Mục lục bài viết
- 1. Khái quát người chú giải tác phẩm
- 2. Quy định về người chú giải tác phẩm
- 3. Tác phẩm chú giải có phải là tác phẩm phái sinh?
- 4. Điều kiện đối với tác phẩm phái sinh
- 5. Kể tên các tác phẩm phái sinh khác
- - Tác phẩm dịch
- - Tác phẩm phóng tác
- - Tác phẩm chuyển thể
- - Tác phẩm cải biên
- - Tác phẩm biên soạn
- - Tác phẩm tuyển chọn
- 6. Tác giả
- 7. Quyền tác giả
1. Khái quát người chú giải tác phẩm
Người chú giải tác phẩm chính là người cắt nghĩa nội dung, nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm gốc để làm rõ nghĩa tác phẩm hoặc các phần riêng biệt của tác phẩm.
Người chú giải tác phẩm có thể là tác giả, nhà xuất bản hoặc có thể là những người khác. Việc chú giải tác phẩm thường được thể hiện bằng việc giải thích, diễn giải và được in ở phần cuối cùng của mỗi trang để cắt nghĩa, giải thích thêm về một nội dung nhất định trong tác phẩm.
Người chú giải tác phẩm là tác giả của phần chú giải.
Về nội dung này chúng ta sẽ nghiên cứu ở những mục dưới đây.
2. Quy định về người chú giải tác phẩm
Người chú giải tác phẩm có thể là tác giả, nhà xuất bản cũng có thể là những người khác.
Việc chú giải tác phẩm thường được thể hiện bằng việc giải thích, diễn giải.
Phần chú giải được in ở phần cuối cùng của mỗi trang để cắt nghĩa, giải thích thêm về một hoặc một số nội dung nhất định trong tác phẩm.
Người chú giải tác phẩm là tác giả của phần chú giải.
3. Tác phẩm chú giải có phải là tác phẩm phái sinh?
Tác phẩm là sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học thể hiện bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào.
Quy định về tác phẩm chú giải
Theo Khoản 8 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ thì tác phẩm chú giải là một trong những loại hình tác phẩm của tác phẩm phái sinh, được tạo ra dựa trên một tác phẩm khác và không được gây phương hại tới tác phẩm được dùng để làm tác phẩm chú giải.
Tác phẩm được bảo hộ kể từ khi được sáng tạo ra và thể hiện dưới dạng vật chất nhất định mà không cần tiến hành thủ tục đăng ký bản quyền. Mặc dù việc tiến hành thủ tục đăng ký quyền tác giả là không bắt buộc, tuy nhiên việc đăng ký lại là cần thiết để bảo bảo tối ưu quyền lợi của tác giả. Khi tranh chấp xảy ra, việc tác giả đăng ký bản quyền sẽ không có nghĩa vụ chứng minh quyền tác giả thuộc về mình, trừ trường hợp có chứng cứ ngược lại.
Tác phẩm chú giải là một dạng của tác phẩm phái sinh, do đó, tác phẩm chú giải tuân thủ theo các yêu cầu của pháp luật sở hữu trí tuệ về tác phẩm phái sinh.
Vậy tác phẩm phái sinh có những đặc điểm sau:
– Được hình thành trên cơ sở một tác phẩm đã có
Tùy vào từng trường hợp mà bạn có thể cần xin phép chủ sở hữu tác phẩm gốc hoặc không.
– Tác phẩm phái sinh phải giữ được dấu ấn của tác phẩm chính
Nói cách khác, tác phẩm phái sinh phải dẫn công chúng liên tưởng tới tác phẩm gốc. sự liên tưởng này được thể hiện qua nội dung của tác phẩm gốc.
– Phải có sự sáng tạo đủ lớn
Để được công nhận là một tác phẩm phái sinh thì tác phẩm phải có sự sáng tạo đủ lớn từ tác giả. Tuy nhiên, cần xem xét để tránh trường hợp sự sáng tạo trở thành hành vi xâm phạm Quyền nhân thân của tác phẩm gốc.
– Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm phái sinh được tạo ra
Quyền tác giả của tác phẩm phái sinh phát sinh khi tác phẩm được tạo ra, được bảo hộ mà không phụ thuộc vào việc đăng ký. Tuy vậy, khi xảy ra tranh chấp, nghĩa vụ chứng minh nội dung của tác phẩm thuộc về tác giả.
4. Điều kiện đối với tác phẩm phái sinh
- Cơ sở pháp lý: Khoản 2 điều 14 Luật sở hữu trí tuệ năm 2019.
"Điều 14. Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả
1. Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:
a) Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;
b) Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;
c) Tác phẩm báo chí;
d) Tác phẩm âm nhạc;
đ) Tác phẩm sân khấu;
e) Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);
g) Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;
h) Tác phẩm nhiếp ảnh;
i) Tác phẩm kiến trúc;
k) Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học;
l) Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;
m) Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.
2. Tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ theo quy định tại khoản 1 Điều này nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh..."
Như vậy, điều kiện đối với tác pahamr phái sinh như sau:
- Tác phẩm phái sinh không được gây phương hại đến quyền tác giả của tác phẩm gốc
Vậy tác phẩm phái sinh nếu như được sáng tạo ra mà ảnh hưởng đến quyền nhân thân hay quyền tác giả của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả thì không được pháp luật bảo hộ.
