1. Quy định chung về hợp đồng cho vay tài sản

Trong thực tiễn, giao dịch thuê tài sản và giao dịch vay tài sản thường rất dễ bị nhẩm lẫn với nhau. Trong giao dịch vay tài sản, bên cho vay cũng sẽ giao tài sản cho bên vay, tuy nhiên khác với giao dịch cho thuê tài sản, bên đi vay sẽ trở thành chủ sở hữu của tài sản vay kể từ thời điểm nhận tài sản đó và được quyền sử dụng tiêu hao tài sản đó cho mục đích của mình. Do đó, khi đến hạn trả, bên vay sẽ không hoàn trả lại cho bên cho vay chính tài sản đã nhận mà sẽ hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng đã thỏa thuận.

“Điều 463. Hợp đồng vay tài sản

Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.”

Đối với việc giao kết hợp đổng vay, đặc biệt là hợp đồng vay tiền, các bên cần lưu ý quy định rõ các nội dung sau trong hợp đồng, gồm thông tin về tài sản vay, nghĩa vụ trả lãi và mức lãi suất, nghĩa vụ trả nợ của bên vay, mục đích vay, và thời hạn vay.

* Đối tượng của hợp đồng vay tài sản

Thông thường, đối tượng của hợp đồng vay tài sản là một khoản tiền. Tuy nhiên, ttong thực tế, đối tượng của hợp đồng cho vay có thể là vàng, kim khí, đá quý hoặc một số lượng tài sản khác. Đối tượng của hợp đồng vay tài sản được chuyển từ bên cho vay sang bên vay làm sở hữu. Bên vay có quyền định đoạt đối với tài sản vay. Khi hết hạn của hợp đồng vay tài sản, bên vay có nghĩa vụ trả cho bên kia một tài sản khác cùng loại với tài sản đã vay hoặc số tiền đã vay.

Ngoài ra trong thực tế cũng có nhiều trường hợp khi thiếu hụt tạm thời nguyên vật liệu để sản xuất, các công ty có mối liên hệ với nhau cũng có thể cho nhau vay nguyên vật liệu để sản xuất và công ty đi vay sẽ hoàn trả lại nguyên vật liệu sau đó cho công ty cho vay.

2. Kỳ hạn vay trong hợp đồng vay tài sản

- Hợp đồng vay tài sản có thể có hoặc không có kì hạn (xác định, không xác định). Nếu hợp đồng vay tài sản không thoả thuận về kì hạn thì hợp đồng vay tài sản được coi là không có kì hạn. Bên cho vay có quyền yêu cầu bên vay phải thực hiện hợp đồng bất cứ thời điểm nào. Tuy nhiên, để tạo điều kiện cho bên vay chuẩn bị tiền hoặc tài sản khi trả, bên cho vay phải báo cho bên vay một thời gian hợp lí để thực hiện hợp đồng. Hết thời gian đó, bên vay buộc phải thực hiện nghĩa vụ của mình (Điều 469 Bộ luật dân sự năm 2015).

- Căn cứ Điều 470 quy định về thực hiện hợp đồng vay có kỳ hạn, nếu hợp đồng không có kì hạn thì bên vay có thể thực hiện hợp đồng vào bất cứ thời gian nào, bên cho vay không được từ chối tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ của bên vay. Xác định thời điểm chấm dứt hợp đồng vay có ý nghĩa quan ttọng ttong việc xác định ttách nhiệm dân sự của các bên và thời hiệu của hợp đồng.

Đối với hợp đồng vay có kì hạn, không có lãi thì bên vay có quyền trả lại tài sản bất cứ khi nào, còn bên cho vay chỉ được đòi tài sản trước thời hạn nếu bên vay đồng ý.

Trường hợp vay có kì hạn và có lãi bên vay phải trả tài sản và lãi đúng thời hạn. Nếu bên vay trả tài sản trước thời hạn thì phải trả toàn bộ lãi theo kì hạn đã thoả thuận.

