Mục lục bài viết
1. Cảnh sát cơ động có nhiệm vụ, quyền hạn gì?
Trả lời:
Theo Điều 3 Pháp lệnh Cảnh sát cơ động 2013, cảnh sát cơ động là lực lượng nòng cốt thuộc Bộ Công an, thực hiện biện pháp vũ trang bảo vệ an ninh, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội và thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
Theo quy định tại điều 7 của Pháp lệnh số 08/2013/UBTVQH13 cảnh sát cơ động quy định về Nhiệm vụ, quyền hạn của Cảnh sát cơ động như sau :
Điều 7. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cảnh sát cơ động
1. Tham mưu cho Đảng ủy Công an Trung ương và Bộ Công an về công tác vũ trang bảo vệ an ninh, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, xây dựng lực lượng Cảnh sát cơ động.
2. Thực hiện phương án tác chiến chống hoạt động phá hoại an ninh, bạo loạn vũ trang, khủng bố, bắt cóc con tin; trấn áp tội phạm có sử dụng vũ khí; giải tán các vụ gây rối, biểu tình trái pháp luật.
3. Tổ chức tuần tra, kiểm soát, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội; tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật.
4. Tổ chức bảo vệ mục tiêu quan trọng về chính trị, kinh tế, ngoại giao, khoa học - kỹ thuật, văn hóa, chuyến hàng đặc biệt, hội nghị, sự kiện quan trọng theo danh mục do Chính phủ quy định.
5. Tham gia bảo vệ phiên tòa, dẫn giải bị can, bị cáo và hỗ trợ việc bảo vệ trại giam, trại tạm giam, thi hành các bản án hình sự theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an.
6. Tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng chính trị, pháp luật, nghiệp vụ; xây dựng, diễn tập các phương án tác chiến, phương án tuần tra, bảo vệ mục tiêu theo chức năng, nhiệm vụ của Cảnh sát cơ động.
7. Tổ chức quản lý, huấn luyện và sử dụng động vật nghiệp vụ.
8. Thực hiện nghi lễ trong Công an nhân dân.
9. Tham gia tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, phòng, chống, khắc phục thảm họa, thiên tai.
10. Tham gia, phối hợp với các lực lượng, đơn vị, địa phương nơi đóng quân xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
11. Được quyền huy động người, phương tiện của cá nhân, tổ chức trong tình thế cấp thiết xử lý các tình huống được quy định tại khoản 2 Điều này hoặc để đuổi bắt người và phương tiện vi phạm pháp luật, cấp cứu người bị nạn.
12. Trưng dụng tài sản phục vụ hoạt động của Cảnh sát cơ động theo quy định của pháp luật về trưng mua, trưng dụng tài sản.
13. Được quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp sơ đồ, thiết kế, bản vẽ công trình và được vào nơi ở của cá nhân, trụ sở cơ quan, tổ chức để giải cứu con tin, trấn áp hành vi khủng bố và tội phạm có sử dụng vũ khí. Việc vào trụ sở cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế và chỗ ở của thành viên các cơ quan này tại Việt Nam phải tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
14. Quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ phục vụ hoạt động của Cảnh sát cơ động theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an.
15. Hợp tác quốc tế theo quy định của pháp luật.
16. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Điều 8. Tổ chức của Cảnh sát cơ động
Cảnh sát cơ động gồm:Lực lượng đặc nhiệm;Lực lượng tác chiến đặc biệt;Lực lượng bảo vệ mục tiêu;Lực lượng huấn luyện, sử dụng động vật nghiệp vụ.
