Hai tác giả Froment Ellsworth Kast và James E. Rosenzweig đều là những nhà khoa học về quản lý của Mỹ, giáo sư trường Đại học Washington và là nhân vật tiêu biểu của trường phái lý luận quyền biến trong khoa học quản lý phương Tây.
Theo đó, nói về trường phái lý luận quyền biến là trường phái xem xét vấn đề theo quan điểm hệ thống. Quyền biến ở đây có nghĩa là tùy cơ ứng biến, không có gì cố định, không có lý luận quản lý và phương pháp quản lý nào là tốt nhất, có thể thích hợp với mọi hoàn cảnh. Trường phái này thông qua việc nghiên cứu rất nhiều ví dụ và khái quát chúng, quy nạp các xí nghiệp khác nhau thành mấy loại hình cơ bản và tìm cho mỗi loại hình xí nghiệp một mô thức quản lý thích hợp.
Với tác phẩm “Quan điểm hệ thống và quyền biến trong tổ chức và quản lý” là một trong những tác phẩm tiêu biểu của trường phái lý luận quyền biến, nó được xuất bản lần đầu tiên năm 1970, được các nhà khoa học về quản lý rất chú ý, sau đó đã tái bản nhiều lần, có ảnh hưởng rất lớn. Cuốn sách “Quan điểm hệ thống và quyền biến trong tổ chức và quản lý” này có 24 chương. Nội dung của “Quan điểm hệ thống và quyền biến trong tổ chức và quản lý” bao gồm: cơ sở của khái niệm, sự phát triển của lý luận tổ chức và quản lý, hoàn cảnh xung quanh, phạm vi và mục tiêư, khoa học, công nghệ và kết cấu, hệ thống tâm lý xã hội, hệ thống quản lý, quan điểm phân tích so sánh và quyền biến, việc đổi mới và tương lai của tổ chức.
Phần “Môi trường bên ngoài và hệ thống con bên trong của tổ chức” có 13 chương và là phần chủ yếu của cuốn sách này. Dưới đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về phần “Môi trường bên ngoài và hệ thống con bên trong của tổ chức” có 13 chương và là phần chủ yếu của cuốn sách này trên những tiêu chí dưới đây.
1. Cấu trúc phần “Môi trường bên ngoài và hệ thống con bên trong của tổ chức”
Phần “Môi trường bên ngoài và hệ thống con bên trong của tổ chức” có 13 chương và là phần chủ yếu của cuốn sách.
Trong đó có 2 chương nói về siêu hệ thống, hoàn cảnh, và mục tiêu của tổ chức;
- Có 2 chương nói về khoa học công nghệ và tổ chức, cơ cấu và thiết kế tổ chức;
- Có 4 chương nói về hành vi cá nhân và sự khích lệ, địa vị và vai trò của động lực quần thể, ảnh hường của hệ thống và sự lãnh đạo;
- Có 5 chương nói về hệ thống thông tin của quyết sách quản lý, phương pháp quyết sách thông qua tính toán, hành vi quyết sách, kế hoạch quản lý, điều khiển tổ chức. Trong 5 chương này, tác giả đã phân tích quá trình ràng buộc lẫn nhau giữa sự cân bằng trong trạng thái động của một tổ chức mớ với hoàn cảnh bên trong và bên ngoài.
2. Bình luận của tác giả về Phần “Môi trường bên ngoài và hệ thống con bên trong của tổ chức”
Theo hai tác giả Froment Ellsworth Kast và James E. Rosenzweig cho rằng, trong lịch sử loài người, việc thiết lập một tổ chức và một phương thức quản lý hữu hiệu là một thành tựu lớn.
- Tổ chức là một hệ thống trong đó người ta cùng làm việc hoặc hợp tác với nhau trong quan hệ nương tựa lẫn nhau để tồn tại, mang tính cơ cấu và tính thống nhất.
