1. Quản trị và vận hành công ty cố phần

Công ty cổ phần có sự tách bạch giữa quyền sở hữu và quyền quản lý, điều hành công ty bởi các cổ đông không tham gia trực tiếp điều hành các hoạt động thường nhật của công ty. Việc quản trị công ty cổ phần khác và phức tạp hơn so với việc quản trị các loại công ty khác. Do đó quản trị công ty cổ phần luôn luôn được sự quan tâm không chi của các thương nhân, người đầu tư, các nhà kinh tế, mà còn của các luật gia. Quản trị công ty cổ phần được hiểu theo nhiều nghĩa rộng hẹp khác nhau. Theo nghĩa rộng nhất nó bao gồm tất cả các mối quan hệ liên quan tói sự ra quyết định của công ty như môì quan hệ giữa cổ đông, các chủ nợ, người lao động, người cung câp nguyên, nhiên vật liệu, khách hàng, nhà nước với công ty. Tuy nhiên giáo trình này chỉ đề cập tói quản trị công ty với nghĩa hẹp liên quan tói quản lý nội bộ công ty.
Những yếu tố cơ bản trong quản trị và vận hành công ty cố phần?
Cơ câu quyền lực hay tổ chức bộ máy quản lý, điều hành của công ty hiện nay trên thể giới có nhiều mô hình, nhung trong đó người ta hay nhắc tới mô hình quản trị "đơn cap" (one- tier) và mô hình quản trị "song cap" (two- tiers). Mô hình quản trị công ty cổ phần của Hoa Kỳ là điển hình của mô hình quản trị đơn cấp. Mô hình quản trị công ty cổ phần của Đức và một nước khác là mô hình quản trị song cấp. Mô hình quản trị công ty cổ phần ở Nhật Bản cũng gây được sự chú ý lớn. Các mô hình này được thể hiện trong các sơ đổ cơ bản sau mà một số học giả đã thiết lập:
Những yếu tố cơ bản trong quản trị và vận hành công ty cố phần?

