Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Dân sự của Công ty luật Minh Khuê

>> Luật sư tư vấn pháp luật Dân sự, gọi: 1900 6162

 

Trả lời:

Căn cứ cơ sở pháp lý gồm: Hiến pháp năm 2013; Bộ luật Dân sự năm 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành và Luật thương mại năm 2005 có thể phân tích chi tiết nguyên tắc này như sau:

 

1. Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự là gì?

Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự là những quan điểm, tư tưởng xuyên suốt, mẫu mực trong toàn bộ quá trình xây dựng và thực hiện pháp luật dân sự, được quy định tại Điều 3 Bộ luật dân sự năm 2015 gồm 5 nguyên tắc như sau:

1. Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản.

2. Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của thuật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng.

3. Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực.

4.Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

5. Cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự.

Năm nguyên tắc cơ bản trên có tính, chất định hướng, về lý thuyết, nguyên tắc cơ bản của pháp luật về họp đồng có vai trò quan trọng, đặc biệt trong việc giải thích và áp dụng linh hoạt và thống nhất các nguồn của pháp luật về hợp đồng cũng như bảo vệ chủ quyền pháp lý của Việt Nam.

Bộ luật Dân sự 2015 và Luật Thương mại 2005 là hai văn bản pháp luật quan trọng nhất trong pháp luật về họp đồng. Trong trường hợp có sự xung đột giữa Bộ luật Dân sự 2015 và Luật Thương mại 2005, quy định của Luật Thương mại 2005 chỉ được áp dụng nếu không trái với các nguyên tắc cơ bản được quy định trong Bộ luật Dân sự 2015. Liên quan đến quan hệ giữa các nguồn khác của pháp luật về hợp đồng, bản thân các nguyên tắc cơ bản cũng là một nguồn của pháp luật về họp đồng và tập quán chỉ được áp dụng khi không trái với các nguyên tăc cơ bản được quy định trong Bộ luật Dân sự 2015.

 

2. Nguyên tắc tự do thỏa thuận khi tham gia các giao dịch dân sự:

2.1 Khái quát về nguyên tắc tự do thỏa thuận:

Tự do thỏa thuận được xem là nguyên tắc cơ bản và quan trọng nhất đối với đa phần hệ thống pháp luật về họp đồng của các quốc gia trên thế giới. Nguyên tắc này đã được ghi nhận trong pháp luật về họp đồng từ thời kỳ La Mã cổ đại và sau đó được ghi nhận trong pháp luật dân sự của Pháp và Đức. Thông qua các hình thức thể hiện như lời nói, văn bản hoặc hành vi nhất định, hợp đồng sẽ thể hiện ý chí của các bên và ý chí này phải “tự do, tự giác và không bị sức ép từ bên ngoài.” Học thuyết tự do thỏa thuận đầu tiên có tính chất tuyệt đối (tức là các bên có thể thỏa thuận bất kỳ điều gì mình muốn) và sau đó chuyển sang có tính chất tương đối (tức là các bên có thể thỏa thuận bất kỳ điều gì mình muốn ngoại trừ một số trường họp nhất định mà pháp luật không cho phép các bên tự do thỏa thuận). Các trường hợp này xuất phát từ nhu cầu cân đối giữa lợi ích cá nhân và lợi ích công cộng, nhu cầu bảo vệ quyền lợi của bên yếu thế và “nhu cầu phát triển kinh tế có trật tự đúng hướng theo sự lựa chọn chung.”

Bộ nguyên tắc UNIDROIT 2010 ghi nhận nguyên tắc tự do thỏa thuận một cách tương đối. Từ các quy định của Bộ nguyên tắc UNIDROIT 2010, có thể nhận thấy rằng mặc dù nguyên tắc tự do thỏa thuận được công nhận và tôn trọng nhưng vẫn có những hạn chế nhất định (bao gồm, ngoài các vấn đề khác, các quy định bắt buộc của pháp luật) có thể tác động để giới hạn phạm vi tự do thỏa thuận của các bên. Hạn chế đối với nguyên tắc tự do thỏa thuận ghi nhận trong Bộ nguyên tắc UNIDROIT 2010 cũng có những điểm tương đồng với pháp luật về hợp đồng của Việt Nam.

