Bị đơn bỏ trốn không đến hòa giải lần nào, bên thứ 3 bảo đảm có đến hòa giải, nhưng đến ngày 14/12/2016 bên bảo đảm là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan mới nộp đơn yêu cầu độc lập. Xin luật sư cho tôi hỏi như vậy có đúng không. Vì tôi thấy BLTTDS 2005 và 2015 quy định khác nhau về thời hạn nộp đơn yêu cầu độc lập cụ thể tại khoản 2 điều 201 BLTTDS 2015 có hiệu lực pháp luật từ ngày 1/7/2016 thì người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan chỉ được nộp đơn yêu cầu độc lập trước thời điểm mở hòa giải, cung cấp chứng cứ. Còn BLTTDS 2005 thì được quyền? Cảm ơn luật sư!
Luật sư tư vấn:
Điều 1 Nghị quyết 103/2015/QH13 quy định về việc thi hành Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định:
"Kể từ ngày Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 có hiệu lực thi hành (ngày 01 tháng 7 năm 2016):
1. Đối với những vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động đã được Tòa án thụ lý trước ngày 01 tháng 7 năm 2016, nhưng kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2016 mới giải quyết theo thủ tục sơ thẩm thì áp dụng các quy định của Bộ luật này để giải quyết;
2. Đối với những vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động đã được Tòa án giải quyết theo thủ tục sơ thẩm trước ngày 01 tháng 7 năm 2016, nhưng kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2016 mới giải quyết theo thủ tục phúc thẩm thì áp dụng các quy định của Bộ luật này để giải quyết;
3. Đối với những bản án, quyết định dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động đã có hiệu lực pháp luật mà bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm trước ngày 01 tháng 7 năm 2016 nhưng kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2016 mới giải quyết theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm thì áp dụng các quy định của Bộ luật này để giải quyết;
4. Đối với những bản án, quyết định dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động đã có hiệu lực pháp luật trước ngày 01 tháng 7 năm 2016 mà kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2016 người có thẩm quyền kháng nghị mới kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm, thì căn cứ để thực hiện việc kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm và việc giải quyết theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm được thực hiện theo quy định của Bộ luật này;
5. Đối với những vụ việc hôn nhân và gia đình đã được Tòa án thụ lý giải quyết trước ngày 01 tháng 7 năm 2016 thì Tòa án đã thụ lý tiếp tục giải quyết theo thủ tục chung mà không chuyển cho Tòa gia đình và người chưa thành niên giải quyết;
6. Khi giải quyết vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, Tòa án tiếp tục áp dụng quy định của các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về án phí, lệ phí Tòa án, chi phí tố tụng khác cho đến khi có quy định mới của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Đối với vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động được giải quyết theo thủ tục rút gọn thì áp dụng mức án phí thấp hơn so với mức án phí áp dụng đối với vụ án giải quyết theo thủ tục thông thường."
Trường hợp của bạn, ngày 16/8/2016 bạn nộp đơn khởi kiện và tòa thụ lý ngày 8/8/2016 và Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2016 nên các thủ tục tố tụng sẽ áp dụng theo quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.
Khoản 3 Điều 200 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định: "Bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải."
Tuy nhiên, theo bạn cung cấp thông tin, ngày 7/11/2016 tòa mời hòa giải và nộp chứng cứ công khai..., bị đơn bỏ trốn không đến hòa giải lần nào, bên thứ 3 bảo đảm có đến hòa giải, nhưng đến ngày 14/12/2016 bên bảo đảm là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan mới nộp đơn yêu cầu độc lập. Như vậy, việc họ nộp đơn yêu cầu độc lập là trái với quy định của pháp luật.
Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến qua tổng đài gọi số: 1900.6162 để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.