3. Hình thức và ý nghĩa của hợp đồng vay tài sản

Hình thức của hợp đồng vay tài sản có thể bằng miệng hoặc bằng vãn bản. Hình thức miệng thường được áp dụng trong những trường hợp như số lượng tài sản cho vay không lớn hoặc giữa các bên có mối quan hệ thân quen. Trường hợp cho vay bằng miệng, nếu xảy ra tranh chấp hợp đồng, bên cho vay phải chửng minh được là mình đã cho vay một số tiền hoặc một số tài sản nhất định. Trong thực tế, nếu hình thức của hợp đồng bằng miệng mà có tranh chấp thì rất khó xác định quyền và nghĩa vụ của các bên. Đê làm cơ sở pháp lí cho việc giải quyết ttanh chấp hợp đồng vay tài sản, các bên cần phải kí kết hợp đồng bằng văn bản. Các bên có thể tự lập văn bản hoặc yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận văn bản đó.

Hợp đồng vay tài sản có tác dụng giúp cho bên vay giải quyết những khó khăn kinh tế trước mắc, giúp các doanh nghiệp khắc phục khó khăn khi thiếu vốn để sản xuất và lưu thông hàng hóa, phục vụ nhu cầu tiêu dùng của con người, nhu cầu kinh doanh của các doanh nghiệp. Hợp đồng vay tài sản trong nhân dân thường mang tính chất tương trợ giúp đỡ lẫn nhau để giải quyết những khó khăn tạm thời trong cuộc sống, sản xuất, kinh doanh.

4. Sử dụng tài sản vay

Căn cứ Điều 467 BLDS 2015 quy định về việc sử dụng tài sản vay như sau:

“Điều 467. Sử dụng tài sản vay

Các bên có thể thỏa thuận về việc tài sản vay phải được sử dụng đúng mục đích vay. Bên cho vay có quyền kiểm tra việc sử dụng tài sản và có quyền đòi lại tài sản vay trước thời hạn nếu đã nhắc nhở mà bên vay vẫn sử dụng tài sản trái mục đích.”

Pháp luật cho phép các bên có thể thỏa thuận về việc bên vay phải sử dụng tài sản vay đúng mục đích đã nêu tại hợp đồng vay. Quy định này giúp bảo đảm quyền lợi cho bên cho vay, giúp bên vay kiểm soát được rủi ro và hạn chế tình trạng bên vay sử dụng tài sản vay cho các mục đích không phù hợp dẫn đến không thể trả nợ. Theo đó, trong trường hợp bên vay sử dụng tài sản vay sai mục đích mặc dù bên cho vay đã nhắc nhở, bên cho vay có quyền đòi lại tài sản vay trước thời hạn và áp dụng các biện pháp như đã thỏa thuận tại hợp đổng để xử lý hành vi vi phạm của bên vay.

5. Nghĩa vụ trả nợ và trả lãi

5.1. Nghĩa vụ trả lãi

Căn cứ Điều 468 BLDS 2015 quy định về lãi suất vay như sau:

“Điều 468. Lãi suất

1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

2. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.”

Lãi suất trong hợp đồng vay tài sản là tỉ lệ nhất định mà bên vay phải trả thêm vào số tài sản hoặc số tiền đã vay tính theo đơn vị thời gian. Lãi suất thường được tính theo tuần, tháng hoặc năm do các bên thoả thuận hoặc do pháp luật quy định. Căn cứ vào lãi suất, số tiền vay và thời gian vay mà bên vay phải trả một số tiền nhất định (tiền lãi), số tiền này tỉ lệ thuận với lãi suất, số tiền đã vay và thời gian vay.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, bên vay sẽ phải trả lãi cho bên cho vay nếu các bên có thỏa thuận tại hợp đổng. Mức lãi suất sẽ được áp dụng theo thỏa thuận của các bên nhưng không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay (mức lãi suất này có thể được ủy ban Thường vụ Quốc hội sửa đổi theo đề xuất của Chính phủ). Trong trường hợp các bên thỏa thuận một mức lãi suất cao hơn mức lãi suất 20% một năm của luật định thì mức lãi suất vượt quá sẽ không có hiệu lực. Bộ luật dân sự cũng có dự liệu cho trường hợp các bên có thỏa thuận vể việc bên vay phải trả lãi nhưng không thỏa thuận mức lãi suất cụ thể. Khi đó, mức lãi suất được áp dụng giữa các bên sẽ bằng 50% của mức lãi suất giới hạn của pháp luật vào thời điểm trả nợ (mức hiện tại là 20% một năm).