Tại Việt Nam, tự do thỏa thuận chỉ được chấp nhận gần đây và có tính chất tương đối. Trước thời điểm Việt Nam bắt đầu quá trình đổi mới, khái niệm tự do thỏa thuận không tồn tại do các quan hệ hợp đồng lúc này chủ yếu theo sự điều tiết của Nhà nước. Sau thời điểm Việt Nam bắt đầu quá trình đổi mới, pháp luật hợp đồng có sự phát triển rõ nét. Khái niệm tự do thỏa thuận bắt đầu xuất hiện và là tự do thỏa thuận một cách tương đối.

 

2.2 Quy định về nguyên tắc tự do thỏa thuận trong các văn bản pháp luật:

Dưới sự phát triển của nền kinh tế thị trường, quyền tự do kinh doanh được tôn trọng, kéo theo sự phát triển của nguyên tắc tự do thỏa thuận trong hợp đồng. Pháp luật hợp đồng Việt Nam, từ Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế 1989, Pháp lệnh Hợp đồng Dân sự 1991, Bộ luật Dân sự 1995, Luật Thương mại 1997 cho đến Bộ luật Dân sự 2005, Luật Thương mại 2005 và Bộ luật Dân sự 2015, đã thừa nhận nguyên tắc tự do thỏa thuận, công nhận quyền và nghĩa vụ hợp pháp của các bên được xác lập trên cơ sở này, đồng thời giảm bớt sự can thiệp của Nhà nước vào những quan hệ mang tính chất tư như quan hệ hợp đồng.

Khoản 2 Điều 3 của Bộ luật Dân sự 2015 hiện đang quy định nguyên tắc tự do thỏa thuận như sau:

“Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sờ tư do, tư nguyên cam kết, thỏa thuân. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi pham điều cấm cùa luât, không trái đao đức xã hôi có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng.”

Khoản 1 Điều 11 của Luật Thương mại 2005 quy định:

“Các bên có quyền tự do thỏa thuận không trái với các quỵ đinh của pháp luât, thuần phong mỹ tuc và đao đức xã hôi đế xác lập các quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động thương mại.”

Quy định của Bộ luật Dân sự 2015 và quy định của Luật Thương mại 2005 về nguyên tắc tự do thỏa thuận không hoàn toàn giống nhau. Cụ thể là quyền tự do thỏa thuận bị hạn chế bởi “vi phạm điều cấm của luật” theo Bộ luật Dân sự 2015 và “không trái các quy định của pháp luật” theo Luật Thương mại 2005. “Điều cấm của luật” là khái niệm hẹp hơn nhiều so với “quy định của pháp luật.” Theo các nguyên tắc xung đột pháp luật, nếu có xung đột giữa các quy định trên của Bộ luật Dân sự 2015 và Luật Thương mại 2005 liên quan đến các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Bộ luật Dân sự 2015 thì quy định của Bộ luật Dân sự 2015 sẽ ưu tiên áp dụng đối với các họp đồng thương mại. Do vậy, hạn chế “vi phạm điều cấm của luật” theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 (chứ không phải hạn chế “không trái các quy định của pháp luật” theo quy định của Luật Thương mại 2005) sẽ áp dụng đối với các họp đồng thương mại.

Nguyên tắc tự do thỏa thuận quy định tại Bộ luật Dân sự 2015 và Luật Thương mại 2005 có tính chất tương đối. Theo các quy định trên, các bên được tự do thỏa thuận về mọi vấn đề nhưng không được “vi phạm điều cấm của luật” và “trái đạo đức xã hội.” Ngoài ra, như được phân tích ở phần dưới, quyền tự do thỏa thuận cũng phải không vi phạm lợi ích công cộng.

Do pháp luật về hợp đồng không quy định mọi vấn đề mà các bên có thể thỏa thuận trên thực tế liên quan đến hợp đồng nên việc vận dụng nguyên tắc tự do thỏa thuận rất quan trọng để xem xét hiệu lực thỏa thuận của các bên khi pháp luật về họp đồng không quy định. Đây là nguyên tắc chính được phân tích tại cuốn sách này, đặc biệt là đối với các vấn đề phát sinh liên quan đến các cam đoan và bảo đảm về các sự kiện thực tế, sự kiện vi phạm và biện pháp khắc phục. Như phân tích tại Chương 7, thỏa thuận của các bên liên quan đến các loại điều khoản này đa dạng và trong phần lớn trường hợp không được quy định rõ ràng trong pháp luật về hợp đồng. Việc áp dụng nguyên tắc tự do thỏa thuận cho phép các bên thỏa thuận về những vấn đề chưa được quy định trong pháp luật về hợp đồng nhưng thỏa thuận như vậy không trái điều cấm của luật và đạo đức xã hội và không có lý do về chính sách để bảo vệ lợi ích công cộng trong trường hợp đó.

