Mục lục bài viết
Trả lời:
Trước tiên, xin cảm ơn Quý khách hàng đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến bộ phận Luật sư tư vấn của Công ty Luật Minh Khuê. Dựa trên những thông tin mà bạn đã cung cấp, Luật Minh KHuê đã nghiên cứu và trả lời nội dung câu hỏi của bạn như sau:
1. Trường hợp nguyên đơn trong vụ án dân sự chết thì giải quyết như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 68 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 định nghĩa đương sự trong vụ án dân sự có thể là các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia vụ án dân sự với tư cách: nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Theo đó nguyên đơn trong vụ án dân sự được xác định là người khởi kiện, người được các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác được quy định trong Bộ luật tố tụng dân sự để khởi kiện yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự khi họ có căn cứ cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của họ đã bị xâm hại.
Trong một vụ án dân sự tư cách đương sự được xác định tại thời điểm Tòa án có thẩm quyền thụ lý vụ án. Theo thông tin mà bạn đã cung cấp cho Luật Minh Khuê thì bà A là người khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế của chồng mình (nguyên đơn trong vụ án dân sự), vụ án đã được Tòa án thụ lý, tuy nhiên trong quá trình giải quyết thì bà A mất do đó căn cứ theo quy định tại Điều 74 Bộ luật tố tụng dân sự về việc kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng cụ thể như sau:
Do đó trường hợp của bạn khi bà A là nguyên đơn trong vụ án dân sự khởi kiện để yêu cầu phân chia di sản thừa kết mất thì những người thừa kế của bà A (có thể là người thừa kế theo pháp luật hoặc người thừa kế theo di chúc) sẽ là người kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của bà A để tham gia tố tụng giải quyết quyền và lợi ích hợp pháp của bà A. Tuy nhiên thông thường theo thực tiễn xét xử các vụ án dân sự thì trong các vụ án Tòa án sẽ không đưa bị đơn và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quan điểm đứng về phía bị đơn kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụ của nguyên đơn bởi vì những người này khi tham gia vào vụ án có quyền và nghĩa vụ đối lập với quyền và nghĩa vụ của nguyên đơn. Như vậy những người con của bà A được xác định là người thừa kế theo pháp luật của bà A (trong trường hợp bà A mất không để lại di chúc và bố mẹ đẻ của bà A đã mất trước thời điểm bà A mất) sẽ là người kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của bà A trong vụ án khởi kiện yêu cầu phân chia di sản thừa kế mà Tòa án đang thụ lý giải quyết.
2. Trường hợp không xác định được người thừa kế của đương sự đang tham gia vụ án dân sự
Như đã nêu ở mục trên khi một người đang tham gia tố tụng với tư cách là một đương sự trong vụ án dân sự chết thì những quyền và nghĩa vụ liên quan đến tài sản của người này được thừa kế theo quy định của Bộ luật dân sự thì những người thừa kế của người đã chết sẽ là người kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của người đã mất. Mà người thừa kế theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 bao gồm:
- Người thừa kế theo pháp luật - được xác định trong trường hợp người mất không để lại di chúc hoặc có để lại di chúc nhưng di chúc này không hợp pháp, không được pháp luật công nhận;
- Người thừa kế theo di chúc - là những người có tên trong di chúc của người đã mất và di chúc này được pháp luật công nhận là hợp pháp.
Tuy nhiên trong quá trình giải quyết sẽ có những trường hợp do một số nguyên do mà không xác định được người thừa kế của người đã chết thì căn cứ theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 214 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 có quy định: Trường hợp đương sự đang tham gia vụ án dân sự là cá nhân đã chết, các cơ quan, tổ chức đã hợp nhất, sáp nhập, chia tách, giải thể mà hcuwa có cơ quan, tổ chức, cá nhân kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó theo quy định tại Điều 74 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì Tòa án sẽ ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự. Việc tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự sẽ dẫn đến hậu quả như sau:
- Tòa án đang thụ lý vụ án sẽ không có quyền xóa tên vụ án dân sự bị tạm đình chỉ giải quyết trong sổ thụ lý vụ án mà chỉ được quyền ghi chú vào sổ thụ lý thông tin số và ngày, tháng, năm của quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự đó;
- Trong thời giam tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự thì Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án vẫn phải có trách nhiệm về việc giải quyết vụ án. Sai khi vụ án đã có quyết định tạm đình chỉ giải quyết thì Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án vẫn phải có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm khắc phục trong thời gian ngắn nhất những lý do dẫn đến vụ án bị tạm đình chỉ để có thể kịp thời đưa vụ án đang bị tạm đình chỉ giải quyết.
Khi Tòa án ra quyết định tạm đình chỉ vụ án dân sự thì các đương sự tham gia vụ án có quyền kháng cáo, kháng nghị vụ án theo thủ tục phúc thẩm.
Tham khảo thêm:
- Yêu cầu phản tố trong vụ án yêu cầu chia di sản thừa kế quy định như thế nào?
- Quyền yêu cầu độc lập của những người có quyền và nghĩa vụ liên quan
Trên đây là nội dung Luật Minh Khuê đã nghiên cứu và trở lời dựa trên những thông tin mà Quý khách hàng đã cung cấp. Trường hợp Quý khách hàng còn bất cứ vướng mắc gì về nội dung đã được nêu ở trên Quý khách hàng vui lòng liên hệ với bộ phận Dịch vụ luật sư tư vấn pháp luật thừa kế trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi ngay: 19006162 để được hỗ trợ trực tiếp. Rất mong nhận được sự hợp tác từ Quý khách hàng. Trân trọng!