Mục lục bài viết
- 1. Phải làm gì khi bị lừa đảo qua mạng ?
- 2. Tư vấn hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản ?
- 3. Trả tiền vay quá thời hạn có phải là lừa đảo chiếm đoạt tài sản ?
- 4. Bị lừa đảo chiếm tiền xin việc có đòi lại được không ?
- 1. Các yếu tố cấu thành tội đưa hối lộ là gì?
- 2. Các yếu tố cấu thành tội nhận hối lộ là gì?
- 5. Tư vấn về việc mua bán điện thoại bị tố cáo tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản ?
1. Phải làm gì khi bị lừa đảo qua mạng ?
Trả lời:
Luật hình sự năm 2015 (Luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông thường, và tội sử dụng mạng internet thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản như sau:
Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Tái phạm nguy hiểm;
đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
Điều kiện với tội lừa đảo này là người phạm tội ngay từ đầu đã có ý định chiếm đoạt số tiền và có hành vi gian dối xảy ra trước hành vi chiếm đoạt. Nếu, việc chiếm đoạt tài sản thông qua hợp đồng vay, mượn, thuê hoặc các hợp đồng thì áp dụng tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản như sau:
"Điều 175. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:"
2. Tư vấn hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản ?
Trả lời:
Tuy nhiên, trong trường hợp này anh trai bạn và chị đó đã cưới nhưng không đăng ký kết hôn nên giữa hai người đó không được công nhận là vợ chồng và về mặt pháp lý họ không có ràng buộc gì về tài sản. Nên trong trường hợp chị ấy mang hết số vàng cưới của anh bạn đi là trái pháp luật. Căn cứ vào Điều 139 Bộ luật hình sự năm 2015; Bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2017 thì hành vi của chị ấy cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Cụ thể như sau:
Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
Do đó, bạn hoàn toàn có thể tố cáo và cung cấp đầy đủ các thông tin và chứng cứ cần thiết (nếu có) về vụ việc nói trên cho cơ quan công an. Bạn có thể viết một đơn tường trình hoặc khiếu kiện gửi đến Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án để họ thụ lý giải quyết.
Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vấn đề của bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty chúng tôi.
3. Trả tiền vay quá thời hạn có phải là lừa đảo chiếm đoạt tài sản ?
Trả lời:
Hợp đồng của bạn là hợp đồng vay có kỳ hạn giả tiền gốc và lãi theo từng tháng và theo thỏa thuận là bạn thanh toán cho bên A 1.335.000đồng/ tháng. Như vậy, lãi suất là 1335000 : 32 000 000 = 4,17%/tháng.
Căn cứ theo điều 465 và điều 470 Theo quy định tại Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về nghĩa vụ vay và thực hiện hợp đồng vay có ký hạn.Nếu trong hợp đồng của bạn có thỏa thuận là bạn vi phạm hợp đồng không thanh toán đủ số tiền 1.335.000đồng/ tháng thì bên A mới có quyền yêu cầu bạn hoàn trả 1 lần số tiền 56.000.000 đồng. Và nếu hợp đồng không có thỏa thuận thì bên A không có quyền yêu cầu bạn hoàn trả 56.000.000 đồng trong một lần.
Theo quy định tại điều 174 Bộ luật hình sự năm 2015:
Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
Bạn bị tai nạn và vẫn cố gắng trả khoản tiền 400.000 đồng cho bên A chứng tỏ Bạn không có hành vi gian dối và cũng không nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản. Như vậy hành vi của bạn không cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
4. Bị lừa đảo chiếm tiền xin việc có đòi lại được không ?
Xin chào luật Minh Khuê! Tôi xin được hỏi luật sư một điều này: Tôi có một thằng em trai nó trót dại tin tưởng ông Trưởng phòng tổ chức một cơ quan Nhà nước sẽ nhận vào cơ quan làm việc với điều kiện phải lo tiền cho ông ấy 90 triệu đồng.
Sau đó ông ta không lo cho em tôi vào làm được và chỉ trả lại có 20 triệu đồng. Vì em của tôi nó bức xúc quá nên nó nhắn tin rất nhiều cho ông trưởng phòng tổ chức và nói rằng nếu ông ta không trả tiền hết thì nó sẽ tố cáo ông với pháp luật nhưng đến nay ông ta vẫn không chịu trả. Tôi xin hỏi luật sư trường hợp này giao dịch này có hiệu lực không và em tôi và ông kia sẽ bị tội gì?
