Mục lục bài viết
1. Những trường hợp phải đăng ký kinh doanh?
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP Về cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh như sau:
"Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, một số từ ngữ được hiểu như sau:
1. Cá nhân hoạt động thương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “thương nhân” theo quy định của Luật Thương mại. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại sau đây:
a) Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;
b) Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;
c) Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;
d) Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ;
đ) Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;
e) Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.
2. Kinh doanh lưu động là các hoạt động thương mại không có địa điểm cố định."
Nếu như những mô hình kinh doanh nhỏ lẻ, không có địa điểm kinh doanh cố định hoặc thuộc các ngành nghề nêu trên thì sẽ không bắt buộc phải đăng ký kinh doanh.
Theo quy định tại điều 66 Nghị định 78/2015/NĐ-CP hướng dẫn đăng ký doanh nghiệp và Luật Doanh nghiệp năm 2020có quy định:
"Điều 66. Hộ kinh doanh
1. Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng kýkinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.
2. Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương.
3. Hộ kinh doanh có sử dụng từ mười lao động trở lên phải đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định".
Từ hai phân tích trên có thể hiểu trường hợp bắt buộc hay không bắt buộc đăng ký kinh doanh hiện nay luật không có quy định cụ thể, do đó nếu như bạn có địa điểm kinh doanh cố định nên tiến hành đăng ký hộ kinh doanh cá thể.
Còn đối với những ngành nghề đăng ký kinh doanh có điều kiện bạn sẽ bắt buộc phải thực hiện thủ tục thành lập hộ kinh doanh cá thể.
Hồ sơ xin cấp giấy đăng ký kinh doanh hộ cá thể bao gồm
- Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh hộ cá thể;
- Chứng minh thư nhân dân có công chứng của chủ hộ;
- Hợp đồng thuê nhà hoặc mượn nhà nếu địa điểm kinh doanh là đi thuê hoặc mượn.
Kính gửi quý luật sư, Xin tư vấn giúp tôi điều này: Cty mình là cty TNHH Viễn Thông, trụ sở chính của cty mình ở TP. Quy Nhơn, giờ cty muốn mở thêm một showroom trưng bày camera cũng nằm trong TP.Quy Nhơn nhưng khác phường.Như vậy bên mình có cần đăng ký kinh doanh nữa không, rồi đăng ký với cục thuế như thế nào? Xin cảm ơn!
=> Chào bạn, đối với trường hợp này, công ty bạn mở thêm một địa điểm kinh doanh sẽ phải làm thủ tục thông báo thành lập địa điểm kinh doanh gửi lên phòng đăng ký kinh doanh.
Hồ sơ bao gồm :
- Thông báo thành lập địa điểm kinh doanh;
- Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu địa điểm kinh doanh;
- Chứng minh nhân dân photo có công chứng của người đứng đầu;
- Biên bản họp, quyết định của hội đồng thành viên về thành lập địa điểm kinh doanh.
Sau khi có thông báo thành lập địa điểm kinh doanh và được cấp giấy chứng nhận địa điểm kinh doanh, bạn sẽ phải làm thủ tục với bên thuế để kê khai, nộp thuế môn bài cho đơn vị phụ thuộc.
Thưa luật sư, em muốn hỏi: Hình thức buôn bán online của sinh viên qua mạng không có cửa hàng chính thức chỉ có phòng trọ chứa hàng hoặc theo hình thức order thì có phải nộp thuế không ? nếu có thì sẽ nộp như thế nào ạ? Hoặc em thấy có những người sang Hàn Quốc mua mĩ phẩm số lượng lớn về bán ở phòng trọ chứ không phải cửa hàng mở chính thức thì có cần đăng ký kinh doanh và nộp thuế như bình thường không ạ? nếu không nộp thuế đó có bị coi là một hình thức gian lận thương mại không ạ? Em cảm ơn !
=> Bạn lưu ý trường hợp của bạn sẽ không bắt buộc phải đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên theo quy định của pháp luật thuế bạn sẽ phải tiến hành thủ tục kê khai và nộp thuế theo quy định của pháp luật nếu như có tiến hành hoạt động kinh doanh.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.
2. Quy định về tên doanh nghiệp như thế nào ?
"Điều 18. Các vấn đề khác liên quan đến đặt tên doanh nghiệp1. Tên doanh nghiệp bao gồm hai thành tố:a) Loại hình doanh nghiệp;b) Tên riêng của doanh nghiệp.2. Trước khi đăng ký tên doanh nghiệp, doanh nghiệp tham khảo tên các doanh nghiệp đã đăng ký trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.3. Phòng Đăng ký kinh doanh có quyền chấp thuận hoặc từ chối tên dự kiến đăng ký của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật và quyết định của Phòng Đăng ký kinh doanh là quyết định cuối cùng.4. Các doanh nghiệp hoạt động theo Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) được tiếp tục sử dụng tên doanh nghiệp đã đăng ký và không bắt buộc phải đăng ký đổi tên."
