Mục lục bài viết
về thuế đối với đất đai làm nền tảng pháp lí cho việc thực thi những loại thuế này. Tập hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ xã hội hình thành ttong quá trình các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tập trung các khoản thu về thuế có liên quan đến đất đai vào ngân sách nhà nước tạo thành pháp luật thuế đối với đất đai.
1. Khái niệm pháp luật thuế đối với đất đai
Ở Việt Nam, trong kháng chiến chống Pháp, Nhà nước đã có chính sách động viên sự đóng góp của giai cấp nông dân - lớp người trực tiếp sử dụng đất vào sản xuất nông nghiệp cho cuộc kháng chiến bằng việc ban hành sắc lệnh số 13 ngày 01 tháng 05 năm 1951 về thuế nông nghiệp. Thuế nông nghiệp trong vòng ba năm đầu kể từ khi ra đời (1951 - 1954) đã là nguồn thu chủ yểu của ngân sách nhà nước và là nguồn lương thực quan trọng phục vụ cho cuộc kháng chiến.
Sau giải phóng thủ đô năm 1954, Việt Nam bị chia cắt thành hai miền Bắc và Nam. Miền Bắc do chính quyền cách mạng lãnh đạo còn miền Nam vẫn nằm dưới sự đô hộ của đế quốc Mỹ. Trong hoàn cảnh đó, Việt Nam không thể có ngay một chính sách thuế thống nhất và duy nhất đối với đất đai mà mỗi miền có một chính sách riêng.
Ở miền Bắc, ngoài sắc lệnh thuế nông nghiệp nêu hên, loại thuế đánh vào nhà đất ở các thành phố và thị trấn sau giải phóng thủ đô là thuế thổ trạch ban hành kèm theo Điều lệ tạm thời về thuế thổ hạch do Thủ tướng Phạm Văn Đồng kí ngày 12 tháng 01 năm 1956. Đối tượng nộp loại thuế này là tất cả những ai có nhà, đất hoặc những ai trực tiếp sử dụng nhà, đất; trường hợp có tranh chấp và chưa xác định được chủ sử dụng đất và chủ sở hữu nhà hợp pháp thì đối tượng nộp thuế là người trực tiếp quản lí, sử dụng nhà đất. Thuế thổ trạch được xác định căn cứ vào hai yếu tố: thuế suất; giá nhà và giá đất tiêu chuẩn. Thuế suất thuế thổ ttạch là thuế suất tỉ lệ được quy định riêng đối với nhà và đất.
Ở miền Nam, thuế đánh vào đất đai là thuế điên thổ được áp dụng từ năm 1953. Ngày 21 tháng 10 năm 1972, Chính quyền Mỹ-Nguỵ ban hành sắc lệnh số 014/TT-SL theo đó thuế điền thổ gồm hai loại là thuế thổ trạch và thuế ruộng vườn. Thuế thổ trạch đánh vào đất, nhà, vật kiến trúc nằm ttong phạm vi đô thị. Đối tượng nộp thuế gồm chủ sở hữu các bất động sản nói trên. Căn cứ tính thuế là giá ttị đất, nhà và vật kiến trúc (nếu có) ấn định theo thời giá ngày 01 tháng 01 của năm tính thuế và thuế suất. Thuế ruộng, vườn đánh vào đất trồng lúa và các loại ngũ cốc, đất trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, cây thuốc lá, đất làm muối... Đối tượng nộp thuế là các chủ sở hữu ruộng vườn. Căn cứ tính thuế là giá trị năng suất ruộng vườn chịu thuế tính theo tình trạng ruộng đất trong năm tính thuế và thuế suất.
Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, cả nước thống nhất, Hội đồng nhà nước ban hành Pháp lệnh thuế nông nghiệp năm 1983 thay thế sắc lệnh thuế nông nghiệp năm 1951, áp dụng trên toàn quốc. Năm 1989, Pháp lệnh này đã được sửa đổi nhằm đáp ứng yêu càu đổi mới quản lí kinh tế nông nghiệp theo Nghị quyết của Bộ chính trị số 10 NQ/TW ngày 05 tháng 04 nătn 1988.