2. Đại hội đông cổ đông

Tổ chức
Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyết định cao nhát bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết của công ty cổ phần. Đại hội đổng cổ đông có chức năng chung của hội đổng là ra các quyết nghị liên quan tới các vấn đề lớn của tổ chức. Luật Doanh nghiệp 2020 xác định các vấn để lớn đó bao gồm:
- Định hướng phát triển của công ty;
- Chào bán loại cổ phẩn và tổng số cổ phần của từng loại;
- Mức cổ tức hàng năm của từng loại cổ phần, trừ khi Điều lệ công ty có quy định khác;
- Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đổng quản trị, thành viên Ban kiểm soát;
- Đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty, nếu Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ khác;
- Sửa đối, bổ sung Điều lệ công ty, trừ trường hợp điều chỉnh vốn điều lệ do bán thêm cổ phẩn mới trong phạm vi số lượng cổ phần được quyền chào bán quy định tại Điều lệ công ty;
- Báo cáo tài chính hàng năm;
- Mua lại trên 10% tổng số cổ phần đã bán của mỗi loại;
- Xem xét và xử lý các vi phạm của Hội đổng quản trị, Ban kiếm soát gây thiệt hại cho công ty và cổ đông công ty;
- Tố chức lại, giải thể công ty.
Ngoài ra, Đại hội đổng cổ đông còn phải ra quyết nghị về các vấn đề khác do pháp luật hoặc Điều lệ công ty quy định.
Cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông được tổ chức hàng năm trong thời hạn bốn tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Đại hội đồng cổ đông có thể bị Hội đổng quản trị triệu tập họp bất thường trong các trường hợp như: (1) Hội đổng quản trị xét thấy cần thiết vì lợi ích của công ty; hoặc (2) số thành viên Hội đồng quản trị còn lại ít hơn số thành viên theo quy định của pháp luật; hoặc (3) theo yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ thông trong thời hạn liên tục ít nhất sáu tháng hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn theo quy định của Điều lệ công ty; hoặc (4) Ban kiểm soát yêu cầu; hoặc (5) có yêu cầu của pháp luật hay của Điều lệ công ty. Ban kiểm soát có quyền triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông khi mãn hạn theo quy định mà Hội đồng quản trị không triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông bất thường. Nếu Ban kiểm soát không triệu tập họp Đại hội đổng cổ đông trong thời hạn quy định, thì cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 10% tôhg số cổ phần phổ thông trong thời gian liên tục ít nhất sáu tháng hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn theo quy định của Điều lệ công ty có quyền triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông bất thường.
Danh sách cổ đông có quyền dự họp Đại hội đổng cổ đông được lập dựa trên số đăng ký cổ đông của công ty và được lập xong chậm nhất ba mươi ngày trước ngày khai mạc họp Đại hội đổng cổ đông, trừ khi Điều lệ công ty quy định một thời hạn khác ngắn hơn. Cổ đông là tổ chức có quyền cử một hoặc một số người đại diện theo ủy quyền thực hiện các quyền cổ đông của mình.
Thủ tục họp
Trừ khi Điều lệ công ty có quy định khác, người triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông phải gửi thông báo mời họp đến tất cả cổ đông có quyền dự họp chậm nhất bảy ngày làm việc trước ngày khai mạc. Thông báo phải nói rõ thời gian, địa điểm họp, và gửi kèm theo chương trình họp, phiếu biểu quyết, các tài liệu thảo luận làm cơ sở thông qua quyết định và dự thảo nghị quyết đối với từng vấn đề trong chương trình họp.
Chương trình nghị sự được dự kiêh bởi người triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ thông trong thời gian liên tục ít nhất sáu tháng hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn theo quy định của Điều lệ công ty có quyêh kiến nghị đưa vấn để vào chương trình nghị sự. Tuy nhiên kiêh nghị chỉ chính thức được bổ sung vào chương trình nghị sự khi được Đại hội đồng cổ đông châp thuận.
Nếu Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ khác, thì cuộc họp Đại hội đồng cổ đông được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện ít nhất 65% tổng số cổ phẩn có quyền biểu quyết. Trường họp cuộc họp không đủ điều kiện tiến hành với tỷ lệ này, thì cuộc họp lẩn thứ hai được phép triệu tập trong thời hạn ba mươi ngày kể từ ngày dự định họp lần thứ nhất với tỷ lệ dự họp ít nhất là 51% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết, trừ khi Điều lệ công ty quy định một tỷ lệ khác. Cuộc họp lần thứ hai bất thành bởi không đáp ứng được điều kiện về tỷ lệ dự họp thì cuộc họp lần thứ ba được phép triệu tập trong thời hạn hai mươi ngày kể từ ngày dự định họp lần thứ hai và không phụ thuộc vào tỷ lệ tham dự.