Khi làm tác phẩm phái sinh phải xin phép tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả
Pháp luật sở hữu trí tuệ quy định, nếu làm tác phẩm phái sinh mà không xin phép tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả thì đây là hành vi xâm phạm quyền tác giả. Trừ trường hợp chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị theo Điểm i Khoản 1 Điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019.
Căn cứ pháp lý cho điều kiện này tại Khoản 7 Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2019:
"Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh, trừ trường hợp quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ năm 2019.”
– Tác phẩm phái sinh phải mang dấu ấn riêng của tác giả
Tác phẩm phái sinh là tác phẩm được sáng tạo dựa trên tác phẩm gốc nhưng có sự mới mẻ trong lối hành văn, cách truyền đạt… Những điều này tạo nét riêng cho tác phẩm phái sinh và thể hiện sự đặc trưng, dấu ấn của tác giả với công chúng.
5. Kể tên các tác phẩm phái sinh khác
Các tác phẩm phái sinh khác có thể kể đến bao gồm những tác phẩm sau:
- Tác phẩm dịch
Là tác phẩm phái sinh được thể hiện bởi ngôn ngữ khác biệt với ngôn ngữ mà tác phẩm gốc thể hiện, sự sáng tạo của tác phẩm phái sinh được thông qua cách sử dụng ngôn ngữ của tác giả. Tuy nhiên, bản dịch phải sát nghĩa, không diễn đạt sai ý của tác giả.
- Tác phẩm phóng tác
Là tác phẩm phỏng theo nội dung của tác phẩm gốc nhưng có sự sáng tạo rõ rệt về mặt nội dung, tư tưởng, để làm cho nó trở thành một tác phẩm hoàn toàn mới, khác biệt so với tác phẩm gốc. Chẳng hạn như viết lại thành một tác phẩm khác theo một yêu cầu nhất định.
- Tác phẩm chuyển thể
Là tác phẩm được hình thành từ tác phẩm văn học sang một loại hình khác. Ví dụ: chuyển thể từ tác phẩm văn học thành kịch bản sân khấu hoặc điện ảnh. Tác phẩm gốc có thể là tiểu thuyết, trường ca, truyện dài… hoặc cũng có thể là tác phẩm kịch (sân khấu) được chuyển thành kịch bản điện ảnh, nhạc kịch…
- Tác phẩm cải biên
Là sửa đổi hoặc biên soạn lại một phần nội dung, chuyển thể loại, thay đổi hình thức thể hiện dựa trên một phần hoặc toàn bộ Tác phẩm gốc để sáng tạo ra tác phẩm mới. Khi cải biên tác phẩm, người cải biên phải được chủ sở hữu tác phẩm gốc cho phép và phải trả thù lao cho tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm gốc.
- Tác phẩm biên soạn
Là việc tổng hợp thông tin, thu thập và chọn lọc các tài liệu tham khảo để viết lại thành một tác phẩm mới có sự trích dẫn những nguồn thông tin đã tham khảo. Ví dụ: biên soạn từ điển, giáo trình, bài giảng, sách.
- Tác phẩm tuyển chọn
Là tác phẩm tổng hợp, chọn lọc và sắp xếp những tác phẩm gốc (giữ nguyên nội dung tác phẩm gốc) theo các tiêu chí thành một tác phẩm đầy đủ hơn. Có thể là bộ sưu tập các bài thơ, truyện ngắn, bài hát,…
6. Tác giả
Theo Điều 13 Luật sở hữu trí tuệ quy định về tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả như sau:
- Tổ chức, cá nhân có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả gồm người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và chủ sở hữu quyền tác giả quy định tại các điều từ Điều 37 đến Điều 42 của Luật này.
- Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả quy định tại khoản 1 Điều này gồm tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam mà chưa được công bố ở bất kỳ nước nào hoặc được công bố đồng thời tại Việt Nam trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày tác phẩm đó được công bố lần đầu tiên ở nước khác; tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
7. Quyền tác giả
Khi sáng tạo ra một tác phẩm nào đó thì tác giả sẽ có quyền đối với tác phẩm tác đó. Quyền tác giả sẽ cho phép tác giả quyết định mọi vấn đề liên quan của các tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình tạo ra, nắm quyền sở hữu.
Tại Khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ quy định “Quyền tác giả” là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.
Tác giả có quyền đối với tác phẩm kể từ khi tác phẩm đuợc sáng tạo, được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định không phân biệt hình thức, chất lượng, nội dung, ngôn ngữ, phương tiện, đã đăng ký hay chưa đăng ký, đã công bố hay chưa công bố.
Tác phẩm là công sức sáng tạo của tác giả, là khả năng sáng tạo và vận dụng các kiến thức xã hội khác nhau của mỗi người. Khi sử dụng tác phẩm mà chưa được sự đồng ý, cho phép của tác giả thì người sử dụng tác phẩm trong trường hợp này được coi là vi phạm quyền tác giả theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Cá nhân, tổ chức có vi phạm về quyền tác giả sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp có thiệt hại xảy ra và các quy định khác của pháp luật.
Ngoài ra, Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam cũng quy định về trường hợp các đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả như:
– Các chương trình thời sự chỉ mang tính chất đưa tin thuần túy đến công chúng;
– Các văn bản quy phạm pháp luật; văn bản hành chính; văn bản khác thuộc lĩnh vực tư pháp; bản dịch chính thức của văn bản đó.
Trân trọng!