Mục lục bài viết
- 1. Đánh giá hiện trạng tài nguyên nước
- 2. Xây dựng và tổ chức thực hiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kĩ thuật môi trường về tài nguyên nước
- 3. Xây dựng và tổ chức thực hiện các chiến lược, kế hoạch, quy hoạch về khai thác, sử dụng, bảo vệ, phát triển tài nguyên nước
- 4. Xây dựng và sử dụng nguồn tài chính cho hoạt động bảo vệ, phát triển tài nguyên nước
- 5. Cấp, thu hồi giấy phép tài nguyên nước
- 6. Tổ chức thực hiện các hoạt động phòng chống, khắc phục sự cổ môi trường do sự vận động bất thường của nước gây ra
- 7. Thanh tra thực hiện pháp luật về bảo vệ tài nguyên nước, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tổ cáo, Xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ tài nguyên nước
trong đó kiểm soát ô nhiễm các nguồn nước là hoạt động đậc biệt quan trọng. Luật tài nguyên nước năm 2012, Nghị định số 201/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 27/11/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tài nguyên nước là những văn bản pháp luật chủ yếu điều chỉnh những quan hệ này. Đặc biệt, Luật bảo vệ môi trường năm 2014 quy định về bảo vệ môi trường đối với tài nguyên nước khá cụ thể với những quy định về bảo vệ môi trường nước sông, kiểm soát, Xử lý ô nhiễm môi hường nước lưu vực sông cũng như trách nhiệm của uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, trách nhiệm của Bộ tài nguyên và môi trường trong việc bảo vệ môi trường nước lưu vực sông. Đồng thời, Luật bảo vệ môi trường năm 2014 còn quy định bảo vệ môi trường các nguồn nước khác như: ao, hồ, kênh, mương, rạch, bảo vệ hồ chứa nước phục vụ mục đích thuỷ lợi, thuỷ điện, bảo vệ môi trường nước dưới đất (từ Điều 52 đến Điều 58 Luật bảo vệ môi trường năm 2014).
Nghĩa vụ của Nhà nước trong việc kiểm soát ô nhiễm các nguồn nước gồm các nội dung cơ bản sau:
1. Đánh giá hiện trạng tài nguyên nước
Nội dung này của hoạt động quản lí nhà nước về tài nguyên nước được quy định ở nhiều văn bản pháp luật hiện hành (như Luật tài nguyên nước năm 2012; Nghị định của Chính phủ sổ 201/2013/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật tài nguyên nước 2012; Luật bảo vệ môi trường năm 2014)
Đánh giá hiện trạng tài nguyên nước là quá trình hoạt động nhằm xác định trữ lượng, chất lượng nước, tình hình khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, nguyên nhân gây ảnh hưởng tiêu cực tới trữ lượng, chất lượng nước của quốc gia.
Để đánh giá hiện trạng tài nguyên nước đạt hiệu quả, trước hết Nhà nước cần quản lí tốt công tác điều tta cơ bản tài nguyên nước. Đây là hoạt động nhằm đánh giá tổng quan tiềm năng tài nguyên nước ưên cơ sở điều ưa cơ bản địa chất, sử dụng các kết quả của nó làm căn cứ khoa học cho việc định hướng các hoạt động thăm dò, khai thác, sử dụng, bảo vệ, phát triển các nguồn nước.
Cùng với điều ưa cơ bản tài nguyên nước, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải thực hiện các hoạt động kiểm kê, thu thập mẫu nước (mẫu nước sinh hoạt, nước ngầm, nước thải...) để phân tích, đánh giá chất lượng các nguồn nước đó, theo dõi diễn biến tình hình khai thác, sử dụng, tác động tới các nguồn nước ưong hoạt động sản xuất kỉnh doanh cũng như trong sinh hoạt của cộng đồng. Những thông tin, số liệu chính xác về hiện ttạng tài nguyên nước của cả nước cũng như từng địa phương sẽ giúp xác định rõ các nguyên nhân gây ô nhiễm, suy thoái tài nguyên nước.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, Bộ tài nguyên và môi trường có ttách nhiệm tổng hợp số liệu, quản lí điều tta cơ bản, kiểm kê, đánh giá tài nguyên nước và xây dựng cơ sở dữ liệu về tài nguyên nước. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức thực hiện việc điều tra cơ bản, kiểm kê, đánh giá tài nguyên nước tại địa phương theo sự phân cấp của Chính phủ và hướng dẫn của các bộ ngành liên quan (từ Điều 10 đến Điều 13 Luật tài nguyên nước năm 2012).