 

3. Phân tích về thỏa thuận dân sự không vi phạm "điều chấm pháp luật" và không trái "đạo đức xã hội".

Dù được định nghĩa trong Bộ luật Dân sự 2015, “điều cấm của luật” hay “đạo đức xã hội” vẫn là những khái niệm không rõ ràng và không dễ dàng xác định. Bên cạnh đó, các khái niệm này hoàn toàn có thể thay đổi tùy theo thời gian, không gian và đối tượng áp dụng. Điều 123 của Bộ luật Dân sự 2015 quy định điều cấm của luật như sau:

“Điều cấm của luật là những quỵ đinh cùa luât không cho phép chù thể thưc hiên những hành vi nhất đinh.”

Có hai điều cần lưu ý liên quan đến điều cấm của luật.

Thứ nhất, so với Bộ luật Dân sự trước đây, Bộ luật Dân sự 2015 đã giới hạn phạm vi hạn chế quyền tự do thỏa thuận của các bên từ điều cấm của “pháp luật” thành điều cấm của “luật.” Luật bao gồm Hiến pháp, bộ luật và luật do Quốc hội ban hành. Các văn bản quy phạm pháp luật khác là các văn bản dưới luật và điều cấm trong các văn bản này không hạn chế quyền tự do thỏa thuận của các bên trong hợp đồng. Quy định mới của Bộ luật Dân sự 2015 xuất phát từ một nguyên tắc được quy định trong Hiến pháp 2013 là quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế bởi luật và được khái quát hóa để áp dụng cho quyền của cá nhân và pháp nhân trong quan hệ hợp đồng. Do vậy, việc vi phạm điều cấm trong các văn bản dưới luật không dẫn đến hậu quả pháp lý là hợp đồng vô hiệu mặc dù có thể dẫn đến các hậu quả pháp lý khác như trách nhiệm dân sự (ví dụ bồi thường thiệt hại), trách nhiệm hành chính hay trách nhiệm hình sự.

Thứ hai, so với Luật Thưong mại 2005, “điều cấm của luật” theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 cũng hạn chế hon so với “quy định của pháp luật” theo quy định của Luật Thưong mại 2005. “Quy định của pháp luật” có thể bao gồm (ngoài quy định khác) điều cấm của pháp luật và quy định buộc chủ thể phải tuân thủ nghĩa vụ do pháp luật quy định. Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, thỏa thuận trái quy định của pháp luật mà không phải là điều cấm của luật không dẫn đến hậu quả pháp lý là hợp đồng vô hiệu mặc dù có thể dẫn đến các hậu quả pháp lý khác như trách nhiệm dân sự (ví dụ bồi thường thiệt hại), trách nhiệm hành chính hay trách nhiệm hình sự.

Sự phát triển của pháp luật trong thời gian gần đây, đặc biệt là pháp luật về bảo vệ người yếu thế, ngày càng thể hiện rõ quan điểm hạn chế quyền tự do thỏa thuận trong trường hợp thỏa thuận đó có thể dẫn đến sự không công bằng cho bên yếu thế. Mục đích của các quy định này là để pháp luật bảo vệ bên yếu thế trong quan hệ hợp đồng với bên còn lại. Những đối tượng này được bảo vệ do họ thường bị hạn chế về chuyên môn và kinh nghiệm, khả năng tiếp cận thông tin, khả năng đàm phán và thương lượng hợp đồng cũng như các hạn chế và bất lợi khác so với bên còn lại. Do vậy, những đối tượng này không có điều kiện để hoàn toàn “tự do thỏa thuận” về mọi vấn đề có liên quan trong hợp đồng. Hai nhóm đối tượng điển hình là người tiêu dùng trong quan hệ với bên cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ và người lao động trong quan hệ với người sử dụng lao động.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay số: 1900 6162 để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.