Nghị quyết Đại hội lần thứ vn của Đảng đề ra yêu cầu đổi mới trong quản lí và sử dụng đất đai. Trước yêu cầu đó, ngày 29 tháng 06 năm 1991, Hội đồng nhà nước đã ban hành Pháp lệnh thuế nhà, đất thay thế Điều lệ tạm thời về thuế thổ trạch, có hiệu lực từ ngày 15 tháng 07 năm 1991; và ngày 10 tháng 07 năm 1993, Quốc hội đã thông qua Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp thay thế cho Pháp lệnh thuế nông nghiệp, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 1994. Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp ra đời đã làm thay đổi căn bản bản chất của loại thuế đánh vào việc sử dụng đất vào sản xuẩt nông nghiệp, đó là sự thay thế loại thuế hỗn hợp bao hàm cả thuế đất và thuế hoa lợi trên đất bằng loại thuế sử dụng đất thuần tuý.
Kế tiếp sự ra đời của thuế nhà, đất và thuế sử dụng đất nông nghiệp, ngày 22 tháng 06 năm 1994, Quốc hội đã thông qua Luật thuế chuyển quyền sử dụng đất. Đạo luật này được xây dựng ttong bối cảnh các giao dịch về chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở Việt Nam có xu hướng tăng, đòi hỏi phải tăng cường quản lí nhà nước về đất đai, khuyến khích sử dụng đất có hiệu quả và động viên một phàn thu nhập của người có đất chuyển nhượng vào ngân sách nhà nước. Sau đó đến năm 1999, Luật thuế chuyển quyền sử dụng đất đã được sửa đổi, bổ sung. Kê từ năm 1994 cho tới thời gian gần đây, các hộ gia đình và cá nhân có quyền sử dụng đất và có hành vi chuyển quyền sử dụng đất đều phải nộp thuế chuyển quyền sử dụng đất theo pháp luật thuế chuyển quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, nhằm không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật thuế, tại kì họp thứ 2 của Quốc hội khoá XII, Luật thuế thu nhập cá nhân lần đầu tiên đã được ban hành. Đạo luật này đã bãi bỏ một số văn bản pháp luật, trong đó có Luật thuế chuyển quyền sử dụng đất năm 1994, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế chuyển quyền sử dụng đất năm 1999 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Luật thuế thu nhập cá nhân đã bao quát một phạm vi tương đối rộng các loại thu nhập chịu thuế. Ngoài các khoản thu nhập truyền thống chịu thuế theo Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao trước đây, thuế thu nhập cá nhân còn đánh vào cả các khoản thu nhập có được từ chuyển nhượng bất động sản. Cụm từ chuyển nhượng bất động sản được hiểu là: (1) chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất; (2) chuyển nhượng quyền sở hữu hoặc sử dụng nhà ở; (3) và chuyển nhượng quyền thuê đất, thuê mặt nước. Như vậy, kể từ ngày 01/01/2009 - là ngày Luật thuế thu nhập cá nhân có hiệu lực, các chủ thể có hành vi chuyển nhượng quyền sử dụng đất không thực hiện nghĩa vụ tài chính đổi với nhà nước dưới hình thức nộp thuế chuyển quyền sử dụng đất như trước mà thực hiện nghĩa vụ đó dưới hình thức nộp thuế thu nhập cá nhân theo pháp luật thuế thu nhập cá nhân.
Hiện nay, nguồn chủ yếu của pháp luật thuế đối với đất đai có thể tìm thấy trong Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp năm 1993 và các văn bản hướng dẫn thi hành; Pháp lệnh thuế nhà, đất năm 1992, Pháp lệnh sửa đổi bổ sung Pháp lệnh thuế nhà, đất năm 1994 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
2. Vai trò của pháp luật thuế đối với đất đai
Vai trò của pháp luật thuế đối với đất đai là những ảnh hưởng tích cực của mảng pháp luật này tới hiệu quả của công tác quản lí của Nhà nước đối với hoạt động sử dụng đất cũng như đối với thị trường giao dịch quyền sử dụng đất.
Từ giữa thập kỉ 90 của thế kỉ XX cho tới nay, Việt Nam có ba sắc thuế có liên quan đến đất đai được ban hành dưới dạng pháp lệnh và luật (Pháp lệnh thuế nhà, đất, Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp và Luật thuế chuyển quyền sử dụng đất). Cả ba sắc thuế đều đánh vào các hành vi có liên quan tới đất, thể hiện vai trò quản lí của Nhà nước đối với đất đai mặc dù mỗi sắc thuế có những đặc trưng riêng. Kể từ khi được ban hành, pháp luật thuế đối với đất đai đã phát huy được một số tác động tích cực, hỗ trợ cho công tác quản lí đất đai.
