Mục lục bài viết
Do đó, Nhà nước đã có chính sách đồng bộ về đầu tư, đào tạo nghề, xây dựng hệ thống thông tin liên lạc, điều ưa nguồn lợi, dự báo ngư trường, dịch vụ hậu cần cũng như tổ chức các hình thức sản xuất phù hợp để khuyến khích tổ chức cá nhân khai thác thuỷ sản ở các vùng biển phù hợp. Pháp luật đã có một số quy định về vấn đề này như các chủ thể muốn tiến hành khai thác thuỷ sản thì phải xin phép...
1. Về giấy phép khai thác thủy sản
Nhằm bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản một cách bền vững, các tổ chức cá nhân muốn tiến hành khai thác thuỷ sản càn phải có giấy phép khai thác thuỷ sản theo quy định của pháp luật. Hoạt động cấp và thu hồi giấy phép khai thác thuỷ sản mang tính pháp lý nhằm để Nhà nước có thể theo dõi, quản lí và kiểm soát chặt chẽ toàn bộ quá trình khai thác thuỷ sản, hạn chế đến mức thấp nhất việc khai thác thuỷ sản nói riêng và nguồn thuỷ sinh nói chung một cách bừa bãi và trái pháp luật. Tuy nhiên, việc khai thác thuỷ sản bằng tàu cá có trọng tải dưới 0,5 tấn hoặc không sử dụng tàu cá thì không cần phải xin phép. Các trường hợp khác đều phải xin cấp giấy phép khai thác thuỷ sản theo quy định tại Điều 16, Điều 17 Luật thủy sản năm 2003. Giấy phép khai thác thuỷ sản cần phải được quy định đầy đủ về những nội dung như: .Nghề khai thác, ngư cụ khai thác; vùng, tuyến được phép khai thác; thời gian hoạt động khai thác; thời hạn của giấy phép và các nội dung cần thiết khác theo quy định của pháp luật. Nội dung của giấy phép khai thác thuỷ sản cần phải phù hợp với những quy định của pháp luật môi trường về thời gian, phương tiện và công cụ đánh bắt nguồn thuỷ sinh.
Có hai hoạt động tiến hành thường xuyên trong quá trình khai thác thuỷ sản là phải duy trì chế độ báo cáo khai thác thuỷ sàn và phải ghi nhật kí khai thác thuỷ sản. Sau khi được cấp giấy phép khai thác thuỷ sản, các tổ chức cá nhân cần phải báo cáo khai thác thủy sản với cơ quan quản lí thuỷ sản ở địa phương nơi đăng kí tàu cá. Đối với các tàu cá mà chỉ huy tàu phải có bằng thuyền trưởng theo quy định của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn thì chính người thuyền trưởng này cần phải tổ chức thực hiện việc ghi nhật kí khai thác thuỷ sản. Quy định này cũng nhằm đàm bảo sự quản lí chặt chẽ từ phía Nhà nước đối với các hoạt động khai thác thuỷ sản trên các vùng nước nhằm khai thác thuỷ sản bền vững.
Giấy phép khai thác thuỷ sản cố thể sẽ bị thu hồi khi các tổ chức cá nhân không còn đủ các điều kiện cấp giấy phép khai thác thuỷ sản khi họ vi phạm nghiêm trọng các quy định của Luật thuỷ sản về khai thác thuỷ sản, khi đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hoạt động thuỷ sản ba lần trong thời hạn của giấy phép khai thác thuỷ sản, khi các tổ chức cá nhân đó tẩy xoá, sửa chữa nội dung của giấy phép hoặc có các hành vi vi phạm khác mà pháp luật quy định phải thu hồi giấy phép.
