Mục lục bài viết
1. Vụ án dân sự là gì?
Vụ án dân sự là các tranh chấp xảy ra giữa các đương sự mà theo quy định thì cá nhân, cơ quan, tổ chức tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án tại tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
- Trường hợp là vụ án dân sự khi:
- Có tranh chấp giữa các bên;
- Có hành vi khởi kiện ra Tòa án;
- Tòa án phải thụ lý tranh chấp đó.
- Các bên không có tranh chấp với nhau;
- Có đơn yêu cầu;
- Tòa án phải thụ lý đơn yêu cầu đó.
2. Khái niệm khởi kiện vụ án dân sự
Khởi kiện vụ án dân sự là hành vi tố tụng đầu tiên, là điểm khởi đầu của cá nhân, tổ chức tham gia vào quá trình tố tụng và là cơ sở pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật tố tụng. Vì thế, việc khởi kiện được coi là một quyền tố tụng rất quan trọng của các chủ thể yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, lợi ích của Nhà nưôc, lợi ích công cộng hoặc của người khác.
Theo quy định tại Điều 186 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành thì các chủ thể có quyền khởi kiện có thể là cá nhân, cơ quan, tổ chức. Tuy nhiên, không phải bất kỳ cá nhân, cơ quan, tổ chức nào gửi đơn đến Tòa án để khởi kiện vụ án dân sự là Tòa án phải chấp nhận. Quyền khởi kiện mối chỉ là một quyền năng về tố tụng mà pháp luật dành cho mỗi chủ thể. Để quyền năng này trồ thành hiện thực thì các chủ thể phải thỏa mãn các điều kiện nhất định thì mói có thể trực tiếp thực hiện quyền này. Chính vì vậy, không phải cứ có đơn khởi kiện là đã phát sinh vụ án dân sự. Điều 186 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành cùng các điều 187, 189 khoản 3 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành còn quy định các yếu tố cần phải tuân thủ khi khồi kiện. Chỉ khi nào các chủ thể tuân thủ đúng, đủ các yêu cầu đó thì đơn khởi kiện mối có giá trị về mặt pháp lý.
3. Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong Vụ việc dân sự là ngưòi tuy không khỏi kiện, không phải là người yêu cầu, không bị kiện, nhưng khi giải quyết vụ việc dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ dân sự nên họ có thể tự mình để nghị hoặc đương sự khấc để nghị đưa họ vào tham gia tố tụng: hoặc do Toà án chủ động đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan có hai dạng:
Người có quyền lợi, nghĩa vụ .liên quan có yêu cầu đệc lập, họ tham gia tố tụng độc lập với nguyên đơn, bị đơn, người yêu cầu; yêu cầu của họ có thể buộc nguyên đơn, bị đơn, người yêu cầu phải thực hiện nghĩa vụ đối vối họ. Thông thường, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tô tụng độc lập có đủ điều kiện pháp lý khỏi kiện vụ án dân sự nhưng do vụ việc dân sự đã xuất hiện giữa nguyên đơn, bị đơn, người yêu cầu mà quyền lợi của họ. gắn với nguyên đơn, bị đơn hoặc với cả hai. Vì vậy, họ phải tham gia tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình nếu không việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ sau đó có thể sẽ gặp khó khăn hơn.
- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, tham gia tố tụng không độc lập là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan mà quyền hoặc nghĩa vụ của họ gắn với nguyên đơn, bị đơn hoặc lợi ích của họ gắn với yêu cầu của người yêu cầu trong việc dân sự, nên việc tham gia tố tụng của họ ít nhiều bị phụ thuộc vào hành vi tố tụng của các đương sự nói trên. Tuy nhiên, trong quá trình tố tụng, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vẫn có quyền định đoạt các vấn đề thuộc lợi ích của mình.