Hoạt động đánh giá hiện trạng tài nguyên nước có vai trò rất quan ttọng đối với công tác quản lí, bảo vệ, phát triển tài nguyên nước cũng như quá trình khai thác sử dụng tài nguyên nước. Hoạt động đánh giá hiện trạng tài nguyên nước cung cấp những thông số khoa học về thực trạng tài nguyên nước ở những địa đỉểm, thời điểm cụ thể đồng thời dự báo diễn biến các tác động xấu tới tài nguyên nước, từ đó giúp cơ quan nhà nước có thể xây dựng và thực hiện các giải pháp quản lí, bảo vệ, phát triển tài nguyên nước. Hoạt động này giúp các tổ chức, cá nhân có thể khai thác, sử dụng nước một cách hợp lí nhất; khai thác, sử dụng các nguồn nước bảo đảm tiêu chuẩn, an toàn, tiết kiệm, hiệu quả và thực hiện các biện pháp bảo vệ, phát triển phù hợp với thực trạng tài nguyên nước trong từng thời điểm và địa bàn cụ thể. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường, yếu tố môi trường (mà đặc biệt là môi trường nước) có thể trở thành điều kiện cạnh tranh về chất lượng các sản phẩm cũng như sự hấp dẫn hay kém hấp dẫn trong quá trình đầu tư. Những thông tin chính xác về hiện trạng tài nguyên nước đang được đặt ra như yêu cầu tất yếu trong nền kinh tể thị trường. Ví dụ: nhà đầu tư cần biết chính xác tình hình trữ lượng, chất lượng các nguồn nước tại địa điểm thực hiện dự án; người tiêu dùng các loại nước đóng chai muốn biết rõ xuất xứ nguồn nước với các thông tin cụ thể về chất lượng nguồn nước đó... Do vậy, đánh giá thực trạng tài nguyên nước góp phần không nhỏ vào việc bảo đảm kết hợp hài hoà giữa phát triển kỉnh tế và bảo vệ môi trường.
2. Xây dựng và tổ chức thực hiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kĩ thuật môi trường về tài nguyên nước
Tiêu chuẩn, quy chuẩn lã thuật môi trường môi trường về tài nguyên nước được hiểu là các chuẩn mực, giới hạn về hoá học, lí học, sinh học được quy định bởi pháp luật nhằm xác định tính chất của tài nguyên nước, dùng làm căn cứ để kiểm soát ô nhiễm môi trường nước (quy chuẩn do nhà nước ban hành và bắt buộc áp dụng, tiêu chuẩn do các tổ chức ban hành và không bắt buộc áp dụng).
Hệ thống quy chuẩn môi trường về tài nguyên nước bao gồm nhiều nhóm quy chuẩn môi trường đối với từng nguồn nước khác nhau như: quy chuẩn nước sinh hoạt, quy chuẩn nước thải, quy chuẩn nước dưới đất, quy chuẩn nước mặt, quy chuẩn chất lượng nước biển ven bờ... Tuỳ thuộc vào tính chất, mục đích, khả năng khai thác sử dụng đối với từng nguồn nước khác nhau mà giá trị giới hạn các chất trong nguồn nước được quy định khác nhau, chẳng hạn như giới hạn về chì (Pb) trong nước sinh hoạt khác với nước thải, giới hạn về kẽm (Zn) trong nước mặt nhóm A khác nhóm B, giới hạn về váng dầu mỡ trong nước biển ở bãi tắm khác với nước biển ở các khu vực khác.
