1. Khái niệm Doping

Doping là một hỗn hợp được sử dụng để kích thích tăng cường sức khỏe của cầu thủ một cách đột phá, tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau bao gồm dạng viên và dạng nước và đã xuất hiện lần đầu vào năm 1898. Công dụng của doping là tăng cường hoạt động liên tục mà không gây mệt mỏi. Điều này lại luôn bị cấm trong lĩnh vực thể thao đặc biệt là trong bóng đá. 

Hoạt động phòng chống Doping trong thể thao là rất cần thiết. Hoạt động phòng chống doping trong thể thao là quá trình liên tục và thường xuyên diễn ra, được tổ chức với sự chú trọng đặc biệt vào biện pháp thông tin giáo dục và truyền thông nhằm tăng cường nhận thức về hậu quả tiêu cực của việc sử dụng doping. Ngoài ra, việc thực hiện phối hợp chặt chẽ hiệu quả giữa các tổ chức, cá nhân trong việc và nước ngoài cũng như với các tổ chức thể thao quốc tế, là yếu tố then chốt trong công tác phòng, chống doping. Điều này bao gồm cả việc tuân thủ các quy định của Tổ chức phòng, chống doping. Điều này bao gồm cả việc tuân thủ các quy định của Tổ chức phòng, chống doping thế giới và các quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến việc này trong hoạt động thể thao. Cuối cùng, việc đảm bảo rằng các vận động được tập luyện và thi đấu trong môi trường không có doping và được cung cấp thông tin đầy đủ về tác động tiêu cực doping là một phần quan trọng của chiến  lược  chung trong việc bảo vệ sứ khỏe và công bằng trong thể thao.

 

2. Phòng chống Doping theo pháp luật

2.1. Giới thiệu luật Phòng chống Doping

9 năm trước, Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch đã ban hành Thông tư số 17 năm 2015 Thông tư của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Quy định về phòng, chống doping trong hoạt động thể thao. Tiếp đó, năm 2023 thì Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã ban hành Thông tư số 01 năm 2023 Thông tư của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 17 năm 2015 Thông tư  của Bộ Văn hóa thể thao và Du lịch Quy định về phòng, chống doping trong hoạt động thể thao. Tuy nhiên, sau một thời gian cần có sự cập nhật với các Quy định về phòng, chống doping của Tổ chức phòng chống Doping quốc tế WADA cũng như phải phù hợp với thực tiễn, Thông tư mới nhất 01 năm 2024 Thông tư của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch được xây dựng để thực thi điều này. Các nội dung được nhấn mạnh ở Thông tư hiện tại chính là đẩy mạnh công tác giáo dục; truyền thông; kiểm tra doping; quản lý kết quả; trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong phòng chống doping. Đồng thời, tại Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động thể thao, các tổ chức, cá nhân Việt Nam tham gia hoạt động thể thao tại nước ngoài. Tại thông tư 01 năm 2024 Thông tư của Bộ Văn hóa thể thao và Du lịch đã quy định chi tiết về nội dung thẩm quyền kiểm tra Dopng là là Tổ chức phòng, chống Doping tại Việt Nam.

2.2. Hành vi vi phạm phòng chống Doping

Hành vi vi phạm Bộ luật Phòng chống doping  theo quy định tại Điều 5 Thông tư 01/2024/TT - BVHTTDL cụ thể như sau: 

- Có chất bị cấm, chất chuyển hóa hoặc chất đánh dấu của chất bị cấm trong mẫu xét nghiệm của vận động viên.

- Sử dụng hay cố tình sử dụng chất cấm hoặc phương pháp bị cấm.

- Lảng tránh, từ chố hoặc bỏ lỡ việc lấy mẫu thử mà không phải vì lý do bất khả kháng sau khi có thông báo.

- Vi phạm các yêu cầu liên quan đến sự có mặt của vận động viên để kiểm tra doping ngoài thi đấu.

- Làm sai lệch hoặc gây cản trở đối với bất kỳ công đọn nào của việc kiểm tra doping.

- Sở hữu chất bị cấm hoặc phương pháp bị cấm.

- Buôn bán chất bị cấm hoặc phương pháp bị cấm.

- Cho vận động viên uống, sử dụng chất bị cấm hoặc phương pháp bị cấm trong thi đấu hoặc ngoài thi đấu, khuyến khích, giúp sức, sai khiến, bao che hoặc dính líu đến bất kỳ hành vi đồng lõa nào khác vi phạm quy định về phòng, chống doping.