Hay tổ chức là các hoạt động cần thiết để xác định cơ cấu, guồng máy của hệ thống, xác định những công việc phù hợp với từng nhóm, từng bộ phận và giao phó các bộ phận cho các nhà quản trị hay người chỉ huy với chức năng nhiệm vụ và quyền hạn nhất định để thực hiện nhiệm vụ được giao. Tổ chức thường được hiểu như là tập hợp của nhiều người cùng làm việc vì những mục đích chung trong hình thái cơ cấu ổn định. Việc tổ chức này gọi là tổ chức bộ máy. Hoạt động tổ chức còn là việc bố trí sắp xếp việc thực hiện các công việc trong một cơ cấu tổ chức như: Doanh nghiệp sản xuất (gọi là tổ chức sản xuất), Dự án (gọi là tổ chức thực hiện dự án, trường hợp đặc thù là trong dự án xây dựng gọi là tổ chức xây dựng (tổ chức thi công là một phần của nó) và tổ chức thi công (tức tổ chức thực hiện xây dựng trên công trường).
Đối với Phần “Môi trường bên ngoài và hệ thống con bên trong của tổ chức”, các tác giả cho rằng, về mặt đầu tư nguồn lực cũng như về mặt sản xuất, mỗi tổ chức đều dựa vào một siêu hệ thống trên một phạm vi rộng.
Do đó, khi vận dụng quan điểm hệ thống và quan điểm quyền biến để nghiên cứu vấn đề tổ chức thì trước hết phải nghiên cứu hoàn cảnh xung quanh. Vấn đề hoàn cảnh xung quanh có thể hiểu từ hai khía cạnh.
- Khía cạnh thức nhất là hoàn cảnh xã hội nói chung có ảnh hướng đến tổ chức;
- Khía cạnh thứ hai là hoàn cảnh công tác cụ thể trực tiếp ảnh hướng đến các tổ chức cá biệt. Do hoàn cảnh bên ngoài có thể không ngừng thay đổi, nên giữa một tổ chức và các bộ phận hợp thành của nó thường xuất hiện những giới tuyến khác nhau và do đó có thể xuất hiện một khuynh hựớng bảo thủ tiêu cực là chống lại cải cách nhằm làm cho công việc kinh doanh giữ được những quy tắc bình thường, theo chuẩn mực định sẵn.
3. Bàn luận của tác giả về nội bộ một tổ chức
Như đã nói ở mục trên, theo hai tác giả Froment Ellsworth Kast và James E. Rosenzweig cho rằng, trong lịch sử loài người, việc thiết lập một tổ chức và một phương thức quản lý hữu hiệu là một thành tựu lớn. Tổ chức chính là một hệ thống trong đó người ta cùng làm việc hoặc hợp tác với nhau trong quan hệ nương tựa lẫn nhau để tồn tại, mang tính cơ cấu và tính thống nhất.
Tác giả cho rằng, trong nội bộ một tổ chức còn có thể chia ra hệ thống con về mục tiêu và giá trị, hệ thống con về kỹ thuật, hệ thống con về cơ cấu tổ chức, hệ thống con về tâm lý xã hội, hệ thống con về tổ chức quản lý.
Đối với hệ thống con về mục tiêu và giá trị - đó là một hệ thống cực kỳ quan trọng. Nó vừa thể hiện động cơ cá nhân của nhà quản lý vừa thể hiện quan niệm, ý thức và phương pháp tư tưởng của quần thê. Đó là một hệ thống quan trọng, không thể nhìn thấy nhưng chính nó làm cho các bộ phận của tổ chức liên kết lại với nhau, là cơ sở khiến cho tổ chức trở thành một hệ thống xã hội hợp pháp.
4. Giới thiệu về các hệ thống con
Sau đây sẽ là giới thiệu vắn tắt về các hệ thống con vừa kể trên tại mực (3) như sau:
a. Hệ thống con về mục tiêu và giá trị
Đây là cơ sở chỉ đạo việc ra quyết định quản lý và tất cả các hoạt động khác của tổ chức. Tổ chức là một cơ cấu được lập nên để thực hiện những mục tiêu nhất định. Mục tiêu của tổ chức lại chịu ảnh hưởng của quan niệm giá trị và quan niệm giá trị của tố chức lại bắt nguồn từ môi trường vãn hóa - xã hội rộng lớn.
b. Hệ thống con về kỹ thuật
Hệ thống này bao gồm những tri thức, kỹ năng, thiết bị cần thiết cho việc hoàn thành nhiệm vụ của tổ chức.
