Mục lục bài viết
1. Điều kiện để nhượng quyền thương hiệu
Nhượng quyền thương hiệu là thuật ngữ để nói về một hình thức kinh doanh của cá nhân hay tổ chức nào đó được phép dùng thương hiệu của một sản phẩm, dịch vụ của bên nhận quyền để kinh doanh trong một khoảng thời gian nhất định. Nhưng với điều kiện bên được nhận quyền phải đồng ý với các thỏa thuận của bên nhượng lại thương hiệu. Theo quy định thì có 04 loại hình nhượng quyền kinh doanh cơ bản như sau:
- Nhượng quyền mô hình kinh doanh toàn diện;
- Nhượng quyền mô hình kinh doanh không toàn diện;
- Nhượng quyền có tham gia quản lý;
- Nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn;
Để có thể tiến hành nhượng quyền thành công thì phải xét đến những yếu tố nhưng vẫn phải đảm bảo về mặt pháp lý:
- Thương hiệu phải được đăng ký kinh doanh;
- Đảm bảo đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm;
- Đã đăng ký thương hiệu và được cấp văn bằng bảo hộ.
Như vậy, để tiến hành việc nhượng quyền thương hiệu không gặp khó khăn thì phải đáp ứng đủ các điều kiện trên. Trong trường hợp không đáp ứng đủ một trong những điều kiện đó thì có khả năng gặp phải rủi ro pháp lý lớn. Đăng ký thương hiệu là vấn đề quan trọng nhất khi những quyền. Có nhiều doanh nghiệp hay đơn vị nhượng quyền sẽ gặp phải những vấn đề cụ thể như sau:
- Một là, Đăng ký thương hiệu không kịp thời. Việc đăng ký thương hiệu không kịp thời có thể dẫn đến hậu quả là thương hiệu bị đăng ký trước hoặc mới dừng lại ở việc nộp tờ khai cấp văn bằng bảo hộ. Về bản chất thì khi chưa được cấp văn bằng (sau 18 - 24 tháng nộp hồ sơ) thì cá nhân chưa được nhà nước công nhận về quyền sử yếu với nhãn hiệu đó; và khi chưa được quyền sở hữu thì sẽ không có quyền định đoạt hay sử dụng nhãn hiệu đó;
- Hai là, Đăng ký thương hiệu chậm dẫn đến bị mất thương hiệu. Theo quy định của Việt Nam thì việc đăng ký thương hiệu sẽ theo hệ thống nộp trước được ưu tiên. Do vậy, việc nộp hồ sơ đăng ký sau có thể dẫn đến hệ quả là doanh nghiệp không sử hữu nhãn hiệu dự định những quyền mà buộc phải mua lại hoặc xây dựng một nhãn hiệu mới;
- Ba là, không đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký kinh doanh loại hình không phù hợp. Khi một cửa hàng kinh doanh thành công và có lãi nhưng lại đang vận hành dưới hình thức nào hộ kinh doanh hoặc doanh nghiệp tư nhân hoặc là công ty hợp doanh thì được mở rộng địa điểm hay việc góp vốn sẽ bị hạn chế;
- Bốn là, không đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ không thể thuyết phục đối tác về việc quy trình sản xuất đảm bảo và được cơ quan nhà nước chứng nhận về việc đăng ký những quyền thương hiệu. Việc đảm bảo điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm là quy định bắt buộc mà nó còn có thể tác động không nhỏ đến uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp đó.
2. Thủ tục tiến hành việc nhượng quyền thương hiệu
Trong trường hợp muốn nhân rộng mô hình kinh doanh bằng hình thức chuyển nhượng quyền sở hữu: chuyển nhượng thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa là việc chủ sở hữu chuyển giao hoàn toàn quyền sử hữu của mình đối với thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa đó cho tổ chức hoặc cá nhân khác. Chủ sở hữu thương hiệu Được độc quyền sử dụng chúng trong một thời gian được bảo hộ đúng với quy định trong văn bản mà bộ trên toàn lãnh thổ Việt Nam khi được pháp luật Việt Nam công nhận. Tổ chức hay cá nhân khác muốn sử dụng thương hiệu trong thời gian bảo hộ nhằm mục đích thương mại phải được bên phía chủ sở hữu thương hiệu đó cho phép. Việc chuyển nhượng sẽ được thực hiện dưới hình thức ký kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử hữu công nghiệp.
Căn cứ quy định tại Khoản 9 Điều 1 Thông tư số 18/2011/TT-BKHCN có quy định về thành phần hồ sơ để tiến hành thủ tục chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp, bao gồm:
- 02 bản tự khai đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử hữu công nghiệp (mẫu số 01-HĐCN quy định tại Phụ lục D của Thông tư);
- 01 hợp đồng (bản gốc hoặc bản sao được chứng thực theo quy định). Nếu hợp đồng làm bằng ngôn ngữ khác tiếng việt thì sẽ phải kèm theo bản dịch hợp đồng ra tiếng Việt; nếu hợp đồng có nhiều trang thì từng trang phải có chữ ký xác nhận của các bên hoặc có đóng dấu giáp lai;
- Bản gốc văn bằng bảo hộ;
- Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở Hiếu về việc chuyển nhượng quyền sử hữu công nghiệp; nếu quyền sử hữu công nghiệp tương ứng thuộc sở hữu chung;
- Giấy Ủy quyền nếu không nộp hồ sơ thông qua đại diện;
- Bản Sao chứng từ nộp lệ phí trong trường hợp nộp lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp tại tài khoản của Cục sở hữu trí tuệ;
Để thực hiện được việc chuyển nhượng thương hiệu thì cần phải có văn bằng bảo hộ đối với thương hiệu đã được xác lập trước đó. Khi đó sẽ đáp ứng đủ các điều kiện để những quyền thương hiệu cho người khác.
3. Nhượng quyền thương hiệu Highland Coffee bao nhiêu tiền?
Kinh doanh cà phê nhượng quyền là hình thức người chủ quán sẽ chọn với thương hiệu cà phê nổi tiếng để được kinh doanh mặt hàng của thương hiệu đó sẵn có và thu lợi từ nó. Hình thức kinh doanh nhượng quyền thương hiệu là việc bên được nhận quyền được cho phép kinh doanh hàng hóa dịch vụ theo hình thức và phương pháp của bên nhượng quyền, Ở một khu vực cụ thể trong một thời gian nhất định đi nhận được tiền lệ phần trăm nào đó từ việc doanh thu hoặc lợi nhuận. Việc kinh doanh theo hình thức nhượng quyền thương hiệu sẽ mang đến những lợi ích như:
- Thương hiệu sẵn có trên thị trường và đã có nhóm khách hàng, có sẵn quy trình vận hành và các công thức pha chế. Như vậy, chỉ cần bỏ ra một khoản đầu tư bao gồm tiền mua lại thương hiệu và tiền đầu tư quán theo quy chuẩn của đồng nghiệp. Ngoài ra, không cần phải bỏ ra thêm công sức gây dựng từ đầu, hay phải lên kế hoạch để xây dựng thương hiệu;
- Kinh doanh nhượng quyền thương hiệu sẽ giúp nhà đầu tư tiết kiệm được nhiều công sức; chủ quán chưa hề có kinh nghiệm về việc kinh doanh thì việc kinh doanh theo hình thức nhượng quyền thương hiệu sẽ giúp hạn chế được những rủi ro cho quán.
Highland Coffee là thương hiệu thuần Việt, Được sáng tạo, quản lý và vận hành bởi người việt. Với hơn hai mươi lăm phát triển thì thương hiệu Highland Đã và đang trở thành trứng hiệu cà phê quốc dân và đạt được thành công lớn trong thị trường Việt Nam. Với nguyên liệu cà phê sử dụng hoàn toàn là cà phê cao nguyên Việt Nam, đã đóng góp phần lớn sự duy trì cho ngành công nghiệp nước nhà; và cũng tạo nên hương vị đặc biệt là không lẫn với bất kỳ thương hiệu nào khác. Hay lên có sự kết hợp giữa cũ và mới; vẫn giữ được hương vị cà phê truyền thống nhưng làm pha trộn thêm hương vị mới làm hài lòng những khách hàng trẻ tuổi với những món thức uống mang tính hiện đại và có sự kết hợp từ không gian của quán. Với hơn 400 cửa hàng chạy dọc khắp 32 tỉnh thành của cả nước thì hiện tại Highland đang là chuối cà phê sở hữu nhiều chi nhánh nhất Việt Nam.
Chính vì đang là thương hiệu nổi tiếng hay được ví như ông lớn trong lĩnh vực kinh doanh cà phê này mức chi phí ban đầu mà các nhà đầu tư cần chi trả cho những quyền cà phê ước tính dao động từ 3 tỷ - 5 tỷ đồng. Bao gồm các chi phí:
- Chí phí nhượng quyền là 7% trong tổng doanh thu của quán kéo dài trong thời gian 05 năm;
- Chi phí quản lý hàng tháng là 5% tổng doanh thu trong vòng 05 năm;
Không những việc bỏ ra chi phí đầu tư là một con số không hề nhỏ, thì điều kiện kinh doanh của thương hiệu Highland về địa điểm kinh doanh phải nằm ở những vị trí tốt, gần khu dân cư; gần các khu vực đông dân cư và nhiều tòa nhà văn phòng, hay gần các căn hộ và trung tâm mua sắm; Điều kiện về diện tích tối thiểu từ 150 - 250 m2 trở lên. Với mức phí đầu tư ban đầu khá lớn để có thể kinh doanh nhượng quyền Highland Coffee và điều kiện kinh doanh của Highland những quyền về việc địa điểm kinh doanh khá khắt khe nhưng với tiềm năng và nguồn thu cũng như sự phổ biến của thương hiệu Highland thì thời gian thu hồi vốn cũng khá nhanh; do đó, nhiều nhà đầu tư đã không ngần ngại bỏ ra chi phí để đầu tư vào thương hiệu Highland.
Trên đây là tư vấn của Luật Minh Khuê muốn gửi tới quý khách hàng. Nếu quý khách hàng còn bất kỳ vướng mắc hay câu hỏi pháp lý khác thì vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ về nhượng quyền thương hiệu trực tuyến qua số hotline: 1900.6162 để được hỗ trợ và giải đáp thắc mắc kịp thời. Xin trân trọng cảm ơn sự hợp tác của quý khách hàng!