Đại hội đồng cổ đông thông qua các quyết định thuộc thẩm quyền bằng hình thức biểu quyết tại cuộc họp hoặc lấy ý kiến bằng văn bản. Nếu Điều lệ công ty không quy định khác, thì quyết định của Đại hội đổng cổ đông phải thông qua bằng hình thức biểu quyết tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông về các vấn đề sau đây:
- Sửa đổi, bổ sung Điểu lệ công ty;
- Thông qua định hướng phát triển công ty;
- Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán;
- Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đổng quản trị và Ban kiểm soát;
- Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty nếu Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ khác;
- Thông qua báo cáo tài chính hàng năm;
- Tổ chức lại, giải thể công ty.
Công ty phải lập sổ biên bản của công ty để ghi chép các cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông. Biên bản phải làm xong và thông qua tại phiên họp, và phải được gửi đêh tất cả cổ đông trong thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày bế mạc cuộc họp. Công ty phải lập hổ sơ về cuộc họp để lun giữ. Hồ sơ gồm có: Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông; phụ lục danh sách cổ đông đăng ký dự họp; toàn văn nghị quyết đã được thông qua; và tài liệu có liên quan gửi kèm theo thông báo mời họp.
Hiệu lực của quyết nghị
Quyết định của Đại hội đồng cổ đông được coi là thông qua tại cuộc họp khi đáp ứng đủ các điều kiện sau: (1) Quyết định đó được số cổ đông đại diện ít nhất 65% tổng số phiêù biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp châp thuận; trừ khi Điều lệ công ty quy định một tỷ lệ khác; (2) quyết định phải được số cổ đông đại diện ít nhất 75% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp chấp thuận (trừ trường họp một tỷ lệ khác do Điểu lệ công ty quy định), nếu quyết định này liên quan tói loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán; sửa đổi, bổ sung Điểu lệ công ty; tổ chức lại, giải thể công ty; đầu tư hoặc bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty khi Điều lệ công ty không có quy định khác; và (3) quyết nghị về thành viên Hội đổng quản trị và thành viên Ban kiểm soát đã được bầu theo phương thức bầu dồn phiếu.
Quyết nghị được thông qua dưới hình thức lấy ý kiến bằng văn bản phải được số cổ đông đại diện ít nhất 75% tông số phiếu biểu quyết châ'p thuận. Tuy nhiên Điều lệ công ty có thể quy định một tỷ lệ khác.
Luật Doanh nghiệp 2020 quy định dứt khoát như sau: "Các quyết định được thông qua tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông với số cổ đông trực tiếp và uỷ quyển tham dự đại diện 100% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết là hợp pháp và có hiệu lực ngay cả khi trình tự và thủ tục triệu tập, nội dung chương trình họp và thể thức tiến hành họp không được thực hiện đúng như quy định". Giả định rằng trình tự, thủ tục triệu tập và thể thức tiêh hành họp do Điều lệ quy định bị vi phạm trong trường hợp nói trên mà quyết nghị của Đại hội đổng cổ đông vẫn có hiệu lực, thì buộc phải xem rằng: giá trị của Đại hội đổng cổ đông sáng lập không bằng giá trị của Đại hội đồng cổ đông thường niên hay Đại hội đổng cổ đông bất thường trong trường họp hai Đại hội đồng cổ đông nói sau không nhóm họp vì mục đích sửa đổi Điểu lệ công ty.
Quyết định của Đại hội đổng cổ đông phải được thông báo đêh cổ đông có quyền dự họp Đại hội đổng cổ đông. Cổ đông, thành viên Hội đổng quản trị, Giám đổc hoặc Tổng giám đốc, Ban kiểm soát có quyền yêu cầu toà án hoặc trọng tài xem xét, huỷ bỏ quyết định của Đại hội đổng cổ đông nếu: (1) Trình tự và thủ tục triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông không thực hiện đúng theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty; và (2) trình tự, thủ tục ra quyết định và nội dung quyết định vi phạm pháp luật hoặc Điều lệ công ty. Thời hiệu yêu cầu tuyên vô hiệu quyết định của Đại hội đồng cổ đông nói trên là 90 ngày kể từ ngày nhận được biên bản họp Đại hội đồng cổ đông hoặc biên bản kết quả kiểm phiêù lấy ý kiến Đại hội đồng cổ đông