Nội dung và hình thức của hệ thống con này là do mục đích và nhiệm vụ của tổ chức quyết định, được điều chỉnh khi mục đích và nhiệm vụ của tổ chức thay đổi, đồng thời có ảnh hưởng đến hệ thống con về tâm lý xã hội và hệ thống con về cơ cấu tổ chức.
c. Hệ thống con về tâm lý xã hội
Hệ thống này bao gồm những hành vi và động cơ của cá nhân trong tổ chức, địa vị và tác dụng của cá nhân trong hệ thống xã hội, mối quan hệ qua lại giữa các cá nhân trong một quần thể.
Những nhân tố đó kết hợp lại tạo thành tổng thể của tổ chức. Hệ thống con này vừa chịu ảnh hưởng của mói trường xã hội bên ngoài, vừa chịu ảnh hưởng của những nhân tố thuộc nội bộ tổ chức như nhiệm vụ, kỹ thuật, cơ cấu.
d. Hệ thống con về cơ cấu
Cơ cấu nói chung được hiểu là phạm trù triết học dùng để biểu thị cấu trúc bên trong, tỷ lệ và mối quan hệ giữa các bộ phận hợp thành hệ thống, cơ cấu được biểu hiện như là tập hợp những mối quan hệ liên kết hữu cơ, các yếu tố khác nhau của một hệ thống nhất định.
Theo đó, trong lĩnh vực cơ cấu tổ chức trong doanh nghiệp:
- Cơ cấu tổ chức chính là một sơ đồ trực quan của một công ty được dùng để xác định vai trò, quyền hạn và trách nhiệm được phân công, sắp xếp theo từng cấp khác nhau và phối hợp hiệu quả để thực hiện mục tiêu chung của doanh nghiệp.
Hệ thống con này bao gồm phương thức, phương pháp phân công nhiệm vụ và hiệp tác trong tổ chức, được thể hiện qua sơ đổ tổ chức, bản thuyết minh về các chức vị và công việc, trình tự công tác v.v... Cơ cấu của tổ chức được quyết định bởi mục liêu của tổ chức, đồng thời lại ảnh hưởng đến hệ thống con về kỹ thuật và hệ thống con về tâm lý xã hội.
e. Hệ thống con về quản lý
Hệ thống con này phụ trách việc xác định mục tiêu, chiến lược và kế hoạch của tổ chức, thiết kế cơ cấu của tổ chức và trình lự điều khiển tổ chức. Đó chính là hệ thống quyết sách và điều khiển của tổ chức. Hệ thống con về quản lý giữ vị trí trung tâm trong toàn bộ tổ chức. Nó có liên quan và tác động đến các hệ thống con của tổ chức, đồng thời kết nối tổ chức với môi trường bên ngoài và là hệ thống con quan trọng nhất của tổ chức.
5. Kết thúc vấn đề
Như vậy, theo Froment Ellsworth Kast và James E. Rosenzweig viết nhận định như sau: “Lý luận tổ chức truyền thống nhấn mạnh hệ thống con về cơ cấu và hệ thống con về quản lý, do đó nó coi trọng việc quy định nguyên tắc. Các nhà khoa học về quan hệ giữa con người với con người và các nhà khoa học về hành vi nhấn mạnh hệ thống con về tâm lý xã hội, tập trung sự chú ý vào việc khích lệ động lực quần thể và các nhân tố khác. Trường phái quản lý một cách khoa học nhấn mạnh hệ thống con về kỹ thuật và phương pháp định lượng của quá trình quyết sách và điều khiển. Như vậy, mỗi trường phái về tổ chức và quản lý đều thiên về một hệ thống con đặc định, không thừa nhận tầm quan trọng của các hệ thống con khác. Trường phái quản lý hiện đại coi tổ chức là một hệ thống xã hội, kỹ thuật mở nên phải nghiên cứu tất cả các hệ thống con chủ yếu và mối quan hệ qua lại giữa chúng với nhau”.
Trên đây là nội dung Luật Minh Khuê sưu tầm và biên soạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.6162 để được giải đáp.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Luật Minh Khuê (Sưu tầm và Biên soạn)