Điều này cũng có nghĩa là hoạt động khai thác, sử dụng nguồn gen, công nghệ biến đổi gen cũng không ngừng gia tăng. Tuy nhiên, từ khía cạnh môi trường thì việc sử dụng, khai thác và biến đổi nguồn gen cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với môi trường và cuộc sống của con người.

1. Các nguy cơ phát sinh trong hoạt động lưu giữ và biến đổi gen

Cụ thể là:

- Hoạt động khai thác quá mức nguồn tài nguyên sinh vật tự nhiên có thể sẽ làm cho nhiều loài động vật, thực vật rừng cũng như thuỷ sản bị tuyệt chủng hoặc đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Các loài động vật, thực vật bị suy giảm về số lượng hoặc bị tuyệt chủng sẽ làm cho nguồn gen bị suy giảm theo. Hiện nay, 300 loài động vật và 350 loài thực vật được ghi trong Sách đỏ Việt Nam và coi là có nguy cơ tuyệt chủng.

- Việc thay thế các giống cây trồng, vật nuôi ttuyền thống bằng các loại giống cây trồng mới có năng xuất cao hơn cũng làm cho nguồn gen bị mai một dần theo thời gian.

- Việc các loài lạ có nguy cơ xâm nhập vào môi trường và từ đó tiêu diệt dần các loài bản địa là một trong những nguy cơ đối với đa dạng sinh học và cân bằng sinh thái. Sự xâm nhập các loài lạ có nguy cơ không chỉ gây tổn thất về giá trị đa dạng sinh học (mất các loài, các nguồn gen và hệ sinh thái bản địa), mà còn gây tổn thất không nhỏ về kinh té, nhiều khi rất tốn kém và mất rất nhiều thời gian. Nhiều quốc gia trên thế giới đã phải chi nhiều triệu USD cho việc ngăn chặn và tiêu diệt những loài lạ xâm nhập vào lãnh thổ của họ gây nguy cơ dịch bệnh, phá hoại nền sản xuất nông nghiệp, phá vỡ cơ cấu sử dụng đất canh tác. Các loài lạ xâm nhập vào Việt Nam trong thời gian qua đã và đang tiềm ẩn những nguy cơ gây ảnh hưởng tiêu cực tới sản xuất và môi trường. Ví dụ như loài ốc bươu vàng được nhập vào nước ta, với khả năng sinh sản rất nhanh và thức ăn chủ yếu là lá lúa, đã gây nên đại dịch phá hoại lúa ở nhiều tỉnh trong cả nước hay sự xuất hiện của loài cá hổ pữana, hay còn gọi là cá kim cương, cá răng (đây là cá có nguồn gốc từ lưu vực sông Amazôn, thuộc loại ăn thịt, hung dữ) tại thị trường cá cảnh nước ta trong những năm 1996 - 1998. Nếu loài cá này lọt ra ngoài môi trường tự nhiên, chúng sẽ tiêu diệt hết các loài động vật thuỷ sinh. Khi đó khó lường hết những thiệt hại về kinh tế thuỷ sản đồng thời cũng gây nguy hiểm cho con người.

- Thành công của công nghệ gen tạo ra nhiều cơ hội phát triển kinh tế-xã hội song cũng làm nảy sinh những vấn đề phức tạp về chính trị, kinh tế, xã hội và môi trường. Với sự phát triển về khoa học và công nghệ trong lĩnh vực nguồn gen, việc thực hiện những hoạt động biến đổi gen sẽ dễ dàng hơn và đây là nguy cơ cho cuộc sống của con người, cho môi trường nếu quốc gia, tổ chức hoặc cá nhân tiếp cận được với công nghệ gen có ý định sử dụng công nghệ này vào mục đích chổng lại loài người, an ninh quốc gia và môi trường.

- Khả năng biến đổi sinh vật, kể cả vi sinh vật, có thể tạo ra vũ khí sinh học. Từ đây có thể xảy ra cuộc chạy đua giữa các quốc gia về phát triển vũ khí sinh học và các biện pháp chống vũ khí sinh học.

- Do những lí do kĩ thuật, phần lớn các sinh vật chuyển gen đều có mang theo các gen kháng thuốc kháng sinh như tettacylin, ampicilỉn, steptomicin. Các sinh vật này khi đem sản xuất đại trà thì ADN của chúng được nhân lên, trong đó có cả gen kháng kháng sinh. Các gen này có thế khuy ếch tán vào môi trường, rồi sau đó có thể chui vào các vi khuẩn gây bệnh. Nếu các vi khuẩn này xâm nhập và gây bệnh cho người hoặc gia súc thì rất khó chữa chạy bởi các vi khuẩn này đã có khả năng kháng thuốc.

