1. Ý thức là gì?

Ý thức theo tâm lý học được định nghĩa là hình thứuc phản ánh tâm lý cao nhất chỉ có ở con người. Ý nghĩa được hiểu theo định nghĩa của triết học Mác - Lênin là một phạm trù song song với phạm trù vật chất. Ý thức chính là trạng thái có ý thức về một cái gì đó - đó là khả năng trực tiếp và nhận thứuc, cảm nhận hoặc nahanj thứuc được các vấn đề. Hay cũng có định nghĩa ý thức là sự phản ánh năng động, sáng tạo thế giới khách quan vào đầu óc con người, là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Đây là toàn bộ sản phẩm những hoạt động tinh thần của con người bao gồm cả những tri thức, kinh nghiệm, những trạng thái, cảm xúc, ước muốn, hi vọng và cả ý chí niềm tin,.. của con người trong cuộc sống. Ý thức chính là sản phẩm của quá trình phát triển của tự nhiên và lịch sử - xã hội, là kết quả của quá trình phản ánh thế giới khách quan vào trong đầu óc con người. Ý thức được xác định là khái niệm tướng đối. Nó tập trung vào một trạng thái bên trong như cảm giác nội tại, hoặc vào các sự kiện bên ngoài bằng cách nhận thức cảm tính tương tự như cảm nhận thứ gì đó. 

Theo phân tâm học thì tâm của con người được chia thành hai là ý thức và vô thức. Duy thức học thì phân làm tám và ý thứuc là một trong tám phần đó. Như vậy, ý thức là một hiện tượng xã hội có kết cấu phức tạp bao gồm tự ý thức, tri , tình cảm, ý chí trong đó tri thức là quan trọng nhất là phương thức tồn tại ý thức.

Cũng giống như vật chất có nhiều quan niệm về ý thưucs theo các trường phái khác nhau. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định rằng ý thứuc là đặc tính, là snar phẩm của vật chất là sự phản ánh khách quan và bộ óc cpn người thông qua lao động và ngôn ngữ. Ý thức là hiện tượng tâm lý xã hội có kết cấu phức tạp gồm  ý thức tri thưucs, tình cảm, ý chí trong đó tri thức là quan trọng nhất là phương thức tồn tại của ý thứuc vì sự hình thành và phát triển của ý thức có liên quan mật thiết với quá trình con người, nhận thức và cái biên giới tự nhiên. Tri thức càng được tích lũy thì con người càng đi sâu vào bản chất của sự vật và cải tạo sự vật có hiệu quả hơn. Tự ý thức là yếu tố quan trọng mà chủ nghĩa duy vật cho là  một thực thể độc lập có sẵn trong cá nhân biểu hiện xu hướng về bản thân mình, tự khẳng định cái tôi riêng biệt tách rời xã hội. Trái với chủ nghĩa duy vật biện chứng thì tự ý thức là ý thức hướng về nhận thức bản thân mình thông qua quan hệ với thế giới bên ngoài. Khi phản ánh thế giới khách quan con người tự phân biệt mình đối lập mình với thế giới đó là sự nhận thứuc mình như một thực thể vận động có cảm giác, tư duy có các hành vi đạo đức, vị trí xã hội. 

>> Xem chi tiết tại: Ý thức là gì? Nguồn gốc, bản chất và vai trò của ý thức?

 

2. Bản chất của ý thức

Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng bản chất, ý thưucs là sự phản ánh khách quan vào bộ óc con người một cách năng động, sáng tạo.

- Ý thức là hình ảnh chủ thể của thế giới khách quan: thể hiện rằng nội dung của ý thức do thế giới khách quan quy định. Ý thứuc chính là hình ảnh của quan của thế giới khách quan vì nó nằm trong bộ não con người. Ý thức là cái phản ánh thế giới khách quan nhưng nó thuộc phạm vi chủ quan, là thực tại chủ quan. Ý thức không có tính vật chất, nó chỉ là hình ảnh tinh thần gắn liên với hoạt động khái quát hóa, trừu tượng hóa có lựa chọn và ý thức là sự phản ánh bộ não con người.  

- Ý thức là sự phản ánh sáng tạo thế giới: ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ óc con người, là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Tuy nhiên, không phải cứ thế giới khách quan tác động vào bộ óc con người là tự nhiên trở thành ý thức. Ngược lại ý thức chính là sự phản ánh năng động, sáng tạo về thế giới do nhu cầu của việc con người cải biến giới tự nhiên quyết định và được thực hiện thông qua hợp đồng lao động. 