Theo quy định tại phần thứ năm Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành thì chỉ có người yêu cầu và “người có liên quan” trong việc dân sự. Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành cũng không đề cập khái niệm về người yêu cầu. Tuy nhiên, có thể hiểu khái niệm về người yêu cầu như sau:
- Người yêu cầu trong việc dân sự là người tham gia tố tụng đưa ra các yêu cầu về giải quyết việc dân sự. Việc tham gia tố tụng của người yêu cầu trong việc dân sự cũng chủ động như nguyên đơn trong vụ án dân sự. Tuy nhiên, yêu cầu của họ chỉ giới hạn trong phạm vi yêu cầu Toà án công nhận hay không công nhận một sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt các quyền, nghĩa vụ của mình hoặc của cá nhân, cơ quan, tổ chức khác; yêu cầu Toà án công nhậh cho mình quyền về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động.
4. Tư cách tham gia hoạt động tố tụng của những người có quyền và nghĩa vụ liên quan
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án là người mà khi Tòa án giải quyết các yêu cầu của nguyên đơn hoặc bị đơn sẽ liên quan đến quyền lợi hoặc liên quan đến trách nhiệm, nghĩa vụ của họ, nếu không đưa họ vào tham gia tố tụng trong cùng vụ án thì sẽ gặp nhiều khó khăn, làm cho việc giải quyết vụ án bị kéo dài, thậm chí trong một số trường hợp không thể giải quyết đúng đắn vụ án.
Qua thực tiễn xét xử cho thấy, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án chỉ có thể thuộc một trong các trường hợp sau:
- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng đứng về phía nguyên đơn.
- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng đứng vể phía bị đơn.
Đối với người có quyển lợi, nghĩa vụ liên quan thuộc hai trường hợp trên, họ không đưa ra các yêu cầu độc lập, mà yêu cầu của họ phụ thuộc theo yêu cầu của nguyên đơn hoặc của bị đơn. Trong quá trình tố tụng họ thường đứng về phía nguyên đơn hoặc phía bị đơn để chứng minh, để tranh luận, bảo vệ các vấn đề mà nguyên đơn hoặc bị đơn đưa ra. Quyền và nghĩa vụ của họ gắn chặt vối nguyên đơn hoặc bị đơn.
Việc họ tham gia tố tụng trong vụ án có thể xuất phát từ:
- Để nghị của nguyên đơn và bị đơn hoặc chỉ do đề nghị của nguyên đơn hay bị đơn.
- Để nghị của chính người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập.
- Không có ai đề nghị, nhưng qua các chứng cứ trong vụ án Tòa án phát hiện ra thì Tòa án phải làm rõ, nếu đúng họ là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đứng về phía nguyên đơn hoặc bị đơn thì triệu tập họ tham gia tố tụng.
- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập: Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập là người mà lợi ích của họ có liên quan đến nguyên đơn, bị đơn nhưng yêu cầu đó độc lập tương đối với yêu cầu của nguyên đơn, bị đơn. Yêu cầu độc lập của họ phụ thuộc vào yêu cầu của nguyên đơn hay phản tố của bị đơn. Nói một cách khác, từ yêu cầu của nguyên đơn hay phản tố của bị đơn mà người có quyển lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập thấy cần thiết phải tham gia vào vụ kiện, đưa ra yêu cầu của mình, và nội dung mà người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan yêu cầu là một loại quan hệ pháp luật trong vụ án, nên yêu cầu độc lập của họ có đủ điều kiện để khởi kiện một vụ án độc lập. Nhưng vì nếu giải quyết riêng thì quyển lợi của họ không được bảo đảm kịp thòi, nên họ phải yêu cầu giải quyết cùng trong một vụ án. Ví dụ: có một người cho vợ chồng A và B vay tiền. Khi vợ chồng có đơn xin ly hôn, nếu họ chỉ yêu cầu Tòa án giải quyết quan hệ tình cảm và con cái, chưa yêu cầu Tòa án giải quyết vể quan hệ tài sản thì người có quyển lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập (người cho A và B vay tiền) không tham gia vụ kiện, nếu họ có yêu cầu tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì Tòa án cũng không chấp nhận. Nhưng khi vợ chồng xin ly hôn và yêu cầu giải quyết quan hệ tài sản chung của vợ chồng thì người đã cho vợ chồng (đang có đơn xin ly hôn) vay tiền, hoặc trong khốỉ tài sản mà vợ chồng xin chia có phần công sức đóng góp của bố mẹ chồng, bố mẹ vợ, thì những người này xin tham gia tố tụng với tư cách người có quyển lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập, họ đưa ra yêu cầu buộc đôi vợ chồng xin ly hôn phải trả nợ cho họ; phải thanh toán phần giá trị công sức của bố mẹ chồng hay bô' mẹ vợ đã đóng góp trong khối tài sản mà vợ chồng đang xin chia khi ly hôn.