Một là pháp luật thuế đối với đất đai là công cụ quan trọng giúp Nhà nước quản lí hoạt động sử dụng đất, khuyến khích việc sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả. Vai trò này do pháp luật thuế sử dụng đất nông nghiệp và pháp luật thuế nhà, đất đảm nhiệm.
Trong quá trình giám sát việc thực thi pháp luật thuế sử dụng đất nông nghiệp, Nhà nước nắm được quỹ đất nông nghiệp ttong thực tế, kiểm soát được sự biến động về số lượng diện tích đất và chất lượng (hạng) đất một cách kịp thời, từ đó có biện pháp đối phó thích hợp để nâng cao hiệu quả quản lí sử dụng đất. Bên cạnh đó, bằng việc áp dụng pháp luật thuế sử dụng đất nông nghiệp, Nhà nước còn khuyến khích nông dân khai hoang, phục hoá, khai thác diện tích đất trống, đồi trọc, đầm lầy, bãi biển vào sản xuất nông nghiệp.
Tương tự như vậy, thông qua công tác quản lí việc chấp hành pháp luật thuế nhà, đất, Nhà nước nắm bắt được thực trạng sử dụng đất đai vào mục đích xây dựng nhà ở và công trình; phát hiện kịp thời những trường hợp gian dối trong việc sử dụng quỹ đất đồng thời hạn chế việc chuyển đất nông nghiệp sang mục đích phi nông nghiệp và các mục đích khác.
Hai là pháp luật thuế đối với đất đai, trong hom một thập kỉ qua còn là công cụ giúp Nhà nước quản lí một cách hữu hiệu thị trường giao dịch quyền sử dụng đất. Vai trò này thuộc về pháp luật thuế chuyển quyền sử dụng đất. Chính trong quá ưình áp dụng pháp luật thuế chuyển quyền sử dụng đất và quá trình giắm sát việc thực thi pháp luật thuế chuyển quyền sử dụng đất, Nhà nước có thể phát hiện những vấn đề mới nảy sinh từ đó kịp thời sửa đổi mảng pháp luật thuế này thích ứng với những đòi hỏi của thực tiễn. Đây là việc làm cần thiết nhằm giảm thiểu tình trạng đầu cơ đất đai, gây nên những bất hợp lí trong quan hệ cung - cầu trên thị trường giao dịch quyền sử dụng đất, thị trường giao dịch một loại tài sản đật biệt. Kể từ ngày 01/01/2009, vai trò này của thuế đối vói đất đai đã được chuyển giao cho sắc thuế đánh vào thu nhập cá nhân. Tuy nhhiên, không thể phủ nhận vai trò nói trên của thuế chuyển quyền sử dụng đất trong suốt mười lăm năm vừa qua.
Ba là pháp luật thuế đối với đất đai góp phần đảm bảo sự động viên công bằng giữa các tầng lớp dân cư cố sử dụng đất vào mục đích sản xuất nông nghiệp hoặc để ở. Cách xác định số thuế phải nộp căn cứ vào diện tích đất, hạng đất và định suất thuế tính bằng kilogram thóc trên một đơn vị diện tích (đối với đất nông nghiệp) hoặc mức thuế căn cứ vào loại đất (đối với thuế nhà đất) đã phần nào đảm bào chủ sử dụng nhiều đất sẽ phải nộp thuế nhiều hơn chủ sử dụng ít đất nếu hai mảnh đất đó thuộc cùng một hạng; chủ sử dụng đất hạng tốt (hạng 1; 2) sẽ phải nộp nhiều thuế hơn chủ sử dụng đất hạng xấu (hạng 5; 6) nếu hai mảnh đất đó có cùng diện tích; chủ sử dụng đất ở khu vực đô thị sẽ phải nộp thuế cao hơn chủ sử dụng đất có cùng diện tích đất và cùng hạng đất nhưng mảnh đất đó ở nông thôn...
Bổn là pháp luật thuế đối với đất đai đã tạo nguồn thu thường xuyên, ổn định cho ngân sách địa phương, phục vụ tốt cho yêu cầu quản lí và điều tiết kinh tế ở địa phương. Ở Việt Nam, đã có giai đoạn, thu từ thuế đối với đất đai đáp ứng được hầu hết nhu cầu chi tiêu của chính quyền cấp huyện và cấp xã.
Luật Minh Khuê (sưu tầm & biên tập)