Mục lục bài viết
1. Ý thức là gì?
Ý thức chính là khả năng nhận thức và hiểu biết của một con người, là cơ sở của bất kì một sinh vật sống nào. Ý thức có tiềm năng phát triển vô hạn và luôn hướng tới đỉnh cao của sự hoàn thiện.
Theo triết học Mác- Lenin thì ý thức lại là một phạm trù được quyết định với phạm trù vật chất, theo đó ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất khách quan vào bộ óc của con người và có sự cải biển và sáng tạo. Ý thức có mối quan hệ biện chứng với vật chất.
Nguồn gốc của ý thức bao gồm nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội.
- Thứ nhất là về nguồn gốc tự nhiên:
Theo quan điểm của các nhà triết học thì ý thức chính là một thuộc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ óc người, là sự phản ánh thế giới khách quan vào bộ não người
+ Bộ óc: Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định rằng ý thức là thuộc tính của một dạng vật chất sống có tổ chức cao là bộ óc người. Bộ óc của con người hiện đại chính là kết quả của quá trình tiến hóa lâu dài. Các tế bào trong bộ óc có mối liên hệ thu thập thông tin, xử lý thông tin.... Ý thức của con người phụ thuộc vào bộ óc, do đó khi bộ óc bị tổn thương thì ý thức của con người cũng bị ảnh hưởng theo.
+ Sự tác động của thế giới khách quan lên bộ óc con người: Theo chủ nghĩa Mác- lenin thì hoạt động ý thức con người diễn ra trên cơ sở hoạt động sinh lý thân kinh của bộ óc người.
Phản ánh là thuộc tính chung và phổ biến của mọi đối tượng vật chất. Bao gồm các thuộc tính phản ánh từ thấp đến cao và từ đơn giản đến phức tạp như sau: Phản ảnh vật lý, phản ánh sinh học, phản ánh ý thức.
Vậy phản ánh vật lý là gì? Phản ánh vật lý chính là hình thức phản ánh đơn giản nhất ở giới vô sinh, thể hiên qua các quá trình biến đổi cơ, lý hóa
Phản ánh sinh học là những phản ánh trong sinh giới trong giới hữu sinh cũng có nhiều hình thức khác nhau tương ứng với mỗi trình độ phát triển của thế giới sinh vật.
Cuối cùng là phản ánh ý thức, là hình thức cao nhất của sự phản ánh hiện thực, ý thức chỉ nảy inh ở giai đoạn phát triển cao của thế giới vật chất, cùng với sự phát triển của con người.
- Thứ hai là nguồn gốc về mặt xã hội:
Nguồn gốc xã hội là điều kiện quyết định cho sự ra đời của ý thức. Được thể hiện ở vai trò của lao động, ngôn ngữ, và các quan hệ xã hội.
+ Lao động là hoạt động cơ bản của con người. Lao động tạo điều kiện cho con người ngày một tiến hóa hơn, và có những phát triển về ý thức hơn. Tạo ra của cải vật chất, nhằm nâng cao đời sống của loài người. Góp phần quan trọng trong việc chuyển hóa từ vượn thành người.
+ Ngôn ngữ: Ngôn ngữ chính là phương tiện để con người giao tiếp trong xã hội. Là hình thức biểu đạt tư tưởng suy nghĩ một cách thuận tiện. Ngôn ngữ là một trong những thứ đã góp phần quan trọng trong quá trình phát triển ý thức của loài người.
>> Xem chi tiết: Ý thức là gì? Nguồn gốc, bản chất và vai trò của ý thức?
2. Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan
Tại sao ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan?
Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan bởi vì ý thức do thế giới khách quan quy định tuy nhiên ý thức lại là hình ảnh chủ quan. Là hình ảnh tinh thần chứ không phải là hình ảnh vật lý, vật chất như chủ nghĩa duy tâm quan niệm.
Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan cũng có nghĩa là khi mà mắt ta nhìn thấy những hình ảnh sự vật sự việc quanh ta sau đó bộ não sẽ làm việc sẽ phân tích và nhìn nhận. Tuy nhiên thì sự cảm nhận và nhìn nhận này lại chịu phụ thuộc nhiều vào ý thức chủ quan của người cảm nhận. Bộ não của mỗi chúng ta là khác nhau có nên ý thức của mỗi người cũng là khác nhau.
Cùng một sự việc xảy ra thì mỗi người sẽ có những cảm nhận và đánh giá ở những mức độ khác nhau đó chính là ý thức của mỗi người. Và ý thức của mỗi con người là hoàn toàn khác nhau tùy thuộc vào bộ não của mỗi người, quá trình lao động của mỗi người.... Tất cả những thứ đó làm cho ý thức của mỗi người cũng khác nhau.
>> Xem thêm: Ví dụ mối quan hệ giữa vật chất và ý thức (Liên hệ bản thân)
3. Ví dụ chứng minh rằng ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.
Để có thể diễn đạt một cách dễ hiểu hơn thì ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Thì chúng tôi có thể lấy một ví dụ như thế này. Cùng học tập trong một môi trường giáo dục như nhau, sống trong một môi trường như nhau nhưng những đứa trẻ lại có những nhận thức khác nhau và sự phản ánh thế giới của chúng cũng khác nhau. Cùng được học ở một lớp nhưng do bộ não tiếp nhận và phân tích khác nhau nên khả năng tiếp thu của mỗi người khác nhau dó đó có sự khác nhau giữa học sinh giỏi và học sinh kém.
Hoặc là cùng nhìn vào một sự việc cụ thể đó là cảnh tan trường mà mỗi học sinh lại có những cảm nhận khác nhau và có những quan điểm khác nhau về việc này. Và đưa ra những nhận xét về hiện tượng khách quan nhưng lại mang tính chủ quan vào trong đó.
>> Tham khảo: Phân tích mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trong triết học
Trên đây là một số ví dụ mà chúng tôi muốn đưa ra. Thông qua những ví dụ mà chúng tôi đã đưa ra thì hi vọng rằng các bạn đã hiểu hơn thế nào là ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Và có cái nhìn nhận đúng hơn.
Trên đây là toàn bộ những thông tin và nội dung mà chúng tôi cung cấp cho các bạn có liên quan đến tại sao ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Hi vọng rằng những thông tin nội dung mà chúng tôi vừa cung cấp ở trên cho các bạn đã giúp các bạn có cái nhìn đa dạng và hiểu biết thêm về ý thức trong triết học. Và có thêm niềm đam mê tìm hiểu về kiến thức triết học và không còn cảm thấy đây là môn học quá nhàm chán như trước nữa. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn các bạn đã theo dõi nội dung bài viết của chúng tôi.