2. Quyền và nghĩa vụ của các tổ chức cá nhân trong quá trình khai thác thủy sản
Luật thuỷ sản năm 2003 đã quy định rất cụ thể về quyền lợi của những chủ thể khai thác thuỷ sản. Ngoài việc được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật, chủ thể khai thác thuỷ sản sẽ được Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp do thành quả lao động và kết quả đầu tư trong khai thác thuỷ sản. Quy định này khiến cho các chủ thể yên tâm bỏ vốn, đầu tư công nghệ cũng như toàn bộ công sức trong quá trình khai thác thuỷ sản. Pháp luật quy định các chủ thể khai thác thuỷ sản sẽ được các cơ quan chuyên môn thông báo kịp thời về tình hình diễn biến thời tiết, được thông báo về nguồn lợi thuỷ sản, thông tin về hoạt động thuỷ sản, thị trường thuỷ sản và hướng dẫn về kĩ thuật khai thác thuỷ sản. Ban hành quy định này, Nhà nước tạo cho các chủ thể tiến hành hoạt động thuỷ sản sự yên tâm về chuyên môn. Bên cạnh các quyền lợi cụ thể, các chủ thể còn phải thực hiện các nghĩa vụ trước Nhà nước trong quá trình tiến hành khai thác thuỷ sản. Ngoài việc thực hiện các trách nhiệm được thể hiện trong giấy phép khai thác thuỷ sản như việc nộp thuế, phí, lệ phí theo quy định của pháp luật hay đánh dấu ngư cụ đang được sử dụng tại ngư trường bằng dấu hiệu dễ nhận biết theo quy định của Tổng cục thuỷ sản, các tổ chức cá nhân phải tuân thủ sự kiểm tta, kiểm soát của các lực lượng, cơ quan có thẩm quyền cũng như phải tuân theo các quy định về quản lí vùng khai thác, bảo vệ ttật tự, an ninh trên địa bàn khai thác. Việc phát hiện, tố giác, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về thuỷ sản cũng phải được các chủ thể này tuân thủ.
Mặt khác, Luật thuỷ sản còn có những quy định về nuôi trồng thuỷ sản, về tàu cá và cơ sở dịch vụ hoạt động thuỷ sản, về chế biến, mua bán, xuất nhập khẩu thuỷ sản... nhằm phát triển bền vững nguồn thuỷ sinh.
3. Các cơ quan quản lý nhà nước về kiểm soát suy thoái nguồn thuỷ sinh
Việc kiểm soát suy thoái nguồn thuỷ sinh được tiến hành bởi hệ thống các cơ quan quản lí nhà nước về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản.
Chính phủ thống nhất quản lí nhà nước về kiểm soát suy thoái nguồn thuỷ sinh trên phạm vi cả nước.
Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện chức năng quản lí nhà nước về kiểm soát suy thoái nguồn thuỷ sinh trong phạm vi địa phương.
Tổng cục thuỷ sản trực thuộc Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn thực hiện chức năng quản lí nhà nước về kiểm soát suy thoái nguồn thuỷ sinh, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ quản lí, kiểm soát suy thoái nguồn thuỷ sinh và các hoạt động liên quan đến nguồn thuỷ sinh trong phạm vi cả nước. Tổng cục thuỷ sản có một số quyền và nghĩa vụ cụ thể sau đây:
Thứ nhất, liên quan đến việc đào tạo nhân lực, nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao năng suất giống thuỷ sản, Tổng cục thuỷ sản chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan nghiên cứu và đào tạo trong ngành thuỷ sàn và huy động lực lượng khoa học ngoài ngành tham gia nghiên cứu tạo giống, sản xuất giống. Khuyến khích các cơ quan nghiên cứu, đào tạo giúp đỡ hoặc hợp tác, liên doanh, hên kết với hộ gia đình, cá nhân về sản xuất giống thuỷ sản. Tổng cục thuỷ sản có quy hoạch, kế hoạch đào tạo cán bộ kĩ thuật (kể cả đào tạo ở nước ngoài), để có cán bộ đầu ngành về giống thuỷ sản; trong kế hoạch xây dựng cơ bản hàng năm ưu tiên đầu tư cho các viện, trung tâm nghiên cứu, để các cơ sở này sớm có đủ đỉều kiện và trình độ nghiên cứu về giống ngang tầm với các nước trong khu vực và quốc tế.
Thứ hai, liên quan đến việc thanh tra, kiểm tra các hoạt động thuỷ sản, Tổng cục thuỷ sản giao cho Cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, Vụ nuôi trồng thuỷ sản, Vụ khoa học công nghệ, cùng vói các sở nông nghiệp và phát triển nông thôn có quản lí thuỷ sản tiến hành kiểm ưa, thanh tra định kì việc thực hiện quản lí nhà nước về giống thuỷ sản. Nội dung kiểm tra, thanh tta bao gồm: xem xét đánh giá việc sàn xuất giống nuôi thuỷ sản, chất lượng đàn giống gốc, đàn giống ông bà, giống bố mẹ theo các tiêu chuẩn quy định hiện hành, kiểm ưa việc thực hiện các chủ trương chính sách của ngành và địa phương về công tác quản lí giống thuỷ sản. Kết quà kiểm ưa, thanh ưa và Xử lý được ghi thành biên bản gửi tới cơ sở kiểm tta, thanh tta, cơ quan quản lí cấp ưên và các cơ quan hên quan.