>> Tham khảo dịch vụ: Tư vấn thành lập doanh nghiệp tại Hà Nội;
3. Giải đáp thắc mắc về xử phạt đăng ký kinh doanh?
Luật sư phân tích:
1. Đối tượng không phải đăng ký kinh doanh:
Nghị định 39/2007/NĐ-CP quy định về cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh như sau:
- Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;
- Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;
- Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;
- Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ;
- Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;
- Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.
Ngoài những đối tượng trên, các trường hợp kinh doanh khác đều phải thực hiện đăng ký kinh doanh. Có thể lựa chọn một trong các mô hình để hoạt động đăng ký kinh doanh sau: hộ gia đình, hợp tác xã, công ty tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, công ty cổ phẩn. Nếu chỉ kinh doanh không muốn thành lập doanh nghiệp thì kinh doanh theo hộ gia đình sẽ đơn giản về hoạt động, thủ tục nhất.
2. Ngành nghề, hàng hóa dịch vụ được kinh doanh
a, Cá nhân, hộ gia đình, tổ chức được phép kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật, trừ các loại hàng hóa, dịch vụ sau đây:
- Hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật;
- Hàng lậu, hàng giả, hàng không rõ xuất xứ, hàng quá thời hạn sử dụng, hàng không bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật; hàng không bảo đảm chất lượng, bao gồm hàng mất phẩm chất, hàng kém chất lượng, hàng nhiễm độc và động, thực vật bị dịch bệnh;
- Hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh theo quy định của pháp luật.
b. Trường hợp kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện, phải tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan đến việc kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ này.
c, Cá nhân hoạt động thương mại, hộ gia đình, doanh nghiệp phải tuân thủ pháp luật về thuế, giá, phí và lệ phí liên quan đến hàng hóa, dịch vụ kinh doanh. Trường hợp kinh doanh thực phẩm và dịch vụ ăn uống, phải bảo đảm đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với việc kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ này.
3. Thành lập hộ kinh doanh:
a, Quy định về hộ kinh doanh
- Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.
- Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện,
- Hộ kinh doanh có sử dụng từ mười lao động trở lên phải đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định.
- Quy mô gọn nhẹ, chế độ chứng từ sổ sách kế toán đơn giản, phù hợp với cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ,
- Không có tư cách pháp nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của chủ hộ.
- Nộp thuế: Thuế môn bài; Ngoài ra nộp thuế thu nhập cá nhân và thuế GTGT nếu thu nhập trên 100 triệu đồng/năm
b, Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh
- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh (theo mẫu).
- Bản sao hợp lệ Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình và bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.
c, Thẩm quyền giải quyết
Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh
Thời gian giải quyết: 3 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
4. Hành vi vi phạm về hoạt động kinh doanh theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Đối với hành vi vi phạm về hoạt động kinh doanh theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (khoản 7 điều 1 NGHỊ ĐỊNH 124/2015/NĐ-CP)
STT | Hành vi vi phạm | Tiền phạt |
1 | Hoạt động kinh doanh không đúng địa điểm, trụ sở ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh | Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 |
2 | Hoạt động kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh mà không có Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh theo quy định. | Từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 |
3 | Hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định. | Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 |
... |
Đối với hành vi vi phạm về hoạt động kinh doanh theo giấy phép kinh doanh (khoản 8 điều 1 NGHỊ ĐỊNH124/2015/NĐ-CP) | ||
STT | Hành vi vi phạm | Hình thức xử phạt |
1 |
| Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 |
2 | Kinh doanh không đúng phạm vi, đối tượng, quy mô, thời gian, địa bàn, địa điểm, mặt hàng ghi trong Giấy phép kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh được cấp | Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 |
3 |
| Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 |
4 | Đối với đối tượng hoạt động sản xuất công nghiệp hoặc kinh doanh phân phối, bán buôn sản phẩm rượu, sản phẩm thuốc lá và nguyên liệu thuốc lá thực hiện hành vi vi phạm hành chính nêu trên. | Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt tương ứng với các hành vi vi phạm nêu trên |
5 |
| Phạt bổ sung |
>> Xem thêm: Cá nhân, hộ gia đình phải đăng ký kinh doanh khi nào?
4. Kinh doanh hàng hóa không có trong giấy đăng ký kinh doanh xử phạt ?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ theo quy định tại điều 7 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định như sau :
"Điều 7. Quyền của doanh nghiệp
1. Tự do kinh doanh ngành, nghề mà luật không cấm.
2. Tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh; chủ động điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh doanh.
3. Lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn.
4. Tự do tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng.
5. Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu.