Chính sự khác nhau về quy chuẩn môi trường đối với các nguồn nước đòi hỏi các tổ chức, cá nhân trong quá trinh khai thác, sử dụng nước, thải nước thải cũng như cơ quan nhà nước khi thực hiện các hoạt động kiểm soát ô nhiễm nước phải nắm rõ yêu cầu về tiêu chuẩn môi trường đối với từng nguồn nước cụ thể, để từ đó có các giải pháp bảo vệ, phát triển tài nguyên nước phù hợp (nhất là các cơ sờ cung cấp nước sinh hoạt cần nắm rõ tiêu chuẩn môi trường đối với nước sinh hoạt cũng như tiêu chuẩn về các nguồn nước có thể Xử lý thành nước sinh hoạt để cung cấp cho người sử dụng nguồn nước sinh hoạt sạch).
Việc xây dựng tiêu chuẩn môi trường nước phải dựa trên những căn cứ khoa học nhất định như: Căn cứ vào mục đích bảo vệ sức khoẻ con người (tức là xây dựng tiêu chuẩn môi trường về tài nguyên nước phải dựa trên kết quả nghiên cứu mối quan hệ, sự tác động của nước đối với sức khoẻ con người, để từ đó ban hành các tiêu chuẩn mà trong giới hạn của tiêu chuẩn đó sức khoẻ con người được bảo đảm, phát triển bình thường về thể lực, trí lực. Điều này đặc biệt có ý nghĩa khi xây dựng tiêu chuẩn môi trường đổi với nước sinh hoạt); căn cứ vào mục đích bảo vệ các hệ sinh thái (tức là tiêu chuẩn được ban hành phải dựa trên sự nghiên cứu mối quan hệ giữa chất lượng nguồn nước với sự tồn tại phát triển của các hệ sinh thái) - nhất là các hệ sinh thái môi trường nước, để từ đó ban hành các tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu tồn tại, phát triển của các hệ sinh thái này. Chính vì dựa vào các căn cứ này nên ta thấy tiêu chuẩn (quy chuẩn) môi trường đối với nước sinh hoạt khác tiêu chuẩn (quy chuẩn) môi trường đôi với nguồn nước mặt nuôi trồng thuỷ sản. Bên cạnh đó, tiêu chuẩn môi trường nước phải được xây dựng dựa trên tính khả thi, tức là các tiêu chuẩn (quy chuẩn) đó phải phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của đất nước và có khả năng đảm bảo thực hiện trên thực tế.
Quy chuẩn môi trường nước phải do cơ quan có thẩm quyền ban hành. Bộ tài nguyên và môi trường là cơ quan ban hành quy chuẩn môi trường tài nguyên nước (Nghị định sô 21/2013/NĐ-CP). Hiện nay, các quy chuẩn kĩ thuật môi trường nói chung, trong đó có quy chuẩn kĩ thuật về tài nguyên nước được quy định trong Quyết định của Bộ trưởng Bộ tài nguyên và môi trường số 16/2008/QĐ-BTNMT và các quyết định, thông tư hướng dẫn khác của Bộ tài nguyên và môi trường (xem Quy chuẩn kĩ thuật môi trường Việt Nam 2008).
Không thể thực hiện được pháp luật môi trường cũng như không thể quản lí, bảo vệ tài nguyên nước nếu thiếu tiêu chuẩn (quy chuẩn) môi trường nước, bởi đó là các căn cứ khoa học, pháp lý làm cơ sở để xác định chất lượng các nguồn nước cũng như xác định mức độ tác động, ảnh hưởng trong hoạt động của con người tới tài nguyên nước, căn cứ cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành các hoạt động thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường liên quan tới tài nguyên nước, thanh tra việc thực hiện pháp luật về tài nguyên nước, xừ lí vi phạm pháp luật về tài nguyên nước...
3. Xây dựng và tổ chức thực hiện các chiến lược, kế hoạch, quy hoạch về khai thác, sử dụng, bảo vệ, phát triển tài nguyên nước
Kế hoạch, quy hoạch khai thác, sử đụng, bảo vệ làm nền tảng cho các hoạt động bảo vệ, phát triển tài nguyên nước luôn được chủ động thực hiện một cách đồng bộ theo những mục tiêu nhất định.
Chiến lược bảo vệ phát triển tài nguyên nước là những nhiệm vụ lớn, mục tiêu lớn mang tính tổng thể, được Nhà nước xây dựng và chỉ đạo thực hiện ữong thời gian dài nhằm khai thác và sử dụng hợp lí, tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên nước, phòng chống, khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra.