3. Hội đồng quản trị

Hội đồng quản trị được Luật Doanh nghiệp 2020 định nghĩa là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hoạt động của Hội đồng quản trị mang lại kết quả kinh doanh cụ thể của công ty và tiềm ẩn nhiều nguy cơ xâm hại tới lợi ích của công ty và của các cổ đông.
Tố chức
Hội đổng quản trị có từ ba thành viên đến mười một thành viên được Đại hội đồng cổ đông bầu. Tuy nhiên Điều lệ công ty có thể quy định một số lượng khác. Nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị là năm năm. Thành viên Hội đồng quản trị không nhất thiết là cổ đông của công ty, có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Thành viên Hội đồng quản trị trước hết phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, và không bị câm quản lý công ty. Đây là tiêu chuấn chung của mọi thành viên Hội đổng quản trị. Nếu cá nhân là cổ đông của công ty thì phải sở hữu ít nhất 5% tổng số cổ phẩn phổ thông mới được bầu làm thành viên Hội đổng quản trị. Trong trường hợp cá nhân không phải là cổ đông của công ty được lựa chọn làm thành viên Hội đổng quản trị phải đáp ứng tiêu chuấn như: có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản lý kinh doanh hoặc trong ngành, nghề kinh doanh chủ yếu của công ty hoặc đáp ứng được các quy định khác của Điều lệ công ty. Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định riêng đối với thành viên Hội đồng quản trị của công ty có vốn nhà nước như sau: "Đôì với công ty con là công ty mà Nhà nước sở hữu số cổ phần trên 50% vốn điều lệ thì thành viên Hội đổng quản trị không được là người liên quan của người quản lý, người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý công ty mẹ".
Việc bầu thành viên Hội đồng quản trị phải theo phưong thức bầu dồn phiếu. Việc bầu dồn phiếu được mô tả như sau: "mỗi cổ đông có tổng số phiếu biểu quyết tưong ứng với tổng số cổ phần sở hữu nhân với số thành viên được bầu của Hội đồng quản trị hoặc Ban kiểm soát và cổ đông có quyển dổn hết tổng số phiếu bầu của mình cho một hoặc một số ứng cử viên".
Hội đồng quản trị có các quyền hạn và nhiệm vụ sau:
- Quyết định chiêh lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hàng năm của công ty;
- Kiến nghị loại cổ phần và tổng sớ cổ phần được quyền chào bán của từng loại;
- Quyết định chào bán cổ phần mới trong phạm vi số cổ phẩn được quyền chào bán của từng loại; quyết định huy động thêm vốn theo hình thức khác;
- Quyết định giá chào bán cổ phần và trái phiêù của công ty;
- Quyết định mua lại cổ phẩn;
- Quyết định phưong án đầu tư và dự án đầu tư trong phạm vi thẩm quyền;
- Quyết định giải pháp phát triên thị trường, tiêp thị và công nghệ;
- Thông qua họp đồng mua, bán, vay, cho vay và hợp đổng khác có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn do Điều lệ công ty quy định, trừ các giao dịch có khả năng tư lợi do luật định;
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký hợp đồng, châm dứt hợp đổng đối vói Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý quan trọng khác do Điều lệ công ty quy định;
- Quyết định mức lương và lợi ích khác của những người quản lý đó;
- Cử người đại diện theo uỷ quyền thực hiện quyền sở hữu cổ phần hoặc phần vôn góp ở công ty khác, quyết định mức thù lao và lợi ích khác của những người đó;
- Giám sát, chi đạo Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác trong điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của công ty;
- Quyết định cơ câù tổ chức, quy chê' quản lý nội bộ công ty, quyết định thành lập công ty con, lập chi nhánh, văn phòng đại diện và việc góp vốn, mua cổ phẩn của doanh nghiệp khác;
- Duyệt chương trình, nội dung tài liệu phục vụ họp Đại hội đồng cổ đông, triệu tập họp Đại hội đổng cổ đông hoặc lấy ý kiến để Đại hội đổng cổ đông thông qua quyết định;
- Trình báo cáo quyết toán tài chính hàng năm lên Đại hội đồng cổ đông;
- Kiến nghị mức cổ tức được trả; quyết định thời hạn và thủ tục trả cổ tức hoặc xử lý lỗ phát sinh trong quá trình kinh doanh;
- Kiến nghị việc tổ chức lại, giải thể hoặc yêu cầu phá sản công ty
Ngoài ra Hội đổng quản trị có thể có các quyền hạn và nhiệm vụ khác do pháp luật hoặc Điều lệ công ty quy định. Để bảo đảm thực hiện được đầy đủ nhiệm vụ quyền hạn của Hội đổng quản trị, Luật Doanh nghiệp 2020 quy định các thành viên Hội đồng quản trị có quyền yêu cầu bất kỳ người quản lý nào trong công ty cung cấp thông tin, tài liệu, tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh của công ty, cũng như của bất kỳ đơn vị nào của công ty. Đạo luật này cũng đặt ra nghĩa vụ của người được yêu cầu phải cung cap kịp thời, đầy đủ, và chính xác các thông tin, tài liệu theo yêu cầu của thành viên Hội đổng quản trị