- Một nguy cơ tiêm ẩn nữa là cơ chế "kết thúc nảy mầm" mà nhiều hãng sản suất hạt giống chuyển gen hiện đang sử dụng để bảo vệ bản quyền. Đặc tính này thể hiện ở chỗ hạt giống của họ chỉ sử dụng được một thế hệ. Các hạt thu được từ thể hệ đó sẽ mất khả năng nảy mầm. Đặc tính này do một ADN đặc hiệu gây ra. Như vậy, khi giống mang đặc tính trên được trồng ở diện tích rộng thì phấn hoa của chúng mang đoạn ADN nói trên có thể lây sang các cây trồng khác và các cây này có thể bị lây lan đặc tính nói ưên và không nảy mầm được nữa.

- Hoạt động biến đổi và tác động vào mã gen có thể tạo ra gen hoặc nhóm gen ngoài ý muốn của con người. Đây có thể là nguyên nhân sản sinh ra những giống, loài mới hoặc giống, loài có những đậc tính không mong muốn. Sẽ là hiểm hoạ cho môi trường và đời sống con người khi các giống, loài này thoát vào môi trường, phát tán và di truyền những gen nguy hại cho các giống loài khác và cho thế hệ kế tiếp.

2. Vai trò của hoạt động lưu giữ tính đa dạng di truyền và bảo đảm an toàn nguồn gen

Hoạt động lưu giữ tính đa dạng di truyền của sinh vật và phòng, tránh những tác hại của hoạt động biến đổi hoặc tác động vào mã gen có vai ttò quan trọng đối với phát triển bền vững. Hoạt động lưu giữ tính đa dạng di truyền một cách có ý thức của con người sẽ phát huy tối đa những lợi ích và ngăn ngừa những tác động tiêu cực đem lại cho môi trường và con người. Hoạt động lưu giữ tính đa dạng di truyền được thực hiện bằng các hình thức sau:

- Kiểm soát sự xâm nhập các loài lạ. Hoạt động kiểm soát loài lạ nhằm mục đích bảo đảm tính đa dạng nguồn gen trong các hệ sinh thái bản địa. Kiểm soát loài lạ chủ yếu tập trung vào hoạt động kiểm soát sự du nhập loài lạ do con người thực hiện vì những mục đích khác nhau. Kiểm soát các loài lạ có hiệu quả sẽ tránh được sự suy thoái đa dạng sinh học.

- Lưu giữ nguồn gen. Hình thức lưu giữ nguồn gen được thực hiện bằng những hình thức khác nhau như thành lập các khu bảo tồn, thành lập các ngân hàng gen, tổ chức ữồng ưọt, nuôi dưỡng với mục đích lưu giữ nguồn gen quý... Những hình thức lưu giữ này nhằm bảo vệ nguồn gen trước những nguy cơ biết mất những nguồn gen do hoạt động kinh tế của con người.

- Kiểm soát hoạt động biến đổi gen. Sự phong phú, đa dạng về nguồn gen không chỉ phản ánh qua sự đa dạng dạng sinh học của tự nhiên mà còn được bổ xung bởi công nghệ sinh học, sử dụng các biện pháp làm biến đổi gen hoặc tác động vào mã gen. Trong thời gian gần đây, nhờ tiến bộ của khoa học công nghệ sinh học trên thê giới, con người đã tạo ra nhiều giống cây trồng, vật nuôi mới có nhũng khả năng ưu việt hơn so vói các giống loài từ tự nhiên. Công nghệ sinh học có thể tác động vào mã gen động vật, thực vật để tạo ra những tính chất mong muốn như tạo ra mùi vị thơm ngon, thịt nhiều nạc, tăng chất dinh dưỡng và sức đề kháng... hoặc tạo ra nguồn giống biến đổi gen có phẩm chất tốt, để lâu không bị thối rữa, chịu thuốc diệt cỏ, sống được trong các môi trường khắc nghiệt... Các thành công trong lĩnh vực công nghệ sinh học đã đóng góp một phần không nhỏ cho sự tăng trưởng kinh tế, bào đảm sức khoẻ cộng đồng và bảo đảm an ninh của Việt Nam và thế giới (Xem: Điều 3 Luật đa dạng sinh học năm 2008).

Tuy nhiên, thành công của công nghệ gen tiềm ẩn những nguy cơ cho con người và môi trường. Các nguy cơ này có nảy sinh, phát triển và tác động tiêu cực tới con người và môi trường hay không phụ thuộc rất lớn vào các biện pháp kiểm soát, phòng ngừa. Đê bảo đảm ngăn chặn những nguy cơ cho con người và môi trường, các hoạt động kiểm soát, phòng ngừa cần được áp dụng trong tất cả các quá trình từ hoạt động nghiên cứu, thực hiện thử nghiệm, sản xuất, đưa vào sử dụng hay đưa vào môi trường các sinh vật được nhân bản vô tính hoặc các sinh vật đã bị biến đổi gen.

Luật minh Khuê (sưu tầm & biên tập)