Quy hoạch, kế hoạch về bảo vệ phát triển tài nguyên nước là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm xác định, phân loại, đánh giá trữ lượng, chất lượng, sự vận động của các nguồn nước trong phạm vi từng khu vực, từng địa phương và trong cả nước để khai thác, sử dụng vào những mục đích cụ thể, bảo vệ, phát triển một cách hợp lí, hiệu quả.
Việc xây dựng và thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch chính sách bảo vệ phát triển tài nguyên nước phải tính tới tiềm năng, yêu cầu, mục đích sử dụng từng nguồn nước cụ thể trong mối quan hệ vói sự phát triển kinh tế xã hội ở từng địa bàn nhất định để đảm bảo phát triển bền vững môi trường nước. Quy hoạch lưu vực sông, quy hoạch khu vực khai thác nước, khu vực xả nước thải không nhất thiết phải chia cắt theo địa giới hành chính. Điều quan ừọng là phải dựa vào sự vận động, khả năng ổn định của nguồn nước, sự tác động của các hoạt động kinh tế xã hội tới trữ lượng, chất lượng nguồn nước để xác định các hình thức, mục đích sử dụng, bảo vệ, phát triển tài nguyên nước phù hợp. Đặc biệt, việc quy hoạch các khu vực lấy nước sinh hoạt phải dựa trôn các kết quả khảo sát, thăm dò nguồn nước, căn cứ vào tiêu chuẩn các nguồn nước mặt nhóm A để xây dựng được các khu vực lấy nước phục vụ sinh hoạt, đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường, bảo vệ tốt nhất sức khoẻ con người trong quá trình sử dụng nước sinh hoạt và bảo đảm tính kinh tế trong quá trình Xử lý nước thành nước sinh hoạt.
Hiện nay, thẩm quyền xây dựng và phê duyệt các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về bảo vệ tài nguyên nước được quy định cụ thể từ Điều 14 đến Điều 24 Luật tài nguyên nước năm 2012.
4. Xây dựng và sử dụng nguồn tài chính cho hoạt động bảo vệ, phát triển tài nguyên nước
Bảo vệ tài nguyên nước là hoạt động rất khó khăn, phức tạp, đòi hỏi phải được thực hiện thường xuyên, liên tục với sự góp sức của toàn dân, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền với việc sử dụng nhiều biện pháp khác nhau. Chi phí tài chính cho bảo vệ tài nguyên nước thường là rất lớn. Để bảo vệ tài nguyên nước đạt hiệu quả cao, trong quá trình quản lí nhà nước về tài nguyên nước, Nhà nước cần xây dựng và sử dụng nguồn tài chính riêng cho hoạt động này.
Luật bảo vệ môi trường năm 2014 quy đỉnh khá cụ thể các nguồn tài chính dành cho hoạt động bảo vệ môi trường nói chung, bảo vệ tài nguyên nước nói riêng (từ Điều 147 đến Điều 149 Luật bảo vệ môi trường năm 2014). Nguồn tài chính này rất đa dạng bao gồm: ngân sách nhà nước, vốn của tổ chức, cá nhân để phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của mình; đóng góp tài trợ của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước; vốn vay ưu đãi và tài trợ từ Quỹ bảo vệ môi trường. Luật tài nguyên nước cũng quy định khá chi tiết về nguồn tài chính để phục vụ cho hoạt động kiểm soát ô nhiễm nước. Nguồn tài chính dành cho hoạt động này bao gồm: Thuế tài nguyên nước và các khoản thuế khác, các loại phí, lệ phí theo quy định của pháp luật, tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước, tiền bồi thường thiệt hại cho Nhà nước, tiền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước ... (Điều 64, Điều 65 Luật tài nguyên nước năm 2012).
