân.Thực tế, Số ngày ăn chay của người theo đạo sẽ phụ thuộc vào lòng tin cũng như điều kiện của mỗi người. Những người ăn chay trường thì ngoài những ngày thập trai, họ vẫn ăn chay và hành trì pháp.
Theo sự vận hành của tự nhiên, trong mười ngày thập trai, Tứ Thiên Vương sẽ đi tuần xem xét việc lành dữ của nhân gian, và các ác quỷ cũng rình rập chờ người làm ác để lôi kéo, làm càn. Nên trong mấy ngày ấy, không chỉ Phật tử mà tất cả mọi người cũng cần phải giữ gìn không nên làm ác. Nếu người nào biết trì trai (kiên trì giữ giới ngày trai), tụng kinh, tu phước, sẽ được tránh khỏi tai họa, tăng phần phước huệ.
Người trì Trai trong 10 ngày trai của tháng, ngoài làm việc thiện, phóng sinh, ăn chay, giữ giới ra, thì trong ngày cố gắng nên ăn một bữa chính không quá giờ Ngọ là đúng ý của đức Phật.
>> Xem thêm: Việc ăn chay là bắt buộc đối với những Phật tử hay không?
2. Tại sao nên ăn chay trong các ngày trai giới?
Với những người chưa có điều kiện ăn chay trường, như là cơ thể không thể thích nghi hay chưa đủ điều kiện gia đình thì việc ăn chay trong các ngày trai giới (còn gọi là ăn chay kỳ) là điều cần thiết để tích phúc cải mệnh.
Theo kinh Thế Ký trong Trường A Hàm và luận Đại Trí Độ, ngày trai giới là ngày tuần của các sứ giả từ cõi trời Tứ Thiên Vương và cõi trời Ma Hê Thủ La. được giao sứ mệnh đi quan sát nhân gian xem nhân gian, rồi trở về bẩm báo với Thiên Vương. Nếu mọi người đều biết hành thiện tu tập tích công đức như bố thí, hiếu thảo với ông bà cha mẹ thì số lần sinh tự nhiên sẽ tăng lên. Ngược lại, sinh mệnh sẽ bị giảm sút theo luật nhân quả.
Vì vậy, ở nhân gian, người ta cố gắng tu phước trì giới, ăn chay các ngày trai giới để được tái sinh cõi trời. Đồng thời, trong những ngày trai giới, quỷ thần cũng thường du hành trong nhân gian và thường trừng phạt, gây tai họa cho những ai không tu hành và có đức tính xấu. Vì vậy, Đức Phật dạy người Phật tử tại gia phải cố gắng tu tạo phước đức trong những ngày này.
Thông qua sự tăng trưởng công đức, người hành trì trai giới có thể vượt qua mọi loại đau khổ và bất hạnh. Thể theo tâm nguyện của Phật tử, có nhiều ngày trai giới khác nhau. Nhưng đặc biệt là mùng 8, mười 14, rằm 15 và 30.
3. Ý nghĩa của mười ngày trai trong tháng
Ngày mùng 1: Trong ngày này, các bậc thiên vương hộ niệm ở cõi Trời Tứ Thiên Vương mang hiệu Trì Quốc Thiên Vương, Tăng Trưởng Thiên Vương, Quảng Mục Thiên Vương, Đa Văn Thiên Vương sẽ lần lượt xuống trần thế đi tuần khắp cõi nhân gian. Mục đích của việc đi tuần này là dò xét việc thiện ác của chúng sanh. Trong ngày mùng một này, nếu nhất tâm niệm danh hiệu Phật Định Quang có thể giúp Phật tử tiêu trừ các tội nghiệp chướng.
Ngày mùng 8: Ngày này, Vua Trời Đại Tự Tại xuống trần gian đi tra xét những việc thiện ác. Nếu người trì trai nhất tâm niệm danh hiệu Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Vương sẽ tiêu trừ tội nghiệp chướng, tăng trưởng phước báu.
Ngày 14: Ngày này, Vua Trời Đại Tự Tại xuống trần gian tra xét những việc thiện ác. Nếu người trì trai trì nhất tâm tụng danh hiệu 1000 vị Phật thì dễ dàng tiêu trừ các điều ác, phát sanh các điều thiện.
Ngày 15: Ngày này, các vị thiên vương: Trì Quốc Thiên Vương, Tăng Trưởng Thiên Vương, Quảng Mục Thiên Vương, Đa Văn Thiên Vương ở cõi Trời Tứ Thiên Vương xuống trần đi tuần khắp cõi nhân gian, dò xét việc thiện ác của chúng sanh. Nếu người trì trai nhất tâm niệm danh hiệu Phật A Di Đà sẽ được tiêu trừ các nạn tai, tinh thông trí tuệ, an vui tịch diệt.
Ngày 18: Ngày của Trì Quốc Thiên Vương, Tăng Trưởng Thiên Vương, Quảng Mục Thiên Vương, Đa Văn Thiên Vương ở cõi Trời Tứ Thiên Vương xuống trần đi tuần khắp cõi nhân gian, dò xét việc thiện ác của chúng sanh. Ngày này niệm danh hiệu Địa Tạng Bồ Tát được tiêu trừ tội nghiệp chướng, tăng trưởng thọ mạng.
Trong các ngôi chùa tụng Kinh Địa Tạng, các ngày pháp hội hoặc những ngày lễ cầu an, cầu siêu, thường lấy ngày 18 để thực hiện, tổ chức bởi ý nghĩa của nó.