- Đồng lõa, bao che cho một hoặc nhiều hành vi quy định chi tiết từ Khoản 1 Đến Khoản 8 Điều 5 Thông tư 01 năm 2024 Thông tư của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch.

- Vận động viên có liên hệ về chuyên môn thể dục thể thao với huấn luyện viên, người hướng dẫn, bác sĩ hoặc bất kỳ ai trong thời gian bị kỷ luật do vi phạm quy định về phòng, chống doping.

- Kỳ thị, trù dập người tố cáo hành vi vi phạm doping.

2.3. Hậu quả của việc vi phạm luật phòng, chống Doping

Căn cứ tại Điều 6 Nghị định 46/2019/NĐ - CP về việc sử dụng chất kích thích trong quá trình tập luyện và thi đấu thể thao có các quy định cụ thể sau:

- Khi vi phạm quy định về sử dụng chất kích thích trong tập luyện và thi đấu thể thao thì người vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đến 15.000.000 đồng nếu sử dụng chất kích thích từ danh mục bị cấm.

- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu người vi phạm có hành vi bao che, tổ chức cho vận động viên sử dụng chất kích thích từ danh mục bị cấm trong quá trình tập luyện và thi đấu thể thao.

- Các biện pháp xử phạt bổ sung:

+ Đình chỉ việc tham gia giải thi đấu thể thao trong khoảng thời gian từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm tại Khoản 1

+ Đình chỉ việc tham gia giải thi đấu thể thao trong khoảng thời gian từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm theo quy định tại khoản 2

- Biện pháp khắc phục hậu quả:

Có thể buộc hủy bỏ kết quả thi đấu thể thao, kết quả tuyển chọn vận động viên vào độ tuyển thể thao, trường năng khiếu thể thao và thành tích thi đấu thể thao đối với hành vi vi phạm tại khoản 1 và khoản 2.

Đồng thời căn cứ tại Khoản 2 Điều 5 Nghị định 46/2019/NĐ - CP quy định về mức xử phạt hành chính đối với cá nhân và tổ chức:

- Mức phạt tiền tối đa cho hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thể thao được đề cập là 50.000.000 đồng đối với cá nhân và 100.000.0000 đồng đối với tổ chức.

- Mức phạt tiền được quy định trong Nghj định này áp dụng cho cá nhân, trừ các trường hợp được quy định tại Khoản 2 Điều 10, khoản 2 Điều 11, Điều 13, Điều 14, Điều 15, khoản 2 ĐIều 17 và khoản 2 Điều 20 Nghị định 46/2019/NĐ - CP đối với cùng một hành vi vi phạm với mức tiền xử phạt tổ chức gấp đôi cá nhân.

 

3. Biện pháp phòng ngừa vi phạm sử dụng doping

- Tổ chức tuyên truyền phòng, chống doping:  cần lưu ý về quy trình kiểm tra Doping và những điểm cần lưu ý; Khai báo hồ sơ nơi ở, nơi tập luyện và thi đấu của vận động viên. Đối với huấn luyện viên đội tuyển quốc gia và đội tuyển trẻ quốc gia thì nội dung tuyên truyền tập trung vào các quy định về kiểm tra Doping, quy trình kiểm tra Doping và những điều cần lưu ý. 

- Tăng cường tại các giải trong nước, các địa phương: Ngoài việc tổ hức tuyên truyền, tập huấn về công tác phòng, chống Dopng tại Trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia thì cần tuyên truyền đến các tỉnh, thành phố. Việc truyền thông về công tác phòng, chống Doping thì đối tượng là các vận động viên tuyến 1, tuyến trẻ và tuyến năng khiếu; ....

- Cần có biện pháp xử phạt thật nặng đối với trường hợp cố tình vi phạm để lấy gương răn đe những trường hợp khác và cho các vận động viên mới sau này. 

- Các vận động viên cần tuân thủ nghiêm ngặt quy định về tập luyện, sinh hoạt của các đội tuyển, chỉ được dùng thuốc, thực phẩm chức năng theo chỉ định của bác sĩ, ban huấn luyện đội tuyển.

Bạn đọc có thể tham khảo bài viết sau: Doping là gì? Doping có phải là chất ma túy không?

Bài viết trên luật Minh Khuê đã gửi tới bạn đọc chi tiết về vấn đề: Những hành vi vi phạm Luật phòng, chống Doping. Bạn đọc có bất kỳ thắc mắc về vấn đề pháp lý có thể liên hệ qua số tổng đài 19006162 hoặc thông qua địa chỉ email lienhe@luatminhkhue.vn để được tư vấn cụ thể.