Chính sách thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải mà Nhà nước ta đang thực hiện đem lại một nguồn tài chính đắng kể cho hoạt động kiểm soát ô nhiễm nước. Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải (được quy định tại Nghị định của Chính phủ số 154/2016/NĐ-CP quy định về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải) là khoản thu thuộc ngân sách Nhà nước, được quản lí và sử dụng như sau: để lại một phần số phí thu được cho cơ quan, đơn vị trực tiếp thu phí để trang trải chi phí cho việc thu phí, ttang trải chi phí đánh giá, lấy mẫu phân tích nước thải phục vụ cho việc kiểm tra định kì hoặc đột xuất đối với nước thải công nghiệp từ lần thứ hai trở đi. Phần còn lại nộp vào ngân sách nhà nước, trong đó ngân sách trung ương hưởng một phần để bổ sung vốn hoạt động của quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam, ngân sách địa phương hưởng một phần để sử dụng cho việc bảo vệ môi trường, bảo vệ, phát triển tài nguyên nước ở địa phương.
Nguồn tài chính dành cho hoạt động bảo vệ, phát triển tài nguyên nước được sử dụng vào các mục đích chủ yếu sau: điều tra cơ bản tài nguyên nước, điều ữa tình hình ô nhiễm, suy thoái nước ở các địa phương, các khu công nghiệp... dùng chi phí cho hoạt động thu phí, đánh giá lấy mẫu phân tích nước thải phục vụ cho việc kiểm tra định kì hoặc đột xuất đối với nước thải công nghiệp. Dùng thực hiện các biện pháp phòng chống, khắc phục ô nhiễm, suy thoái nước như: phòng chống tác hại của lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn, ô nhiễm nước sinh hoạt... dùng để thực hiện các dự án bảo vệ, phát triển tài nguyên nước, đầu tư nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong việc kiểm soát ô nhiễm nguồn nước (như đầu tư mua sắm các thiết bị, phương tiện khoa học hiện đại để phân tích hàm lượng chất gây ô nhiễm trong nước sinh hoạt, nước thải...). Xây dựng các công trình khai thác, bào vệ tài nguyên nước, như: nhà máy cấp nước sạch ở các đô thị, công trình thoát nước của đô thị, đê, đập, kè, cống, rãnh, hồ chứa nước dự trữ..,
5. Cấp, thu hồi giấy phép tài nguyên nước
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quyền cấp và thu hồi giấy phép tài nguyên nước nhằm kiểm soát, quản lí toàn bộ các hoạt động thăm dò, khai thác sử dụng tài nguyên nước, bảo vệ các công trình thuỷ lợi cũng như quá trình xả nước thải vào các nguồn nước. Hoạt động này giúp Nhà nước kiểm soát, bảo vệ tài nguyên nước hiệu quả, hạn chế việc khai thác, sử dụng bừa bãi, lãng phí các nguồn nước, gây ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước. Mặt khác, hoạt động này còn nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng nước, góp phần bảo vệ chất lượng, trữ lượng nước với tính chất là một thành phần môi trường vì lợi ích cộng đồng.
Giấy phép tài nguyên nước là chứng thư pháp lý do cơ quan có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân trong đó xác định rõ các quyền, nghĩa vụ liên quan nhằm buộc các chủ thể này khai thác, sử dụng hợp lí, hiệu quả tài nguyên nước. Giấy phép tài nguyên nước bao gồm các loại: giấy phép thăm dò nước dưới đất, giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước, giấy phép xả nước thải vào nguồn nước, giấy phép đối với một số hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thuỷ lợi.
Việc xét cấp giấy phép tài nguyên nước phải căn Cu vào quy hoạch bảo vệ, khai thác, sử dụng nguồn nước; quy hoạch lưu vực sông, quy hoạch công trình thuỷ lợi, kết quả đánh giá các đề án của cơ quan chuyên môn thăm dò nước dưới đất, khả năng thực tế của nguồn nước, tiêu chuẩn cấp nước, khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước, tiêu chuẩn nước thải, đề nghị của cơ quan quản lí quy hoạch lưu vực sông, tổ chức, cá nhân quản lí công trình thuỷ lợi; nhu cầu, mục đích của tổ chức, cá nhân xin cấp phép.
