Tôi không chấp nhận và tôi đã viết đơn xin nghỉ việc ngày 25/6/2016 đến ngày 28/6/2016 (viết trước 3 ngày theo quy định của công ty). Nhưng công ty không chấp nhận và nói tôi phải làm hết 1 tháng mới được nghỉ tức đến ngày 25/7/2016, tôi vẫn chấp hành và đi làm nhưng đến ngày lấy lương của công ty hàng tháng (ngày 7) đến giờ đã 4 ngày rồi tôi vẫn không được nhận lương. Tôi gọi cho phòng nhân sự thì họ nói: đơn xin nghỉ của tôi không được chấp nhận và "tưởng" tôi không đi làm nữa nên bị giữ lương. Sau khi tôi giải thích và nói họ check lại thì đúng là tôi vẫn đi nhưng giữ lại lương rồi nên đang tìm cách giải quyết sớm nhất cho tôi và sẽ trả lương. Nhưng đã 4 ngày rồi tôi không hề được nhận phản hồi gì từ công ty.
Vậy tôi muốn hỏi tôi không vi phạm gì tại sao lại giữ lương của tôi? Đó có phải là hành vi vi phạm luật lao động không ạ?Tôi có ý định sau 5 ngày công ty vẫn không trả lương thì tôi sẽ làm đơn lên Bộ lao động- thương binh xã hội để đòi lại quyền lợi của mình, tôi làm vậy có đúng không?
Xin hãy tư vấn giúp tôi để tôi có quyết định đúng nhất. Tôi xin trân thành cảm ơn!
Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn pháp luật lao độngcủa Công ty Luật Minh Khuê.
>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến,gọi: 1900.6162
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của chúng tôi nghiên cứu và tư vấn như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Nội dung tư vấn:
The quy định tại Điều 96 Bộ luật lao động 2012:
"Điều 96. Nguyên tắc trả lương
Người lao động được trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn.
Trường hợp đặc biệt không thể trả lương đúng thời hạn thì không được chậm quá 01 tháng và người sử dụng lao động phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng lãi suất huy động tiền gửi do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương."
Việc công ty không trả lương đúng hạn và nợ lương của bạn đã vi phạm quy định của pháp luật. Hành vi này sẽ bị xử phạt theo Nghị định 95/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng như sau:
3. Phạt tiền người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Trả lương không đúng hạn theo quy định tại Điều 96 của Bộ luật Lao động;...theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc trả đủ tiền lương cho người lao động theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều này;
b) Buộc trả khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả cho người lao động tính theo lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều này."
Bạn có thể gửi đơn khiếu nại lên ban điều hành công ty về hành vi của họ. Nếu họ không giải quyết, bạn có thể gửi đơn yêu cầu giải quyết lên Phòng Lao động, Thương binh và xã hội thuộc UBND huyện nơi công ty đóng trụ sở để họ xem xét và tiến hành thủ tục hòa giải. Nếu hòa giải không thành, bạn có thể khởi kiện hành vi vi phạm của công ty lên Tòa Án nhân dân huyện nơi công ty đóng trụ sở.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật lao động bảo hiểm qua Emailđể nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật lao động.