Ngày 23: Ngày này, các vị thiên vương Trì Quốc Thiên Vương, Tăng Trưởng Thiên Vương, Quảng Mục Thiên Vương, Đa Văn Thiên Vương ở cõi Trời Tứ Thiên Vương xuống trần gian đi tuần khắp cõi nhân gian, dò xét việc thiện ác của chúng sanh. Nếu nhất tâm niệm danh hiệu Đại Thế Chí Bồ Tát thì dễ dàng được tiêu trừ tội nghiệp chướng, tăng phúc phần thọ mạng.
Ngày 24: Ngày của Trì Quốc Thiên Vương, Tăng Trưởng Thiên Vương, Quảng Mục Thiên Vương, Đa Văn Thiên Vương ở cõi Trời Ma Hê Thủ La xuống trần đi tuần khắp cõi nhân gian, dò xét việc thiện ác của chúng sanh. Nếu nhất tâm niệm danh hiệu Phật Tỳ Lô Giá Na thì được tiêu trừ tội nghiệp chướng, tăng trưởng trí tuệ, diệt trừ phiền não.
Ngày 28: Ngày đi tuần của cả Tứ đại thiên vương. Nếu người trì trai nhất tâm niệm danh hiệu Phật A Di Đà thì được tiêu trừ nghiệp chướng. Mọi việc thiện ác trong ngày đều được chứng giám và nhân lên hàng nghìn, hàng vạn lần.
Ngày 29: Vua Trời Đại Tự Tại trong ngày 29 sẽ xuống trần tra xét những việc thiện ác. Nếu người trì trai nhất tâm niệm danh hiệu Dược Vương Bồ Tát thì được diệt trừ các tật bệnh, ác nghiệp, tăng trưởng thiện nghiệp.
Ngày 30: Ngày này, Trì Quốc Thiên Vương, Tăng Trưởng Thiên Vương, Quảng Mục Thiên Vương, Đa Văn Thiên Vương không trực tiếp đi tuần nhưng sai sứ giả ở cõi Trời Tứ Thiên Vương xuống trần đi tuần khắp cõi nhân gian, dò xét và báo cáo việc thiện ác của chúng sanh. Ngày này niệm danh hiệu Phật tổ: Phật Thích Ca Mâu Ni thì được tăng trưởng phước đức, chứng ngôi bất thoái.
4. Những sai lầm trong cách hiểu về ngày ăn chay
Xem việc ăn chay như thước đo của sự tu tập: Ăn chay có thể là một bước tiến, một thay đổi tốt trong sự tu tập của người theo đạo nói chung và người theo đạo Phật nói riêng, nhưng nếu chỉ biết ăn chay mà không hành trì bất kỳ một pháp môn nào khác, không quan tâm đến việc tu dưỡng tâm tánh, thì sự ăn chay của bạn sẽ không thực sự mang lại lợi ích.
Xem việc ăn chay như một phương tiện tạo công đức: Nhiều người phát tâm ăn chay để cầu cái này cái kia… và gọi là “ăn chay hồi hướng công đức”. Trên thực tế, bản thân việc ăn chay không tạo ra bất kỳ công đức nào. Nếu bạn từ bỏ việc ăn thịt, bạn bắt đầu chấm dứt nghiệp xấu của mình, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn đang tạo tác nghiệp lành. Hơn nữa, sự chuyển hóa tâm thức trên đường đạo đòi hỏi bạn phải nỗ lực tu tập, sửa sai và hoàn thiện bản thân, và những điều này không xảy ra chỉ vì bạn ăn chay.
Ăn chay như một sự thúc ép, kiềm chế bản thân mình: Nhiều người ăn chay vì cho rằng đó là điều bắt buộc, vì đó là điều tốt chẳng hạn. Vì vậy, họ phải luôn thúc ép, kìm hãm mình, ngay cả khi họ chưa sẵn sàng ăn chay. Những người này ăn chay nhưng vẫn thèm ăn thịt cá và không biết gì ngoài việc cố ép mình ăn chay! Đây cũng là tâm lý chung sinh ra các dòng thực phẩm chay có hình dáng, hương vị, kết cấu gần giống với thức ăn từ động vật như thịt cá ... để tăng kích thích vị giác và nhu cầu cho nhiều đối tượng. Thực tế, có người ăn chay nhiều năm lại “ăn mặn”! Họ ăn chay nhưng chưa bao giờ có nhận thức đúng về ăn chay.
Công kích, chê bai những người không ăn chay: Sai lầm này chỉ phổ biến ở những người ăn chay nhưng không thực sự hiểu ý nghĩa của việc mình đang làm. Do đó, có thể coi đây là một dạng biến thể của lỗi nói trên. Một số người coi việc ăn chay của họ là một thành tích to lớn và do đó cảm thấy tự mãn và coi thường những người không ăn chay. Nếu bạn có thể ăn chay, đó là điều tất nhiên tốt, hãy tận dụng điều kiện tốt này để thực hành những pháp môn mà Đức Phật đã chỉ dạy. Và nếu bạn thực sự có một thực hành như vậy, chắc chắn sẽ không có chỗ cho sự phù phiếm, chỉ trích hay tranh cãi trong tâm trí của bạn. Hãy luôn nhớ rằng chỉ vì mọi người không ăn chay – hoặc chưa ăn chay – không có nghĩa là họ không thực hành Phật giáo.
Ăn chay bản chất là một điều rất tự nhiên đối với cơ thể con người. Chính việc ăn thịt động vật đã trở thành thói quen mà con người tạo ra và trở thành điều tất yếu để tồn tại qua nhiều thế hệ.
Mong rằng qua bài viết trên đây, Luật Minh Khuê đã giúp các bạn tìm hiểu thêm về Ngày Thập Trai là ngày nào? Ý nghĩa của mười ngày trai trong tháng. Xin chân thành cảm ơn sự theo dõi của quý bạn đọc.