Luật tài nguyên nước năm 2012 có quy định đồng bộ về việc cấp, thu hồi, đình chỉ giấy phép tài nguyên nước cũng như căn cứ cấp giấy phép tài nguyên nước, thời hạn của giấy phép tài nguyên nước, quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được cấp giây phép tài nguyên nước (các điều 37, 38, 43, 44, 73 Luật tài nguyên nước năm 2012). Đặc biệt Nghị định số 201/2013/NĐ-CP về hướng dẫn thi hành luật tài nguyên nước năm 2012 đã có hướng dẫn cụ thể, chi tiết, rõ ràng về thời hạn giấy phép tài nguyên nước, trình tự, thủ tục cấp, thu hồi, gia hạn giấy phép tài nguyên nước (từ Điều 15 đến Điều 38 Nghị định), với sự hướng dẫn này đã tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan quản lí nhà nước cũng như các tổ chức, cá nhân thực hiện việc cấp và xin cấp giấy phép tài nguyên nước.
Luật tài nguyên nước 2012 và Nghị định số 201/2013/NĐ-CP cũng đã quy định về các trường hợp khai thác tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước không phải đăng kí, không phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đó là những trường hợp khai thác tài nguyên nước, xả nước thải với quy mô nhỏ, phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình, phục vụ cứu hoả ... (Điều 44 Luật tài nguyên nước năm 2012, Điều 16 Nghị định số 201/2013/NĐ-CP).
6. Tổ chức thực hiện các hoạt động phòng chống, khắc phục sự cổ môi trường do sự vận động bất thường của nước gây ra
Kiểm soát ô nhiễm nước không chỉ giới hạn ở việc bảo vệ chất lượng, trữ lượng các nguồn nước mà còn phải thực hiện các biện pháp phòng chống, khắc phục sự cố môi trường do nước gây ra như lũ lụt, sóng thần, hạn hán... Trách nhiệm phòng chống và khắc phục hậu quả do nước gây ra được thực hiện với nhiều nội dung khác nhau như: Trách nhiệm chung về phòng, chống và khắc phục hậu quả, tác hại do nước gây ra (Điều 58, Điều 59 Luật tài nguyên nước năm 2012); phòng, chông hạn hán, lũ lụt, ngập úng nhân tạo (Điều 60 Luật tài nguyên nước năm 2012); phòng, chống xâm nhập mặn (Điều 61 Luật tài nguyên nước năm 2012); phòng, chống sụt, lún đất (Điều 62 Luật tài nguyên nước năm 2012 ); phòng, chống sạt, lở bờ, bãi sông (Điều 63 Luật tài nguyên nước năm 2012). Việc kiểm soát ô nhiễm nước trong quá trình phòng, chống các sự cố do tài nguyên nước gây ra như trên có vai trò rất quan ttọng trong việc bảo vệ môi trường nói chung, bảo vệ chất lương, trữ lượng nguồn nước, các điều kiện để khai thác, sử dụng nguồn nước cũng như tính mạng, sức khoẻ con người nói riêng. Những quy định của pháp luật trong lĩnh vực này đã xác định rõ nghĩa vụ của cơ quan nhà nước, tổ chức cá nhân liên quan và các trường hợp phải thực hiện các hoạt động cần thiết để hạn chế tói mức thấp nhất tác hại của những sự cố do sự vận động bất thường của thiên nhiên, của tài nguyên nước gây ra. Đây là một trong những cơ sở pháp lý quan trọng để quá trình kiểm soát ô nhiễm nguồn nước đạt hiệu quả cao.
7. Thanh tra thực hiện pháp luật về bảo vệ tài nguyên nước, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tổ cáo, Xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ tài nguyên nước
Thanh tra việc thực hiện pháp luật về tài nguyên nước là hoạt động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành theo thủ tục, trình tự nhất định, nhằm phát hiện, ngăn chặn, Xử lý những hành vi vi phạm pháp luật về tài nguyên nước, góp phần bảo vệ, phát triển tài nguyên nước. Hiện nay cơ quan thực hiện chức năng thanh tra đối với hoạt động kiểm soát ô nhiễm nguồn nước là thanh tra chuyên ngành của Bộ tài nguyên và môi trường và các sở tài nguyên và môi trường.