Trả lời:
Theo thông tin bạn cung cấp thì em của bạn có nhờ ông trưởng phòng tổ chức( ông A) xin việc hộ và đã giao cho ông ấy số tiền là 90 triệu đồng, nhưng sau khi nhận tiền thì ông ấy không giúp được và mới trả lại có 20 triệu đồng, em bạn đã nhắn tin gọi điện nhiều lần nhưng ông ấy đều lảng tránh và không nghe máy.
1. Các yếu tố cấu thành tội đưa hối lộ là gì?
2. Các yếu tố cấu thành tội nhận hối lộ là gì?
5. Tư vấn về việc mua bán điện thoại bị tố cáo tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản ?
Tuy nhiên khi bên nhận lấy được hàng thì báo lại là hàng không đúng và yêu cầu tôi trả lại tiền. Tôi chấp nhận yêu cầu trả lại tiền và yêu cầu bạn kia trả lại hàng cho tôi. Nhưng lúc đó tôi không có tiền và bảo để nhận lại tiền COD và gửi sau nhưng bên kia không chịu và đòi viết đơn tố cáo tôi tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (tôi chưa nhận tiền COD) và dùng số điện thoại rác giả dạng công an hù dọa tôi.
Vì tôi không muốn liên quan đến pháp luật nên tôi đã mượn tiền và trả trước cho bạn ấy. Nhưng bạn ấy vẫn viết đơn và lên mạng rêu rao. Sau khi nhận được tiền thì bạn ấy bảo không rút được đơn ra khỏi chỗ công an và phải mất 1 thùng bia (có ghi âm cuộc gọi) cho công an mà vẫn không lấy được điện thoại ra. Và bảo điện thoại hư lấy làm gì trong khi điện thoại tôi gửi vẫn hoạt động bình thường. Hành vi của tôi có cho là lừa đảo chiếm đoạt tài sản không vì tôi chưa cầm được bất kỳ khoản tiền nào từ bên người mua. Và sản phẩm tôi bán giá trị tương đương với sản phảm đã rao.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
>> Luật sư tư vấn hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, gọi: 1900.6162
Trả lời:
1. Yêu cầu thứ nhất: Hành vi của bạn có cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hay không?
Theo quy định củaBộ luật hình sự năm 2015, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định như sau:
"Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:"
Theo đó, để cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, một người phải có hành vi: Có hành vi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản. Cụ thể hành vi này được thể hiện dưới dạng như sau:
- Dùng thủ đoạn gian dối là đưa ra thông tin giả (không đúng sự thật) nhưng làm cho người khác tin đó là thật và giao tài sản cho người phạm tội. Việc đưa ra thông tin giả có thể bằng nhiều cách khác nhau như bằng lời nói, bằng chữ viết (viết thư), bằng hành động … (ví dụ: kẻ phạm tội nói là mượn xe đi chợ nhưng sau khi lấy được xe đem bán lấy tiền tiêu xài không trả xe cho chủ sở hữu) và bằng nhiều hình thức khác như giả vờ vay, mượn, thuê để chiếm đoạt tài sản
- Chiếm đoạt tài sản, được hiểu là hành vi chuyển dịch một cách trái pháp luật tài sản của người khác thành của mình. Đặc điểm của việc chiếm đoạt này là nó gắn liền và có mối quan hệ nhân quả với hành vi dùng thủ đoạn gian dối
Phân tích vào trường hợp của bạn, dựa trên những tình tiết mà bạn cung cấp, bạn có hành vi gửi nhầm hàng những ngay sau đó, bạn đã hoàn trả lại tiền cho bên kia và không quan trọng, hành vi của bạn không có thủ đoạn gian dối cũng như không có mục đích chiếm đoạt tài sản mà chỉ là do nhầm lẫn thì hành vi của bạn không cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định của Bộ luật Hình sự 1999 như đã phân tích ở trên.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi với yêu cầu của bạn. Mọi vướng mắc về pháp luật hình sự, Quý khách hàng có thể trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến, gọi: 1900.6162 để nhận được sự tư vấn cụ thể và chi tiết từng trường hợp.
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự - Công ty luật Minh Khuê