Thứ ba, hên quan đến việc kiểm soát các công cụ, phương thức khai thác thuỷ sản, Tổng cục thủy sản chủ trì phổi hợp với các bộ, ban, ngành trung ương và chính quyền địa phương ưong việc triển khai thực hiện Luật thủy sản và các quy định của Chính phủ về cấm sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc để khai thác thủy sản; chỉ đạo Cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản và các sở nông nghiệp và phát triển nông thôn có quản lí thuỷ sản phối hợp với các lực lượng của các ngành và các địa phương tăng cường công tác quản lí, kiểm ưa, giám sát các hoạt động của tàu thuyền đánh cá trước khi rời bến đi sản xuất trên biển; tiến hành việc kiểm tra, kiểm soát cả trên đất liền, phát hiện các trường hợp tàng trữ, vận chuyển chất nổ, chất độc, xung điện cung cấp cho các tàu thuyền đánh cá và cả các sản phẩm thủy sản bị đánh bắt bằng phương tiện này để Xử lý theo quy định hiện hành. Tổng cục thuỷ sản cũng cần lập các bản dự báo về nguồn lợi thuỷ sản trên các ngư trường theo mùa vụ, theo tháng và nửa tháng để cung cấp kịp thời cho Đài tiếng nói Việt Nam và Đài truyền hình Việt Nam kịp thời phát sóng 2 lần trong 1 tuần.
Cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản trực thuộc Tổng cục thuỷ sản, có nhiệm vụ giúp Tổng cục trưởng Tổng cục thuỷ sản tiến hành các công việc cụ thể nhằm kiểm soát suy thoái trực tiếp nguồn thuỷ sinh.
Bộ tài nguyên và môi trường là cơ quan chuyên môn cao nhất chịu trách nhiệm trước Chính phủ về kiểm soát suy thoái tài nguyên nước nuôi trồng nguồn thuỷ sản nói riêng và nguồn thuỷ sinh nói chung. Bộ tài nguyên và môi trường cũng phải có trách nhiệm cung cấp kịp thời các bản tin diễn biến thời tiết cho các phương tiện thông tin đại chúng để phát sóng hàng ngày đồng thời cung cấp cho Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn để chỉ đạo hoạt động trong ngành nhằm đảm bảo các điều kiện tốt nhất cho nguồn thuỷ sinh.
Tổng cục biển và hải đảo trực thuộc Bộ tài nguyên và môi trường có nghĩa vụ tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án khảo sát, thăm dò, nghiên cứu khoa học biển, hải đảo và đại dương có liên quan đến nguồn thuỷ sinh sau khi được cấp cố thẩm quyền phê duyệt; tham gia thẩm định các dự án khảo sát, thăm dò tài nguyên dưới đáy biển theo phân công của Bộ trưởng Bộ tài nguyên và môi trường; tổ chức quản lí, khai thác các công ưình, phương tiện chuyên dụng phục vụ khảo sát, thăm dò, nghiên cứu biển và đại dương thuộc thẩm quyền quản lí của Bộ tài nguyên và môi trường theo quy định của pháp luật...
Bộ tài nguyên và môi trường và các bộ ngành khác có liên quan như Bộ công an, Bộ quốc phòng... và các cơ quan khác chịu trách nhiệm phối hợp cùng Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn thực hiện chức năng chuyên môn về kiểm soát suy thoái nguồn thuỷ sinh.
Như vậy, trong hệ thống các cơ quan chuyên môn về kiểm soát suy thoái nguồn thuỷ sinh đã có sự phân định chức năng chuyên ngành trong hai lĩnh vực là kiểm soát suy thoái tài nguyên nước nuôi ưồng thuỷ sản và kiểm soát suy thoái nguồn thuỷ sinh. Sự phân định này nhằm đạt được hiệu quả cao nhất trong quản lí nhà nước về kiểm soát suy thoái nguồn thuỷ sinh. Ngoài ra, liên quan đến kiểm soát suy thoái nguồn thuỷ sinh, thực hiện chức năng thanh ưa về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản, thú y đối với động vật và sản phẩm động vật thuỷ sản, bảo vệ môi trường sống của các loài thuỷ sản và về an toàn kĩ thuật các phương tiện, thiết bị nghề cá, đã phân cấp cho ngành thuỷ sản còn có lực lượng Thanh tra bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản. Đây là tổ chóc thanh ưa chuyên ngành. Thanh ưa bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản tổ chức thống nhất ưong cả nước.
Luật Minh Khuê (sưu tầm & biên tập)