- Thanh tra thực hiện pháp luật về bảo vệ tài nguyên nước phải nhằm phát hiện các hành vi gây ô nhiễm, suy thoái nước cũng như hiện trạng về ô nhiễm, suy thoái nước ở các khu vực cụ thể, đặc biệt là các khu công nghiệp - nơi xả thải một lượng lớn nước thải và các chất thải (gây ô nhiễm nguồn nước) đồng thời có khai thác sử dụng nước với một khối lượng lớn có khả năng gây cạn kiệt nguồn nước ngầm ở những thời điểm cụ thể, trong những khu vực cụ thể.
- Thanh ưa thực hiện pháp luật về bảo vệ tài nguyên nước phải là sự kết hợp giữa các biện pháp pháp lý với các biện pháp khoa học kĩ thuật, cụ thể là: Cơ quan thanh ưa phải có các phương tiện khoa học kĩ thuật, các chuyên gia có trình độ pháp lý, trình độ khoa học kĩ thuật về môi trường để đo đạc, phân tích đánh giá chất lượng, trữ lượng nước một cách chính xác theo tiêu chuẩn được quy định ưong pháp luật đồng thời có thể phát hiện và kiến nghị Xử lý với các hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về bảo vệ tài nguyên nước.
- Thanh ưa thực hiện pháp luật về bảo vệ tài nguyên nước là hoạt động giữ vai ưò rất quan ưọng đối với công tác kiểm soát ô nhiễm nước bởi hoạt động này góp phần xác định các khu vực ô nhiễm, phát hiện các hành vi gây ô nhiễm nước cũng như sự bất cập của pháp luật về kiểm soát ô nhiễm nước, từ đó kiến nghị các biện pháp Xử lý phù hợp, góp phần hoàn thiện pháp luật về kiểm soát ô nhiễm nguồn nước.
- Thanh ưa bảo vệ môi trường đối với tài nguyên nước do thanh ưa chuyên ngành môi trường thuộc Bộ tài nguyên và môi trường, sở tài nguyên và môi trường thực hiện (Điều 75 Luật tài nguyên nước năm 2012).
+ Giải quyết tranh chấp tài nguyên nước và Xử lý vi phạm
- Tranh chấp tài nguyên nước là những mâu thuẫn, bất đồng ý kiến của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật tài nguyên nước (quan hệ về khai thác sử dụng, xả thải, bảo vệ, quản lí tài nguyên nước) khi họ cho rằng các quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại hoặc đe doạ bị xâm hại.
Giải quyết tranh chấp về tài nguyên nước là quá trình hoạt động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành nhằm khôi phục, bảo vệ quyền lợi của các bên trong quan hệ tranh chấp, góp phần khôi phục, bảo vệ trữ lượng, chất lượng nước vì lợi ích chung của cộng đồng.
Giải quyết ttanh chấp về tài nguyên nước được thực hiện theo quy định sau: Nhà nước khuyến khích việc hoà giải các tranh chấp về tài nguyên nước. Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị ttấn có trách nhiệm phối hợp vói cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc hoà giải các tranh chấp về tài nguyên nước phù hợp với quy định của pháp luật. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp loại giấy phép về tài nguyên nước thì có trách nhiệm giải quyết khiếu nại phát sinh từ việc thực hiện giấy phép đó. Trường hợp đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại thì có quyền khiếu nại tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc khởi kiện tại toà án theo quy định của pháp luật (Điều 76 Luật tài nguyên nước năm 2012).
- Giải quyết tranh chấp về tài nguyên nước phải đảm bảo yêu cầu: trước hết là phải phòng chống khắc phục các hiện tượng ô nhiễm, suy thoái nước bảo vệ lợi ích chung của cộng đồng, buộc bên vi phạm phải chịu trách nhiệm vật chất trong việc khôi phục, bảo vệ trữ lượng, chất lượng nước cũng như bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại.
Xử lý vi phạm pháp luật tài nguyên nước là hoạt động của cơ quan có thẩm quyền nhằm truy cứu ưách nhiệm pháp lý đối với các chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật tài nguyên nước. Các chủ thể vi phạm pháp luật tài nguyên nước tuỳ theo tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm mà có thể bị áp dụng các dạng trách nhiệm pháp lý khác nhau như: hình sự, hành chính, dân sự. Nội dung này sẽ đề cập cụ thể ở Mục 2.3. Chương này.
Luật Minh Khuê (sưu tầm & Biên tập)