Phản ánh và sáng tạo liên quan chặt chẽ với nhau không có phản ánh thì không có sáng tạo vì phản ánh là điểm xuất phát, là cơ sở của sáng tạo. Đó chính là mối quan hệ biện chứng giưuax thu nhận xử lý thông tin, là sự thống nhất mặt khách quan chủ quan của ý thức. Ý thức chỉ được nảy sinh trong lao động hoạt động cải tạo thế giới của con người. Hoạt động đó không thể là hoạt động xã hội. Ý thức là thứuc của con người về xã hội và hoàn cảnh và những gì đang diễn ra ở thế giới khách quan về mối liên hệ giữa người với người trong quan hệ xã hội. Do đó, ý thức xã hội hình thành và bị chi phối bởi tồn tại xã hội và các quy  luật của tồn tại xã hội. Ý thức của mỗi người là ý thứuc xã hội; bản tính xã hội của ý thức cũng thống nhất với bản tính phản ánh trong sáng tạo, Sự thống nhất đó thể hiện ở tính năng động, chủ quan của ý thức ở quan hệ giữa nhân tố vật chất và nhân tố ý thức trong hoạt động cải tạo thế giới quan của con người.

>> Tham khảo: Ví dụ mối quan hệ giữa vật chất và ý thức (Liên hệ bản thân)

 

3. Nguồn gốc của ý thức

Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng thì ý thức được xác định là có nguồn gốc từ tự nhiên và ý thức còn có nguồn gốc từ xã hội và được thể hiện với nội dung cụ thể:

Thứ nhất là nguồn gốc tự nhiên: 

Nguồn gốc tự nhiên của ý thức được tạo bởi các yếu tố tự nhiên từ ý thức chính là bộ óc và sự hoạt động cùng các mối quan hệ thế giới khách quan và con người được nhận định là các yếu tố tự nhiên là sự bắt nguồn và cũng là nguồn gốc tự nhiên của ý thức. Sự hình thành ý thức từ con người đối với thế giới khách quan là do có sự tác động của thế giới khách quan tới bộ óc của con người tạo ra khả năng về sự hình thành. Hoạt động của bộ óc con người sẽ dần dần giúp cho con người hình thành các mối quan hệ giữa con người thế giới khác quan; từ đó chính những sự vật, sự việc xuất phát từ thực tiến sẽ tạo ra cho con người những sự sáng tạo, năng động. Não bộ chính là bộ phận điều chỉnh hành vi của con người và ý thứuc chính là một thuộc tính có tổ chức cao của bộ não là chức nnawg, kết quả sau quá trình liên kết và hoạt động của bộ não để tạo ra kết quả cuối cùng là hành vi của con người. Một bộ não hoàn thiện chính là phát triển đầy đủ sẽ tác động đến ý thức của con người cũng sẽ trở nên phong phú và sâu sắc hơn.

Những mối quan hệ xoay quanh giữa con người với nhau trong thế giới khách quan cũng sẽ tạo nên và tác động sâu sắc đến suy nghĩ của con người. Trong mối quan hệ này thì thế giới khách quan sẽ thông qua hoạt động của các giác quan đã tác động đến bộ óc của con người, hình thành nên quá trình phản ánh. Phản ánh là sự tái tạo về đặc điểm dạng vật chất này bởi dạng vất chất khác khi tác động qua lại lẫn nhau giữa chúng. Những đặc điểm được tái tạo ở dạng vật chất chịu sự tác động bao giờ cũng mang thông tin của dạng vật chất tác động. Những đặc điểm mang thông tin đó được gọi là phản ánh. Cái phản ánh và cái được phản ánh không tách rời nhau nhưng không đồng nhất với nhau. 

Thứ hai, nguồn gốc xã hội:

Ý thức là sự phản ánh thế giới bởi bộ óc của con người là sự khác biệt về chất so với động vật. Do sự phản ánh đó mang tính xã hội, sự ra đời của ý thức gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của bộ óc dưới ảnh hưởng của lao động, của giao tiếp và các quan hệ xã hội. Để cho ý thức ra đời, những tiền đề, nguồn gốc tự nhiên là rất quan trọng, không thể thiếu. Điều kiện quyết định cho sự ra đời của ý thức là những tiền đề, nguồn gốc xã hội. Ý thức ra đời cùng với quá trình hình thành bộ óc con người nhờ lao động, ngôn ngữ và những quan hệ xã hội. Quá trình hình thành ý thức không phải là quá trình con người thu nhận thụ động. Nhờ có lao động con người tác động vào các đối tượng hiện thực, bắt chúng phải bộc lộ những thuộc tính, những kết cấu, những quy luật vận động của mình thành những hiện tượng nhất định và các hiện tượng này tác động vào bộ óc con người. 