Hội đồng quản trị làm việc theo chế độ tập thể và ra các quyết định thông qua hình thức biểu quyết tại cuộc họp hoặc lấy ý kiêh bằng văn bản. Mỗi thành viên Hội đổng quản trị có một phiếu biểu quyết.
Luật Doanh nghiệp 2020 quy định: "Trong trường hợp quyết định do Hội đồng quản trị thông qua trái với quy định của pháp luật hoặc Điều lệ công ty gây thiệt hại cho công ty thì các thành viên châp thuận thông qua quyết định đó phải cùng liên đới chịu trách nhiệm cá nhân về quyết định đó và phải đền bù thiệt hại cho công ty; thành viên phản đôì thông qua quyết định nói trên được miễn trừ trách nhiệm"
Quy định trên cho thấy biểu quyết công khai là cách thức thông qua các quyết nghị của Hội đổng quản trị các công ty cổ phần ở Việt Nam mà pháp luật ngụ ý chỉ dẫn. Bất kể cổ đông nào là cổ đông liên tục của công ty trong vòng một năm trở lên đều có thể yêu cầu Hội đổng quản trị đình chỉ thực hiện quyết định sai trái nói trên.
Hội đổng quản trị có Chủ tịch Hội đổng quản trị do Đại hội đổng cổ đông hoặc Hội đổng quản trị bầu. Chủ tịch Hội đồng quản trị có thể kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Chủ tịch Hội đồng quản trị có thể uỷ quyền bằng văn bản cho một thành viên khác để thực hiện các quyển hạn và nhiệm vụ thay mình khi vắng mặt. Nếu quy tắc này không được thực hiện vì bất cứ lý do gì, thì các thành viên còn lại của Hội đồng quản trị bầu một người trong số họ tạm thời giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị theo nguyên tắc đa số quá bán.
Chủ tịch Hội đồng quản trị có các chức năng chủ yêù là lập chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng quản trị; chủ tọa các cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông và của Hội đổng quản trị; giám sát việc thực hiện các quyết định của Hội đổng quản trị.
Thủ tục làm việc
Hoạt động chủ yếu của Hội đổng quản trị giông như bất kỳ cơ chếhội đồng nào là họp. Cuộc họp của Hội đồng quản trị có thể được tổ chức định kỳ hoặc bất thường do Chủ tịch Hội đổng quản trị triệu tập bất cứ khi nào khi xét thấy cẩn thiết, nhưng mỗi quý phải họp ít nhất một lần. Việc triệu tập họp là bắt buộc trong trường họp có đề nghị của Ban kiểm soát hoặc của Giám đốc (Tổng giám đốc) hoặc của ít nhất năm người có chức danh quản lý khác hoặc của ít nhất hai thành viên Hội đồng quản trị. Điều lệ công ty có thể quy định các trường họp phải họp bắt buộc khác. Đề nghị Hội đồng quản trị họp phải được lập thành văn bản nêu rõ mục đích, nội dung của cuộc họp và vấn đề cần quyết định trong phạm vi thẩm quyển của Hội đồng quản trị. Nếu Chủ tịch Hội đồng quản trị không triệu tập họp Hội đổng quản trị theo đề nghị bắt buộc trong thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày nhận được đề nghị, thì Chủ tịch Hội đồng quản trị phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại xảy ra đối với công ty, và người đề nghị có quyền thay thế Hội đổng quản trị triệu tập họp Hội đồng quản trị.
Người triệu tập họp Hội đồng quản trị phải gửi thông báo mời họp chậm nhất năm ngày làm việc trước ngày họp, trừ khi Điều lệ công ty có quy định thời hạn khác. Thông báo mời họp phải xác định cụ thể thời gian và địa điểm họp, chương trình, các vấn đề cần thảo luận và quyết định, đồng thời gửi kèm theo tài liệu sử dụng tại cuộc họp và phiêù biểu quyết của thành viên.
Thành viên Ban kiểm soát, Giám đôc (Tổng giám đốc) mà không phải là thành viên Hội đồng quản trị có quyền dự các cuộc họp của Hội đồng quản trị và thảo luận, nhung không có quyền biêù quyết.
Cuộc họp Hội đổng quản trị được tiến hạnh khi có từ ba phần tư tổng số thành viên Hội đồng quản trị trở lên dự họp. Thành viên Hội đổng quản trị được uỷ quyền cho người khác dự họp nếu được đa số thành viên Hội đồng quản trị chấp thuận.
Hội đổng quản trị phải lập sổ biên bản để ghi chép các cuộc họp. Biên bản họp Hội đồng quản tri và tài liệu sử dụng trong cuộc họp phải được lưu giữ tại trụ sở chính của công ty.
Hiệu lực của quyêỉ nghị
Quyết nghị của Hội đổng quản trị được thông qua theo nguyên tắc đa số thành viên dự họp châp thuận. Trong trường họp số phiêù biểu quyết ngang nhau, thì quyết định cuối cùng thuộc về phía có ý kiêh của Chủ tịch Hội đổng quản trị.

4. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc

Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người trực tiếp điều hành cưc hoạt động thường nhật của công ty, và chịu sự giám sát của Hội đổng quản trị và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị. và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Giám đôc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty, nêu Điều lệ công ty không quy định Chủ tịch Hội đồng quản trị có địa vị như vậy. Giám đôc hoặc Tổng giám đốc công ty không được đổng thòi làm Giám đôc hoặc Tổng giám đốc của một công ty khác.
Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có các quyền và nhiệm vụ sau: (1) Quyết định các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hàng ngày của công ty mà không cần phải có quyết định của Hội đổng quản trị; (2) tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị; (3) tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty; (4) kiêh nghị phương án cơ câu tổ chức, quy chê' quản lý nộỉ bộ công ty; (5) bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị; (6) quyết định lương và phụ cấp (nếu có) đối vói người lao động trong công ty, kê’ cả người quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc; (7) tuyển dụng lao động; và (9) Kiến nghị phương án trả cổ tức hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh. Ngoài ra, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc còn có các quyền hạn và nhiệm vụ khác do pháp luật hoặc Điều lệ công ty quy định.
Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có nghĩa vụ tuân thủ các quy định của pháp luật và của Điều lệ công ty, cũng như hợp đổng lao động ký kết giữa Giám đốc hoặc Tổng giám đốc với công ty, và quyết định của Hội đồng quản trị. Nếu vi phạm nghĩa vụ này mà gây thiệt hại cho công ty, thì Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và phải bồi thường thiệt hại cho công ty.

5. Ban kiểm soát

Ban kiểm soát là một định chế phải có của công ty cổ phần có từ 11 cổ đông trở lên. Trong cơ câù quyền lực kiểm soát và đôì trọng lẫn nhau, Ban kiểm soát có vai trò râ't quan trọng trong việc bảo đảm hoạt động quản lý và điều hành lành mạnh của công ty cổ phần. Ban kiểm soát được câù tạo bởi từ ba tới năm thành viên do Đại hội đồng cổ đông bầu, trong đó có ít nhất một thành viên là kê' toán viên hoặc kiểm toán viên. Thành viên Ban kiểm soát không nhất thiết phải là cổ đông hoặc người lao động của công ty. Nhiệm kỳ của Ban kiểm soát được giới hạn trong phạm vi năm năm. Các thành viên của Ban kiếm toán được bầu lại không hạn chế nhiệm kỳ. Ban kiểm soát có một trưởng ban được các thành
viên Ban kiểm soát bầu từ một thành viên trong số họ. Điểu lệ công ty có thể quy định về số lượng thành viên Ban kiểm soát và phải quy định về quyền hạn và nhiệm vụ của Trưởng Ban kiểm soát trên cơ sở nguyên tắc Ban kiểm soát phải chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông về việc thực hiện các nhiệm vụ được giao.
Nghiên cứu các nhiệm vụ và quyền hạn của Ban kiểm soát, chúng ta có thể thấy cơ câu phân chia quyền lực trong công ty cổ phần. Luật Doanh nghiệp 2020 quy định Ban kiểm soát có các quyền hạn và nhiệm vụ sau:
- Giám sát Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng giám đốc) trong việc quản lý và điều hành công ty;
- Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính.
- Thẩm định báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo tài chính hàng năm và sáu tháng của công ty, báo cáo đánh giá công tác quản lý của Hội đổng quản trị;
- Trình báo cáo thẩm định báo cáo tài chính, báo cáo tình hình kinh doanh hàng năm của công ty và báo cáo đánh giá công tác quản lý của Hội đổng quản trị lên Đại hội đổng cổ đông tại cuộc họp thường niên;
- Xem xét sổ kê' toán và các tài liệu khác của công ty, các công việc quản lý, điều hành hoạt động của công ty bất cứ khi nào nếu xét thây cần thiết hoặc theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông hoặc theo yêu cầu cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 10% tổng số cổ phẩn phổ thông trong thời gian liên tục ít nhất sáu tháng hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn theo quy định của Điều lệ công ty;
- Khi có yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông nêu trên, Ban kiểm soát thực hiện kiểm tra trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu;
- Báo cáo giải trình về những vấn đề được yêu cầu kiểm tra đêh Hội đồng quản trị và cổ đông hoặc nhóm cổ đông có yêu cầu nói trên trong thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày kết thúc kiểm tra;
- Kiến nghị Hội đồng quản trị hoặc Đại hội đồng cổ đông các biện pháp sửa đổi, bổ sung, cải tiến cơ câu tổ chức quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của công ty;
- Thông báo ngay bằng văn bản vói Hội đồng quản trị, yêu cầu người có hành vi vi phạm châm dứt hành vi vi phạm và có giải pháp khắc phục hậu quả khi phát hiện có thành viên Hội đổng quản trị, Giám đôc hoặc Tổng giám đôc vi phạm nghĩa vụ của người quản lý công ty;
- Sử dụng tư vấn độc lập để thực hiện các nhiệm vụ được giao
Ngoài các quyền hạn và nhiệm vụ của thể như trên, Ban kiểm soát có thể phải thực hiện các quyền hạn và nhiệm vụ khác theo các quy định của pháp luật hoặc Điều lệ công ty, hoặc theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông.
Để bảo đảm cho việc thực hiện đúng và có hiệu quả các quyền hạn và nhiệm vụ của Ban kiểm soát, Luật Doanh nghiệp 2020 ấn định nghĩa vụ cung câp thông tin, tài liệu cần thiết của những người có chức danh quản lý trong công ty, và quyền được tiếp cận thông tin, tài liệu của thành viên Ban kiểm soát. Cũng nhằm bảo đảm cho năng lực và bảo đảm tính khách quan, vô tư trong việc thực hiện quyền hạn và nhiệm vụ của thành viên Ban kiểm soát, Luật Doanh nghiệp 2020 quy định tiêu chuẩn và điều kiện làm thành viên Ban kiểm soát bao gồm: (1) Có độ tuổi từ 21 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và không thuộc trường họp bị câm thành lập và quản lý công ty; (2) không phải là vợ hoặc chồng, cha, cha nuôi, mẹ, mẹ nuôi, con, con nuôi, anh, chị, em ruột của thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng giám đốc) và người quản lý khác; và (3) không được giữ các chức vụ quản lý công ty.