6. Tuyển dụng, thuê và sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động.
7. Chủ động ứng dụng khoa học và công nghệ để nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh; được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
8. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của doanh nghiệp.
9. Từ chối yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân về cung cấp nguồn lực không theo quy định của pháp luật.
10. Khiếu nại, tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật.
11. Quyền khác theo quy định của pháp luật."
Như vậy, công ty của bạn được kinh doanh những nghành nghề mà không quy định trong danh sách nghành nghề nhưng phải không thuộc các nghành nghề mà pháp luật cấm.
Thưa luật sư, Tôi xin hỏi luật sư một việc như sau: Công ty tôi làm về may mặc, Công ty chưa có nhà xưởng cố định nên đi thuê nhà xưởng tạm thời trong 1 năm vậy có phải làm thay đổi đăng ký kinh doanh không? hay chi cần báo lên cơ quan thuế ? Tôi xin cam ơn.
=> Theo quy định tại Nghị định 78/2015/NĐ-CP quy định về các trường hợp phải thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp như sau :
a. Thông báo thay đổi người đại diện theo pháp luật;
b. Thay đôi địa chỉ trụ sở công ty
c. Thay đổi nghành nghề kinh doanh
Như vậy, nếu công ty chị chưa có nhà xưởng cố định mà thay đổi nhà xưởng mà trụ sở công ty nếu trùng hợp với nhà xưởng thì bạn phải thực hiện thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh.
Thưa luật sư, xin hỏi: Mình đang muốn xin giấy đăng ký kinh doanh cá thể tại điểm thuê nhà. Xin hỏi luật sư cần những giấy tờ gì để đi xin giấy đăng ký kinh doanh.
=> Căn cứ theo nghị định 78/2015/NĐ-CP quy định về hồ sơ đăng ký kinh doanh hộ gia đình như sau :
1. Cá nhân, nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình gửi Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh. Nội dung Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh gồm:
a) Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh; số điện thoại, số fax, thư điện tử (nếu có);
b) Ngành, nghề kinh doanh;
c) Số vốn kinh doanh;
d) Số lao động;
đ) Họ, tên, chữ ký, địa chỉ nơi cư trú, số và ngày cấp Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân thành lập hộ kinh doanh đối với hộ kinh doanh do nhóm cá nhân thành lập, của cá nhân đối với hộ kinh doanh do cá nhân thành lập hoặc đại diện hộ gia đình đối với trường hợp hộ kinh doanh do hộ gia đình thành lập.
Kèm theo Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh phải có bản sao hợp lệ Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình và bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.
2. Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu có đủ các điều kiện sau đây:
a) Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh;
b) Tên hộ kinh doanh dự định đăng ký phù hợp quy định tại Điều 73 Nghị định này;
c) Nộp đủ lệ phí đăng ký theo quy định.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập hộ kinh doanh.
3. Nếu sau 03 ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh thi người đăng ký hộ kinh doanh có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
4. Định kỳ vào tuần làm việc đầu tiên hàng tháng, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện gửi danh sách hộ kinh doanh đã đăng ký tháng trước cho cơ quan thuế cùng cấp, Phòng Đăng ký kinh doanh và cơ quan quản lý chuyên ngành cấp tỉnh.
Như vậy, nếu trường hợp bạn thuê nhà thì phải có hợp đồng công chứng thuê nhà giữa các bên trong trường hợp thuê nhà trên 6 tháng.
5. Thắc mắc về ngành nghề tư vấn đấu thầu?
>> Luật sư tư vấn pháp luật doanh nghiệp trực tuyến gọi: 1900.6162
Trả lời:
Điều 28 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp như sau:
"Điều 28. Nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
1. Tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp;
2. Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;
3. Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần; đối với thành viên hợp danh của công ty hợp danh; đối với chủ doanh nghiệp của doanh nghiệp tư nhân. Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp và địa chỉ trụ sở chính của thành viên là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn;
4. Vốn điều lệ đối với công ty, vốn đầu tư đối với doanh nghiệp tư nhân."
Theo quy định của luật doanh nghiệp hiện hành thì khi đăng ký thành lập doanh nghiệp các doanh nghiệp sẽ không phải ghi ngành, nghề kinh doanh vào Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và doanh nghiệp có quyền tự do kinh doanh tất cả các ngành nghề mà pháp luật không cấm. Như vậy, có nghĩa là công ty bạn không cần ghi mục Tư vấn đấu thầu vào Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mà chỉ cần thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh về vấn đề này.
Trường hợp trong bản tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong bản tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề, rất mong nhận được phản ánh của quý khách tới địa chỉ email Tư vấn pháp luật doanh nghiệp qua Email hoặc tổng đài tư vấn trực tuyến: 1900.6162.Chúng tôi sẵn sàng giải đáp. Trân trọng!