Lao động là quá trình con người sử dụng về công cụ tác động với giới tự nhiên để thay đổi tự nhiên phù hợp với nhu cầu con người. Trong quá trình lao động thì con người có sự tác động tới thế giới khách quan để bộc lộ những kết cấu, thuộc tính, quy luật vận động, theo đó biểu hiện ra những hiện tượng nhất định để con người quan sát được. Những hiện tượng mà con người quan sát được đó được thể hiện qua hoạt động của các giác quan, có sự tác động vào bộ não con người; và thông qua bộ não để tạo ra khả năng hình thành những tri thức và ý thức. Ngôn ngữ chính là vỏ của vật chất ý thức. hình thức vật chất nhân tạo có vai trò trong thể hiện, lưu trữ nội dung ý thức. Sự ra đời ngôn ngữ được gắn liền với lao động theo đó lao động đã mang tính tập thể ngay từ đầu, Mối quan hệ giữa các thành viên đòi hỏi có sự giao tiếp, ý chí, trao đổi tri thức,... giữa các thành viên của cộng đồng con người. Nhờ ngôn ngữ, kinh nghiệm, hiểu biết của người này truyền đạt cho người kia, thế hệ này cho thế hệ sau. Ý thức không phải là hiện tượng thuần túy cá nhân mà là hiện tượng có tính chất xã hội, do vậy không có phương tiện trao đổi xã hội về mặt ngôn ngữ thì  ý thức không thể hình thành và phát triển được. Ngôn ngữ chính là yếu tố quan trọng để phát triển tâm lý, tư duy và văn hóa con người, xã hội loài người nói chung.

>> Tham khảo: Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội?

 

4. Ví dụ về nguồn gốc của ý thức

Ý thức sẽ hình thành trong quá trình con người lao động, khi đó thì có người có ý thức tác động đến sự vật xung quanh để có thể tạo ra những thứ họ muốn theo đúng ý chí của họ. 

Khi con người tham gia vào quá trình lao động snar xuất, kinh doanh thì thay vì làm lao động chân tay, cày cuốc, bừa thì giờ đây con người đã ý thức được việc sử dụng máy móc hỗ trợ cho việc tăng ra sản xuất để tạo ra năng suất.

 

5. Vai trò của ý thức

Khẳng định vất chất là nguồn gốc khách quan, là cơ sở sản sinh ra ý thức, còn ý thức chỉ là sản phẩm, là sự phản ánh thế giới khách quan trong nhận thức và hoạt động của con người thì phải xuất phát từ hiện thực khách quan, tôn trọng và hành động theo hiện thực khách quan. 

Khẳng định ý thức có vai trò tích cực trong sự tác động trở lại đối với vật chất, phép biện chứng duy vật yêu cầu trong nhận thức và trong hoạt động. Ý thức con người cần phải nhận thức và vận dụng quy luật khách quan một cách chủ động, sáng tạo, chống lại thái độ tiêu cực, thụ động.

Phải phát huy tính năng động sáng tạo của ý thức, phát huy vai trò nhân tố con người để tác động, cải tổ thế giới khách quan; đồng thời phải khắc phục bệnh bảo thủ, trì trệ, thái độ tiêu cực, thụ động, ỷ lại.

Từ nguồn gốc, bản chất, vai trò của ý thức thì ta có cái nhìn trực quan và rõ ràng hơn về phạm trù triết học này. Cần phát huy tính năng động, sáng tạo của ý thức, phát huy vai trò của nhân tố con người, coi trọng vai trò của ý thức. Xã hội càng phát triển thì càng đòi hỏi tri thức và sự sáng tạo. Vì vậy, sinh viên là lực lượng nắm giữ tương lai của đất nước thì việc học hỏi, lĩnh hội tri thức càng trở nên quan trọng. Sinh viên là thế hệ trẻ đầy nhiệt huyết, chăm chỉ và sáng tạo, nắm tri thức của thời đại.

Trên đây là bài viết của Luật Minh Khuê có nội dung liên quan đến vấn đề về Nguồn gốc và vai trò của ý thức. Nếu quý khách có nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý hay có thắc mắc thì quý khách hàng vui lòng liên hệ với Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 qua số hotline: 1900.6162 để được hỗ trợ và tư vấn kịp thời. Xin trân trọng cảm ơn!