6. Bảo vệ cố đông thiêu số

Sự yếu thế của cổ đông thiểu số trong việc chi phối hoạt động quản lý, điều hành công ty trong khi có sự tách biệt giữa quyền sở hữu và chức năng quản lý điều hành, cũng như sự yêù thể của cổ đông thiểu số trong việc nắm bắt thông tin có thể ảnh hưởng tiêu cực tới lợi ích của họ trong công ty. Vì vậy vấn đề tạo lập một môi trường pháp lý cần thiết cho việc huy động vốn của các công ty cổ phần không thể không quan tâm tói việc bảo vệ cổ đông thiểu số. Nếu không có cơ chế pháp lý hữu hiệu để bảo vệ cổ đông thiểu số thì ý chí đầu tư của dân chúng có thể bị giảm sút bởi sự thiêù an tâm trong một môi trường pháp lý "cá lớn nuốt cá bé".
Pháp luật Việt Nam đã chú ý tói việc bảo vệ cổ đông thiểu số bằng nhiều nguyên tắc và quy tắc pháp lý khác nhau. Trước hết pháp luật ghi nhận cổ đông có các quyền liên quan tới chuyển nhượng cổ phần và yêu cầu công ty mua lại cổ phần, tiếp cận thông tin, tham dự họp Đại hội đồng cổ đông và biểu quyết, khởi kiện... Để bảo đảm các quyền lợi của mình cổ đông có thể tự mình bảo vệ hoặc yêu cầu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ. Việc ấn định các nghĩa vụ cơ bản của người quản lý công ty, kiểm soát các giao dịch tư lợi và bảo đảm tính minh bạch, tính có thể giải trình được trong hoạt động quản lý, điều hành công ty đã được pháp luật quy định khá cụ thể trong Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

7. Yêu cầu riêng đốì với các công ty đại chúng

Pháp luật thường đặt ra các yêu cầu khắt khe hơn trong việc quản trị công ty đại chúng. Chẳng hạn Đặc biệt đòi hỏi các công ty đại chúng phải tham chiêù Điều lệ mẫu do Thông tư này đưa ra để xây dựng Điều lệ của công ty.
Trân trọng!
Bộ phận tư vấn pháp luật Doanh nghiệp - Công ty luật Minh Khuê