Theo Văn bản hợp nhất nghị định số 02/VBHN-BXD ngày 20-07-2018 của Bộ Xây dựng về quản lý dự án đầu tư xây dựng, quy định như sau:

1. Các thông tin chung về công trình: Tên công trình, hạng mục công trình (nêu rõ loại và cấp công trình); chủ đầu tư, nhà thầu thiết kế xây dựng công trình; địa điểm xây dựng, diện tích sử dụng đất.

2. Quy mô, công nghệ, các thông số kỹ thuật và các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu của công trình.

3. Quy chuấĩị kỹ thuật quốc gia và các tiêu chuẩn chủ yếu được áp dụng.

4. Các giải pháp thiết kế chính của hạng mục công trình và toàn bộ công trình.

5. Dự toán xây dựng công trình.

6. Những yêu cầu phải hoàn chỉnh bổ sung hồ sơ thiết kế và các nội dung khác (nếu có).

Luật Minh Khuê phân tích, giải đáp quy định pháp luật về vấn đề trên như sau:

 

1. Nội dung phê duyệt thiết kế xây dựng. 

Trước đây thì tại văn bản hợp nhất nghị định số 02/VBHN-BXD ngày 20-07-2018 của Bộ xây dựng về quản lý dự án đầu tư xây dựng có quy định thành một điều luật riêng về nội dung phê duyệt thiết kế xây dựng. Cụ thể là tại điều 28, theo đó thì nội dung phê  duyệt thiết kế xây dựng bao gồm:

- Các thông tin chung về công trình như tên công trình, hạng mục công trình; chủ đầu tư, nhà thầu thiết kế xây dựng và các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu của công trình

- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và các tiêu chuẩn chủ yếu được áp dụng

- Các giải pháp thiết kế chính của hạng mục công trình và toàn bộ công trình

- Dự toán xây dựng công trình

- Những yêu cầu phải hoàn chỉnh bổ sung hồ sơ thiết kế và các nội dung khác nếu có. 

Tuy nhiên thì văn bản hợp nhất nghị định số 02/VBHN-BXD ngày 20-07-2018 của bộ xây dựng về quản lý dự án đầu tư xây dựng đã hết hiệu lực vào ngày 03 tháng 03 năm 2021. 

Hiện nay thì có Nghị định 15/2021/NĐ-CP có quy định về nội dung thiết kế xây dựng. Theo đó thì tại điều 40 phê duyệt thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở thì việc phê duyệt thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở của chủ đầu tư được thể hiện tại quyết định phê duyệt gồm các nội dung như là:

- Người phê duyệt

- Tên công trình hoặc bộ phận công trình

- Tên dự án

- Loại, cấp công trình

- Địa điểm xây dựng

- Nhà thầu lập báo cáo khảo sát xây dựng

- Nhà thầy lập thiết kế xây dựng

- Đơn vị thẩm tra thiết kế xây dựng

- Quy mô, chỉ tiêu kỹ thuật; các giải pháp thiết kế nhằm sử dụng hiệu quả năng lượng, tiết kiệm tài nguyên

- Thời hạn sử dụng theo thiết kế của công trình

- Giá trị dự toán xây dựng theo từng khoản mục chi phí

- Các nội dung khác.

Trong trường hợp thực hiện quản lý dự án theo hình thức ban quản lý dự án chuyên ngành, ban quản lý dự án khu vực hoặc ban quản lý dự án một dự án, chủ đầu tư được ủy quyền cho ban quản lý dự án trực thuộc phê duyệt thiết kế xây dựng

Người được giao phê duyệt thiết kế xây dựng đóng dấu, ký xác nhận trực tiếp vào hồ sơ thiết kế xây dựng được phê duyệt gồm thuyết minh và bản vẽ thiết kế. Mẫu dấu phê duyệt thiết kế xây dựng quy định tại mẫu số  08 của phục lục I nghị định này. 

 

2. Một số quy định pháp luật khác

2.1. Quy cách hồ sơ thiết kế xây dựng

Quy cách hồ sơ thiết kế xây dựng thì đã được quy định cụ thể tại điều 33 của nghị định 15/2021/ NĐ-CP theo đó thì quy cách hồ sơ thiết kế xây dựng được quy định như sau

- Hồ sơ thiết kế xây dựng được lập cho từng công trình bao gồm: thuyết minh thiết kế, bản tính, các bản vẽ thiết kế, các tài liệu khảo sát xây dựng liên quan, dự toán xây dựng công trình, chỉ dẫn kỹ thuật và quy trình bảo trì công trình xây dựng nếu có

- Bản vẽ thiết kế xây dựng phải có kích cỡ, tỷ lệ, khung tên được thể hiện theo các tiêu chuẩn áp dụng trong hoạt động xây dựng. Trong khung tên từng bản vẽ phải có tên, chữ ký của người trực tiếp thiết kế, người kiểm tra thiết kế, chủ trì thiết kế, chủ nhiệm thiết kế. Người đại diện theo pháp luật của nhà thầu thiết kế xây dựng phải xác nhận vào hồ sơ và đóng dấu của nhà thầu thiết kế xây dựng trong trường hợp nhà thầu thiết kế xây dưng là tổ chức.

- Các bản thuyết minh, bản vẽ thiết kế xây dựng, dự toán phải được đóng thành lập hồ sơ theo khuôn mẫu thống nhất, được lập danh mục, đánh số, ký hiệu để tra cứu và bảo quản lâu dài

- Bộ trưởng bộ xây dựng tổ chức xây dựng tiêu chuẩn quốc gia về quy cách, nội dung hồ sơ thiết kế xây dựng tương ứng với từng bước thiết kế xây dựng. 

Còn đối với chỉ dẫn kỹ thuật được quy định như sau:

- Chỉ dẫn kỹ thuật là cơ sở để thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình, thi công và nghiệm thu công trình xây dựng. Chỉ dẫn kỹ thuật do nhà thầu thiết kế xây dựng hoặc nhà thầu tư vấn khác được chủ đầu tư thuê lập, Chỉ dẫn kỹ thuật được phê duyệt là một thành phần của hồ sơ mời thầu thi công xây dựng làm cơ sở để quản lý thi công xây dựng, giám sát thi công xây dựng và nghiệm thu công trình. 

- Chỉ dẫn kỹ thuật phải phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng cho công trình xây dựng được phê duyệt và yêu cầu của thiết kế xây dựng

- Chủ đầu tư yêu cầu nhà thầu thiết kế xây dựng hoặc nhà thầu tư vấn khác thực hiện lập riêng chỉ dẫn kỹ thuật đối với công trình cấp đặc biệt, cập I và cấp II . Đối với các công trình còn lại thì chỉ dẫn kỹ thuật có thể được lập riêng hoặc quy định trong thuyết minh thiết kế xây dựng. 

Hồ sơ thiết kế xây dựng là thành phần của hồ sơ hoàn thành công trình và phải được lưu trữ theo quy định của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng và pháp luật về lưu trữ.

 

2.2. Quản lý công tác thiết kế xây dựng. 

Căn cứ: điều 34 nghị định 15/2021/NĐ-CP

Nhà thầu thiết kế xây dựng chịu trách nhiệm về chất lượng thiết kế xây dựng do mình thực hiện; việc thẩm tra, thẩm định và phê duyệt thiết kế xây dựng của cá nhân, tổ chức chủ đầu tư, người quyết định đầu tư hoặc cơ quan chuyên môn về xây dựng không thay thế và không làm giảm trách nhiệm của nhà thầu thiết kế xây dựng về chất lượng thiết kế xây dựng do mình thực hiện. 

Trường hợp nhà thầu thiết kế xây dựng làm tổng thầu thiết kế thì nhà thầu này phải đảm nhận những công việc thiết kế chủ yếu của công trình và chịu trách nhiệm toàn bộ về việc thực hiện hợp đồng với bên giao thầu. Nhà thầu thiết kế phụ chịu trách nhiệm về tiến độ, chất lượng thiết kế xây dựng trước tổng thầu và trước pháp luật đối với phần việc do mình đảm nhận

Trong quá trình thiết kế xây dựng công trình thuộc dự án quan trọng quốc gia, công trình có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp, nhà thầu thiết kế xây dụng có quyền đề xuất với chủ đầu tư thực hiện các thí nghiệm, thử nghiệm mô phỏng để kiểm tra, tính toán khả năng làm việc của công trình nhằm hoàn thiện thiết kế xây dựng, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và an toàn công trình. 

Sau khi hồ sơ thiết kế xây dựng được thẩm định, phê duyệt theo quy định, chủ đầu tư kiểm tra khối lượng công việc đã thực hiện, sự phù hợp về quy cách, số lượng hồ sơ thiết kế xây dựng so với quy định của hợp đồng xây dựng và thông báo chấp thuận nghiệm thu hồ sơ thiết kế xây dựng bằng văn bản đến nhà thầu thiết kế xây dựng nếu đạt yêu cầu. 

Nếu các bạn còn có những câu hỏi thắc mắc  cần được giải đáp thì các bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi thông qua số điện thoại của tổng đài tư vấn trực tiếp 19006162 để có thể được hỗ trợ một cách nhanh chóng nhất có thể.  Minh Khuê xin chân thành cảm ơn sự theo dõi của các bạn.