Ngoài quy định về cách tính lãi suất trong hạn, Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về lãi suất quá hạn bằng 150% lãi suất trong hạn. Mặt khác, đối với khoản lãi chưa trả thì bên vay phải trả lãi suất bằng 50% mức lãi suất giới hạn/khoản lãi chưa trả tương ứng với thời hạn chậm trả lãi. Đây là một quy định phù hợp với các quy định về nghĩa vụ trả tiền và trách nhiệm dân sự do chậm thực hiện nghĩa vụ. Quy định này thúc đẩy bên vay phải thực hiện nghĩa vụ trả lãi đúng kì hạn, góp phần lành mạnh hoá thị trường tiền tệ.

5.2. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay

Ông A có một mảnh đất ở huyện Hoài Đức,Hà Nội. Ngày 19/8/2019, ông A bán cho bà B mảnh đất đó bằng Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng dụng đất, thủ tục chuyển nhượng thực hiện đúng theo quy định của pháp luật. Khi bà B được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Theo hợp đồng ngày 19/8/2019 thì bà B phải thanh toán cho ông A số tiền 3 tỷ đồng trước ngày 01/12/2021. Nhưng đến nay bà B chưa trả tiền (ngày 20 tháng 11 năm 2021. Quá hạn 11 tháng). Vậy bà B sẽ phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán cho ông A như thế nào?

Căn cứ Điều 466 quy định về nghĩa vụ trả nợ của bên vay

“Điều 466. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay

1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.

3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

4. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:

a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;

b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”

Theo quy định của pháp luật hiện hành, khi đến hạn trả nợ, bên vay phải có nghĩa vụ hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại, đúng số lượng và chất lượng (trong trường hợp tài sản vay là vật) như đã thỏa thuận. Trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, địa điểm trả nợ sẽ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay. Trong trường hợp vay có lãi mà bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đổng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; và lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng vái thời gian chậm trả, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Căn cứ vào các điều luật trên, thì nếu nghĩa vụ phải thực hiện là việc thanh toán tiền thì các bên có thể thỏa thuận tước về trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ; nếu không thỏa thuận thì bên chậm trả tiền phải thực hiện các nghĩa vụ tài chính sau cũng với lãi chậm trả như sau:

- Trả đủ số tiền nợ gốc;

- Trả tiền lãi đối với số tiền chậm trả theo lãi suất các bên đã thỏa thuận; nếu không thỏa thuận thì số tiền lãi tính bằng 50% mức lãi suất giới hạn tại khoản 1 điều 468 Bộ luật dân sự 2015.

Đối với trường hợp của ông A, do không nói rõ là có thỏa thuận về lãi suất hay không, mà chỉ nói đến việc thanh toán tiền chuyển nhượng quyền sử dụng đất là 3 tỷ đồng, do vậy, theo quy định của pháp luật thì bà B sẽ phải thanh toán cho ông A những khoản sau:

- Trả đủ số tiền nợ gốc là 3 tỷ đồng;

- Nếu trong hợp đồng có điều khoản thỏa thuận về trả tiền lãi do chậm thanh toán, thì bà B sẽ phải thanh toán cho ông A số tiền lãi theo thỏa thuận;

- Nếu trong hợp đồng không có điều khoản thỏa thuận về trả tiền lãi do chậm thanh toán, thì bà B phải thanh toán cho ông A số tiền lãi là 50% mức lãi suất giới hạn 20%/năm của 3 tỷ đồng.

- Số tiền phải trả sẽ được tính theo công thức: Lãi chậm trả = Số tiền chậm thực hiện nghĩa vụ x thời gian chậm trả x Lãi suất chậm trả.