Tổ chức của Cảnh sát cơ động gồm:Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động;Cảnh sát cơ động Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Theo khoản 3 điều 74 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính giao thông đường bộ đường sắt quy định Phân định thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt như sau :
Điều 74. Phân định thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt3. Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có liên quan đến trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các điểm, khoản, điều của Nghị định này như sau:a) Điểm đ, điểm g khoản 1; điểm g, điểm h khoản 2; điểm b, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm k, điểm r, điểm s khoản 3; điểm b, điểm d, điểm đ, điểm g, điểm i khoản 4; điểm b, điểm c, điểm h khoản 5; điểm c khoản 6; điểm b khoản 7; điểm c khoản 8; khoản 9; khoản 10 Điều 5;b) Điểm g, điểm n khoản 1; điểm a, điểm đ, điểm h, điểm i, điểm k, điểm l khoản 2; điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm i, điểm k, điểm m khoản 3; điểm b, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; khoản 5; điểm a, điểm c khoản 6; điểm c khoản 7; khoản 8; khoản 9 Điều 6;c) Điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h khoản 2; điểm b, điểm d khoản 3; điểm b, điểm c, điểm đ, điểm e, điểm g khoản 4; khoản 5; điểm c khoản 6; điểm b khoản 7; điểm b khoản 8; khoản 9 Điều 7;d) Điểm c, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h, điểm k, điểm l, điểm m, điểm n, điểm o, điểm p, điểm q khoản 1; khoản 2; khoản 3; khoản 4 Điều 8;đ) Điều 9, Điều 10, Điều 11, Điều 12 (trừ điểm a khoản 5, điểm đ khoản 6 Điều 12);e) Khoản 1, khoản 2, khoản 4, khoản 5 Điều 15;g) Điều 18, Điều 20;h) Điểm b khoản 3; điểm a, điểm b, điểm c, điểm đ, điểm e, điểm k khoản 5; điểm a, điểm b, điểm c khoản 6; điểm a khoản 7 Điều 23;i) Điều 26, Điều 29;k) Khoản 4, khoản 5 Điều 31; Điều 32, Điều 34;l) Điều 47, Điều 49, Điều 51 (trừ điểm d khoản 4 Điều 51), Điều 52, Điều 53 (trừ khoản 4 Điều 53), Điều 72, Điều 73.
Như vậy, cảnh sát cơ động chỉ được phép thực hiện những quyền hạn nên trên, nếu thực hiện ngoài những quy định này thì sẽ trái quy định của pháp luật.
Theo điểm a khoản 1 điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính giao thông đường bộ đường sắt như sau :
Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:a) Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm c, điểm đ, điểm e, điểm h khoản 2; điểm d, điểm g, điểm i, điểm m khoản 3; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm e khoản 4; khoản 5; điểm b khoản 6; điểm a, điểm b khoản 7; điểm d khoản 8 Điều này;
Như vậy, trường hợp này cảnh sát không có quyền xử phạt vi phạm hành chính khi bạn vi phạm giao thông về vượt đèn đỏ.
>> Xem thêm: Cảnh sát cơ động có được dừng xe, kiểm tra giấy tờ người tham gia giao thông?
2. Cảnh sát cơ động khi xử lý người vi phạm?
>> Luật sư tư vấn luật giao thông đường bộ, gọi: 1900.6162
Trả lời:
Theo quy định tại Nghị định số 27/2010/NĐ-CPquy định việc huy động các lực lượng cảnh sát khác và công an xã phối hợp với CSGT đường bộ tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong trường hợp cần thiết, các lực lượng Cảnh sát khác (Cảnh sát trật tự; Cảnh sát phản ứng nhanh; Cảnh sát cơ động; Cảnh sát bảo vệ; Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội) và công an xã, phường, thị trấn được huy động phối hợp với cảnh sát giao thông tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Khoản 2 Điều 9 Nghị định số 27/2010/NĐ-CP quy định nhiệm vụ của lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã khi được huy động phối hợp với cảnh sát giao thông bao gồm:
Thực hiện việc tuần tra, kiểm soát theo sự chỉ đạo, điều hành của Cảnh sát giao thông đường bộ và theo Kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền khi tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ mà không có Cảnh sát giao thông đường bộ đi cùng ...
Tuy nhiên lực lượng cảnh sát khác (Cảnh sát trật tự; Cảnh sát phản ứng nhanh; Cảnh sát cơ động; Cảnh sát bảo vệ; Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội) và công an xã, phường, thị trấn chỉ khi được huy động phối hợp với cảnh sát giao thông đường bộ theo kế hoạch đã được phê duyệt mới được quyền dừng phương tiện tham gia giao thông và xử lý vi phạm khi không có cảnh sát giao thông.
>> Xem thêm: Thẩm quyền của cảnh sát cơ động trong xử lý vi phạm luật giao thông?
3. Cảnh sát cơ động xử phạt hành chính?
Trả lời:
Như đã nêu ở trên thì cảnh sát cơ động có thẩm quyền xử phạt một số hành vi vi phạm hành chính theo quy định tại Khoản 3 Điều 74 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
>> Tham khảo: Quyền kiểm tra hành chính của Cảnh sát cơ động sau 22h đêm?
4. Cảnh sát cơ động trong lĩnh vực giao thông ?
Trả lời:
Theo dữ liệu bạn đưa ra thì bạn tham gia điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà không mang theo bảo hiểm xe máy. Đối chiếu theo đúng quy định của luật, cụ thể Điểm a Khoản 2 Điều 21 Nghị định 100/2019NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định như sau:
Điều 21. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:a) Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực;
Còn về thẩm quyền xử phạt thì lỗi này đối chiếu với Điều 78 của Nghị định này thì cảnh sát cơ động không có quyền phạt lỗi này.