Tóm lại, để được tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập khi có đủ ba điều kiện sau:
- Một là, việc giải quyết vụ án có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ;
- Hai là, yêu cầu độc lập của họ là quan hệ pháp luật có liên quan đến vụ án đang giải quyết;
- Ba là, yêu cầu độc lập của họ được giải quyết trong cùng một vụ án làm cho việc giải quyết vụ án được chính xác và nhanh hơn.
Khi thỏa mãn ba điều kiện này thì Tòa án mối có thể chấp nhận cho họ tham gia tố tụng trong vụ án.
5. Quyền yêu cầu độc lập của những người có quyền và nghĩa vụ liên quan
Do yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là một loại quan hệ pháp luật cho nên để yêu cầu của họ được xem xẻt, được tham gia tố tụng trong vụ án thì theo quy định tại Điều 202 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập phải làm các thủ tục như thủ tục của nguyên đơn khi khởi kiện, các thủ tục đó là: phải làm đơn trình bày rõ yêu cầu độc lập của mình là gì, và xuất trình các chứng cứ cơ bản kèm theo đơn yêu cầu, phải nộp tiền tạm ứng án phí, V.V.. Khi đã thực hiện đúng các yêu cầu đó thì Tòa án mối cho phép người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng.
Trường hợp người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được Tòa án giải thích rõ, nhưng vẫn không nộp tiền tạm ứng án phí trong trường hợp phải nộp tạm ứng án phí thì Tòa án trả lại đơn yêu cầu, không giải quyết yêu cầu của họ. Tuy nhiên, trong thực tế có một số Thẩm phán do không nắm vững quy định của pháp luật nên dù đương sự không làm đơn hoặc có làm đơn nhưng không nộp tiền tạm ứng án phí, mà vẫn giải quyết yêu cầu của ngườỉ có quyển lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập là không đúng.
Về thời điểm đưa ra yêu cầu: theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 201 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành thì người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có quyền đưa ra yêu cầu từ khi nguyên đơn khởi kiện cho đến trước khi Tòa án ra quyết định đưa vụ án rá xét xử sơ thẩm. Như vậy, từ thời điểm Tòa án có quyết định đưa vụ án ra xét xử, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập mối xuất hiện và đưa ra yêu cầu thì Tòa án không chấp nhận, không cho họ tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập.
Điều 203 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành quy định thủ tục phản tố hoặc yêu cầu độc lập được thực hiện theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự về thủ tục khởi kiện của nguyên đơn. Do đó, như trên đã phân tích bị đơn đưa ra yêu cầu phản tố, đương sự có yêu cầu độc lập phải làm đơn thể hiện rõ yêu cầu của mình, xuất trình chứng cứ cơ bản nhằm chứng minh yêu cầu của mình là thực tế, có thực, không phải bịa đặt để kéo dài vụ kiện, phải nộp tiền tạm ứng án phí... Khi họ đã thực hiện đúng các yêu cầu thì Tòa án phải thông báo cho các đương sự khác biết về yêu cầu của người phản tố, hoặc yêu cầu độc lập, kèm theo các chứng cứ mà họ đã xuất trình để các đương sự khác nếu không chấp nhận yêu cầu phản tố của bị đơn, của đương sự có yêu cầu độc lập thì chuẩn bị tài liệu, chứng cứ phản bác, tranh luận trước Tòa. Tất cả các hành vi tố tụng mà các bên đương sự, cũng như Tòa án phải thực hiện đều đòi hỏi một khoảng thời gian nhất định. Do đó, theo tác giả để không vi phạm thời hạn xét xử và bảo đảm quyền của đương sự thì cần phải thụ lý lại vụ án ở thời điểm Tòa án chấp nhận việc xem xét đơn phản tố hoặc đơn của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập. Vấn đề này cần phải có văn bản hưống dẫn để thực hiện được thống nhất.
Tham khảo thêm nội dung khác liên quan: