Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Hình sự của Công ty luật Minh Khuê

>> Luật sư tư vấn pháp luật Hình sự, gọi:  1900 6162

 

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý: 

- Hiến pháp 2013

- Bộ luật tố tụng dân sự. 

2. Nội dung.

Tranh tụng trong xét xử được đảm bảo là nguyên tắc mới, lần đầu tiên được quy định là nguyên tắc riêng biệt trong bộp luật Tố tụng hình sự năm 2015. Việc cụ thể hóa nguyên tắc này đóng một ý nghĩa rất quan trọng, thể hiện rõ nét tư tưởng đề cao tranh tụng trong hoạt động tố tụng hình sự. Đặc biệt nó còn để cao quan điểm chỉ đạo, định hướng tư tưởng trong quá trình xây dựng và áp dụng pháp luật của các chủ thể tham gia vào quá trình hoạt động tố tụng hình sự. 

2.1 Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử của luật tố tụng hình sự là gì ?

Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được thay thế cho nguyên tắc bình đẳng trước Tòa án được quy định tại Điều 26 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 với những nội dung mới nhằm bảo đảm cho việc tranh tụng trong xét xử, mặt khác đó là thực hiện yêu cầu của cải cách tư pháp. Vậy tranh tụng là gì ?

Tranh tụng được hiểu theo nghĩa tiếng việt đó chính là sự kiện cáo. Đó chính là việc tranh luận giữa các bên có lập trường tương phản nhau và yêu cầu Tòa án làm trọng tài phán xử. 

Đối với mặt pháp lý tranh tụng lại được hiểu theo nghĩa khác đó là: Đầu tiên: tranh tụng được hiểu là một mô hình tố tụng, thứ hai: được hiểu đó là nguyên tắc thuộc tố tụng hình sự, thứ ba: đó là giai đoạn thực hiện vai trò của các chức năng đối lập với nhau và có quyền ngang tố tụng hình sự hay còn gọi là hoạt động tố tụng hình sự.

Như vậy có thể hiểu rằng tranh trụng trong tố tụng hình sự là sự vận động tác động qua lại giữa hai chức năng cơ bản đó là: chức năng buộc tội và chức năng bào chữa. Các chủ thể thực hiện chức năng tố tụng này đều được tạo điều kiện " bình đẳng" với nhau trong việc bày tỏ ý kiến và tạo ra ý kiến của mình trong quá trình giải quyết vụ án, đặc biệt là quá trình này được diễn ra tại tòa sơ thẩm.

Nguyên tắc tranh tụng trong qua trình xét xử được thừa nhận rộng rãu trên thế giới không chỉ là mô hình tranh tụng mà còn ở mô hình tố tụng pha trộn. Dù có chưa được thể hiện trong văn bản pháp luật cụ thể hoặc đã được thể hiện tại Bộ luật tố tụng hình sự thì nguyên tắc tranh tụng vẫn đang là cơ sở định hướng cho việc xây dưng quy định cỉa Bộ luâtt Tố tụng hình sự cũng như viecj thực hiện quá trình giải quyết vụ án để tìm ra sự thật khách quan.

2.2 Nội dung của nguyên tắc tranh tụng

Theo Điều 26 của Bộ luật tố tụng dân sự thì nguyên tắc " tranh tụng trong xét xử được đảm bảo" có thể hiểu như sau":

- Đầu tiên về thời điểm bắt đầu tranh tụng: 

Trước khi nguyên tắc tranh tụng trong xét xử ra đời thì còn rất nhiều các ý kiên khác nhau về phạm vi tranh tụng, chủ yếu là thời điểm bắt đàu tranh tụng. Với các quy định trong quá trình khởi tố. điều tra, truy tố xét xử...đều có quyền bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ, đánh giá chứng cứ, đưa ra yêu cầu để làm rõ sự thật khách quan của vụ án. Bộ luật 2015 khẳng định rằng: quá trình tranh tụng được diễn ra trong xuốt quá trình tố tụng, bắt đầu từ giai đoạn khởi tố và xuyên xuốt quá trình xét xử. Vì vậy tranh tụng không chỉ tồn tại ở giai đoạn xét xử mà còn xuất hiện ở giai đoạn khởi tố để việc tranh tụng có hiệu quả hơn.

- Thứ hai: chủ thể tham gia tranh tụng

Chính vì tranh tụng diễn ra ngay từ khởi tố vụ án nên chủ thể tham gia quan hệ tranh tụng bao gồm: Điều tra viên, Kiểm sát viên, người khác có thẩm quyền tiến hành tố tụng...từ quy định này thấy rõ tính chất của hai bên khi tham gia tranh tụng: một bên là đại diện chủ thể hành vi vi phạm pháp luật, còn một bên là đại diện cho chủ thể Nhà nước thực hiện chức năng buộc tội.

- Cuối cùng là cơ chế thực hiện tranh tụng

Để tranh tụng diễn ra có hiệu quả tốt nhất thì một trong những điều kiện quan trọng nhất đó chính là bên buộc tội và gỡ tội phải bình đẳng với nhau trước Tòa án. Tòa án phải đứng ở vị trí trung gian, đọc lập, khách quan, đảm bảo cho hai bên thực hiện được trọn vẹn chức năng của mình. Vì thê, trong xuốt quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, các bên buộc tội và gõ tội đều có quyền bình đẳng trước pháp luật trong việc đưa ra các chứng cứ, đánh giá chứng cứ và yêu cầu của mình nhằm làm rõ sự thật khách quan của vụ án và Tòa án chịu trách nhiệm điều hòa vụ án. Nguyên tắc này còn đảm bảo cho sự có mặt đầy đủ của các bên Theo bộ luật quy định, nếu vắng mặt vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan hoặc do trường hợp khác.

Có thể thấy rằng, Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 đã điều chỉnh một cách toàn diện về nguyên tắc tranh tụng, tạo nên cơ chế hoàn chỉnh đảm bảo cho các bên thực hiện tranh tụng có hiệu quả tốt trọng thực tế.

2.3 Phạm vi và nội dung trong tranh tụng

a) Phạm vi tranh tụng:

Tranh tụng có thể tiến hành tại phien Tòa nên quá trình này giới hạn bởi chính phiên tòa. Nó được công bố từ khi khai mạc phiên tòa cho đến khi kết thúc phiên tòa khi tòa án công bố phán quyết, trong đó tranh luận của các bên tại phiên tòa là giai đoạn thể hiện rõ nét nhất của quá trình tranh tụng giữa các bên về vụ án.

Quá trình tranh tụng tại phiên tòa được chia thành những giai đoạn sau:

- Giai đoạn chuẩn bị tranh tụng: đây là giai đoạn Tòa án và các bên tiến hành các thủ tục cần thiết để chuẩn bị cho hoạt động tranh tụng.

- giai đoạn kiểm tra chứng cứ, tài liệu vụ án: ở giai đoạn này thì dưới sự điều khiển và giám sát của Hội đồng xét xử, các ben tiến hành kiểm tra loeif khai của những người làm chứng, các tài liệu mà các bên xuát trình trước Tòa án.

- Giai đoạn tranh luận giữa các bên:Dựa trên chứng cứ và tài liệu đã được kiểm tra bên buộc tội và bão chữa đưa ra những đánh giá pháp lý đối với hành vi phạm tội của bị cáo và quan điểm của mình về việc giải quyết vụ án.

- Giai đoạn đánh giá kết quả trong tranh tụng (Nghị án): là giai đoạn có ý nghĩa quyết định đối với toàn bộ quá trình tranh tụng, giai đoạn mà toàn án thực hiện chức năng xét xử và ra phán quyết của vụ án.

- Cuối cùng đó là công bố kết quả tranh tụng ( tuyên bố công khai) Hội đồng xét xử công khai phán quyết về vụ án và kết thúc quá trình tranh tụng của các bên.

b) Nội dung tranh tụng:

Các nội dung diễn ra tại phiên tòa chính là quyết định truy tố và là cơ sở pháp lý tồn tại của giai đoạn xét xử. Nội dung buộc tội là cơ sở để xác định sự tham gia của các bên tại phiên tòa cũng như giới hạn nội dung các bên cần chứng minh trong quá trình tranh tụng tại phiên tòa. Các nội dung gồm: 

- Có hành vi phạm tội xảy ra không ? Thời gian, địa điểm và những tình tiết khác của hành vi phạm tội. ?

- Ai là người thực hiện hành vi phạm tội ? Có lỗi hay không có lỗi ? Cố ý hay vô ý ? có năng lực trách nhiệm hình sự không ?

- Mục đích và động cơ phạm tội ? 

- Những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ. Trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo và những đực điểm về nhân thân của bị can, bị cáo.

- Tính chất và mức độ thiệt hại do các hành vi phạm tội gây ra ?

2.4 Địa vị pháp lý và chức năng của các chủ thể trong tranh tụng. 

a) Các chủ thể tham gia

- Các chủ thẻ tiến hành tố tụng bao gồm: Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Viện công tố hay Viện kiểm sát, công tố viên, Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm hay bồi thẩm.

- Các chủ thể tham gia tố tụng: Bị can, bị cáo, người bào chữa, người bị hại...

b) Chức năng của các chủ thể tham gia vào quá trình tranh tụng:

- Bên buộc tội bao gồm các chủ thẻ tham gia vào quá trình buộc tội: Cơ quan điều tra và điều tra viên, Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, người bị hại, nguyên đơn và người đại diện hợp pháp.

- Bên bào chữa bao gồm: người bị tình nghi phạm tội, bị can, bị cáo, người bị kết án, người bào chữa và người đại diện hợp pháp.

- Tòa án là chủ thể duy nhất thực hiện chức năng xét xử.

2.5 Chức năng buộc tội và chức năng bào chữa. 

a) Chức năng buộc tội

Buộc tội gồm 2 nội dung chính đó là buộc tội nhân danh nhà nước và buộc tội nhân danh cá nhân.

Buộc tội nhân danh Nhà nước là nội dung chủ yếu của chức năng buộc tội, giữ vai trò chi phối của toàn bộ quá trình tố tụng hình sự.

Hoạt động buộc tội của các chủ thể này được thể hiện dưới các hình thức khác nhau: Quyết định khởi tố bị can, kết luận điều tra, áp dụng biện pháp ngăn chặn...

b) Chức năng bào chữa: 

Chức năng bào chữa trong Tố tụng hình sự xuát hiện đồng thời với chức năng buộc tội, đó là sự chống lại việc buộc tội và quyền bào chữa thuộc vê người bị buộc tội. 

Tại phiên tòa bị cáo và người bào chữa đưa ra các chứng cứ, viện dẫn các căn cứ pháp lý và lập luận để bác bỏ sự buộc tội, chứng minh vô tội hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với bị cáo; đưa ra kết luận...Ngoài bị can, bị cáo và người bào chữa, chức năng bào chữa còn do các chủ thể khác: đại diện bị can, bị cáo, bị đơn dân sự hoặc người bảo về quyền lợi của họ nhưng ở mức độ hạn chế hơn.

2.6 Sự thể hiện của nguyên tắc tranh tụng trong quy định của pháp luật Việt Nam

Tranh tụng là khâu đột phá trong hoạt động xét xử, chất lượng tranh tụng sẽ góp phần nâng cao hoạt động xét xử và chống oan sai, bảo vệ quyền của con người cơ bản của người bị buộc tội.

- Đầu tiên, về thời điểm xuất hiện tranh tụng: trong tố tụng hình sự, việc xác định sự thật khách quan của vụ án được trải qua các giai đoạn khác nhau, trong mỗi giai đoạn đó có mục đích và nhiệm vụ khác nhau do các chủ thẻ khác nhau thực hiện. Tranh tụng được xác định trong cả giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử thì Điều tra viên, Kiểm sát viên, người bị buộc tội, người bào chữa...tham gia tố tụng đuề có quyền tham gia vào quá trình tranh tụng. Đây chính là điểm mới, tiến bộ hơn so với Hiến pháp 2013, khi Hiến pháp chỉ quy định : Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được đảm bảo".

- Thứ hai về chủ thẻ tranh tụng:  Bản chất của sự tranh luận qua lại giữa các bên là bào chữa và buộc tội để tìm ra sự thật của vụ án. Chính vì thế tranh tụng chỉ đặt ra các bên buộc tội gồm: Cơ quan điều tra như Điều tra viên, Viện kiểm sát, Kiểm sát viên và bên bào chữa gồm bị can, bị cáo và ngươi bào chữa. Cụ thể là được quy định tại điều 26 Bộ luật tố tụng hình sự 2015. xác định cụ thể vị trí, vai trò của các bên trong quan hệ tranh tụng tại vụ án hình sự.

- Thứ ba: Về nội dung của hoạt động tranh tụng: Để đảm bảo nguyên tắc tranh tụng được áp dụng hiệ quả trên thực tế, bên cạnh việc Bộ luật TTHS vẫn quy định quyền thu thập, đánh giá chứng cứ cho các cơ quan tiến hành tố tụng, trong đó có cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện chức năng buộc tội thì tại Điều 26 BLTTHS bị can, bị cáo, người bào chữa có quyền đưa ra chứng cứ, đánh giá chứng cứ do cơ quan tố tụng thu thập và yêu cầu Tòa án thu thập, bổ sung chứng cứ nếu đã nêu ở giai đoạn điều tra, truy tố mà vẫn không được chấp nhận. Đây chính là sự phát triển của công cuộc cải cách tư pháp của Đảng và Nhà nước ta được thể hiện rõ trong Nghị quyết 08 và 49 của Đảng.

 

 

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Hình sự - Công ty luật Minh Khuê